Có nên giảm cân bằng phương pháp đi bộ không?

Dù tập luyện cường độ cao mang lại hiệu quả giảm cân và cải thiện vóc dáng, chúng ta cũng không đánh giá thấp giá trị của phương pháp đi bộ.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), đi bộ là hình thức tập luyện phổ biến nhất ở người trưởng thành tại quốc gia này. Số liệu thống kê mới nhất cho thấy hơn 145 triệu người coi đi bộ là một phần của cuộc sống. Họ đi bộ đơn thuần để di chuyển hoặc tập luyện, thư giãn...
Theo huấn luyện viên Michele Stanten (Mỹ), khi tin vào khả năng thực hiện của bản thân đối với một phương pháp tập, chúng ta có xu hướng gắn bó với nó nhiều hơn. Đây là lý do khiến nhiều người lựa chọn đi bộ làm phương pháp tập luyện. Chỉ cần một đôi giày chất lượng tốt, người tập đã có thể đi bộ ở mọi nơi.
Vì sao đi bộ phù hợp với người muốn giảm cân
Một trong những lý do khác khiến đi bộ trở nên phổ biến là không đòi hỏi quá nhiều động tác. Đồng thời, phương pháp này không gây áp lực lớn lên các khớp. Huấn luyện viên Lauryn Mohr (Mỹ) đánh giá nguy cơ chấn thương khi đi bộ tương đối thấp.
Dễ tiếp cận
Phương pháp đi bộ đặc biệt phù hợp với người mới làm quen tập luyện. Đi bộ đơn thuần là một dạng cardio (các bài tập tác động tới nhịp tim) hay aerobic. Theo Mohr, chúng ta không cần nhiều kiến thức hay lớp đào tạo nào để học cách đi bộ và bắt đầu tập.
Do đó, người tập chỉ cần đứng dậy và đi bộ theo bản năng. Lúc này, tim và phổi sẽ được yêu cầu phải hoạt động. Việc làm này kéo dài giúp chúng ta tiêu tốn một lượng calo nhất định, qua đó giảm cân. Đặc biệt, đi bộ không đòi hỏi nhiều thiết bị và ít nguy cơ chấn thương.
Tốt cho cả những người đã có kinh nghiệm tập luyện
Đi bộ thường bị đánh giá thấp với những vận động viên hoặc người đã có kinh nghiệm tập. Nguyên nhân là hoạt động này không đủ thách thức và áp lực với họ.
Tuy nhiên, Mohr cho rằng với những người có kinh nghiệm tập, đi bộ vẫn là phương pháp phục hồi tốt khi hoạt động này giúp máu, oxy và các chất dinh dưỡng lưu thông đến cơ bắp đều đặn.
Co nen giam can bang phuong phap di bo khong?
 Đi bộ phù hợp với cả người mới và đã có kinh nghiệm. Ảnh minh họa: Runners world.
Huấn luyện viên này giải thích: "Lưu lượng máu được tăng cường sẽ cải thiện khả năng phục hồi, đồng thời giảm đau nhức tại cơ bắp sau khi tập luyện. Đi bộ còn giúp cơ thể loại bỏ các chất thải được tế bào tạo ra và sử dụng năng lượng dự trữ một cách hợp lý cho những bài tập nặng hơn".
Một nghiên cứu năm 2018 của American Council on Exercise và Đại học Western State Colorado (Mỹ) cho thấy hoạt động với cường độ trung bình giúp các vận động viên duy trì hiệu suất, sức bền và sản sinh năng lượng nhiều hơn so với khi nghỉ ngơi đơn thuần.
Cần chuẩn bị những gì trước khi bắt đầu?
Các chuyên gia khuyến cáo người trưởng thành trung bình nên tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất 150 phút/tuần. Thời gian tập luyện này có thể được chia thành nhiều đợt nhỏ, tùy quỹ thời gian của mỗi người. Nếu lựa chọn phương pháp đi bộ, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề.
Tham khảo ý kiến bác sĩ
Tiến sĩ Sulapas (Mỹ) cho rằng đây là việc cần thiết, đặc biệt với những người có các bệnh lý nền nhất định. Ví dụ, dù đi bộ là phương pháp tập luyện rất có ích cho bệnh nhân huyết áp cao hoặc tiểu đường, những người này vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn hướng dẫn cụ thể.
Lựa chọn giày thoải mái
Đôi giày là công cụ duy nhất để chúng ta bắt đầu tập luyện bằng phương pháp đi bộ. Bạn cần đảm bảo đôi giày này vừa vặn và tránh làm đau bàn chân, cổ chân...
Khởi đầu chậm không phải điều quá tệ
"Nếu chỉ có thể đi bộ trong thời gian ngắn hoặc quanh khu nhà mình, bạn có thể xác định giới hạn của bản thân, qua đó tăng tiến dần những ngày sau đó", tiến sĩ Sulapas nhận định.
Theo ông, khi mức độ thể chất được cái thiện, chúng ta sẽ nhận thấy mình có thể đi bộ nhanh hơn hoặc quãng đường dài hơn. Người tập nên lưu ý thời gian và quãng đường mình đi được để tăng tiến qua mỗi tuần.
Tăng tốc khi bạn muốn
Thông thường, đi bộ không tạo quá nhiều áp lực lên cơ thể, tuy nhiên, việc tăng thử thách cho phương pháp tập luyện này cũng khá đơn giản nếu muốn. Huấn luyện viên Stanten hướng dẫn chúng ta có thể tăng tốc độ đi bộ trong một khoảng thời gian ngắn (30 giây) sau đó quay lại tốc độ cũ vài phút tiếp theo.
Khởi động kỹ
Bản thân việc đi bộ đã được coi là hình thức khởi động. Tuy nhiên, chúng ta có thể cho cơ thể khoảng 5 phút đi chậm để các cơ quan tỉnh táo hơn, giúp máu lưu thông và tăng tốc khi thấy phù hợp.
Ngoài ra, tiến sĩ Sulapas cũng khuyên mọi người nên thực hiện một số động tác khởi động như xoay vai, đung đưa chân, lăn bàn chân bằng bóng, ngồi xổm và xoay mình. Các động tác này giúp làm nóng các cơ bắp và tăng lưu thông máu.
Giãn cơ sau khi tập
Sau khi kết thúc việc đi bộ, chúng ta nên lưu ý giãn các cơ bắp thuộc thân dưới như đùi, bắp chân. Việc làm này giúp cơ bắp nhanh chóng được hồi phục, giảm đau nhức và căng cứng.

