Có nên đặt tượng Bồ-tát trên non bộ?

Nhìn thấy Bồ-tát rồi học theo hạnh Ngài, xét cho cùng cũng là một hạnh tu.

HỎI: Cả gia đình tôi đều là Phật tử, thờ Phật, ba tôi ăn chay trường. Ba rất thích chăm sóc cây cảnh, vừa rồi ba có thỉnh tượng Bồ-tát Quán Thế Âm về đặt trên hòn non bộ ở ngoài sân mà không thờ cúng gì cả. Kính hỏi quý Báo, như vậy có thất kính với Ngài không?
(KIM HẰNG, hangsanko@yahoo.com.vn)
ĐÁP: Bạn Kim Hằng thân mến!
Tôn trí tượng Phật hay Bồ-tát trên những hòn non bộ hoặc các tiểu cảnh bố trí trong vườn (nhà) là việc khá phổ biến hiện nay. Cần phải phân biệt rằng đó chỉ là tượng trưng bày, trang trí được đặt vào trong một phối cảnh riêng để chiêm ngưỡng và suy nghiệm chứ không phải tượng thờ.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Nếu là tượng thờ thì phải có bàn thờ với lễ phẩm thờ cúng đầy đủ trang nghiêm. Còn tượng Bồ-tát đặt trên non bộ thì không có thờ cúng, dù không có lễ nghi nhưng hài hòa với tiểu cảnh (non bộ) sẽ khiến cho người chiêm ngưỡng an tịnh thân tâm, nhẹ nhàng và thanh thản.