Vợ tôi bí mật hẹn hò với bạn học cũ

Vợ bí mật hẹn với bạn học cũ trong 3-4 tiếng đồng hồ và không hé răng với tôi về mối quan hệ giữa họ.

Vo toi bi mat hen ho voi ban hoc cu
 Ảnh minh họa

Vợ chồng tôi đã kết hôn 5 năm. Tôi là người yêu vợ, luôn mong vợ chung thủy với mình. Vì thế, tôi hay hỏi han mỗi khi vợ có chuyện đi ra ngoài. Thứ 7 vừa rồi, vợ nói có hẹn với bạn đồng nghiệp nữ mà tôi biết. Vì thế, tôi không có ý kiến gì. Tuy nhiên, vợ đi quá 3-4 tiếng so với giờ mà vợ nói với tôi sẽ về.

Người phụ nữ 55 tuổi tử cung trẻ như gái 20 nhờ chăm ăn thứ này

Điều đáng nói, không chỉ có tử cung khỏe mạnh, cô Lý trông cũng rất trẻ trung. Cô có khí chất ngời ngời, thậm chí khi đi chơi cùng con gái, mọi người còn nhầm tưởng là 2 chị em.

Tử cung có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ, nó không chỉ có chức năng nội tiết mà còn là nơi chứa phôi thai. Do đó, tử cung khỏe mạnh hay "ốm yếu" cũng có liên quan đến việc chúng ta có trẻ đẹp không. Muốn trẻ mãi không già thì phải bảo vệ tử cung, đừng để nó bị tổn hại.

Câu chuyện của người phụ nữ 55 tuổi ở Bắc Kinh là một minh chứng cho điều này mà khi biết rồi chắc chắn chị em nào cũng có ao ước "được như cô ấy".

3 người tình nguyện tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đều khỏe mạnh

Sức khỏe của 3 tình nguyện viên tiêm thử nghiệm vắc-xin Nano Covax ngừa COVID-19 hiện đều khỏe mạnh, không gặp phản ứng phụ nào.

3 nguoi tinh nguyen tiem vac-xin ngua COVID-19 deu khoe manh
Một trong 3 người tình nguyện tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đầu tiên 
Ngày 18/12, thông tin từ Học viện Quân Y cho thấy sức khỏe của 3 tình nguyện viên tiêm thử nghiệm vắc-xin Nano Covax ngừa COVID-19 hiện đều khỏe mạnh, không gặp phản ứng phụ nào. Sau khi tiêm vắc-xin, 3 tình nguyện viên trên được theo dõi sức khoẻ trong vòng 72 giờ tại Viện Nghiên cứu Y Dược học Quân sự (Học viện Quân Y).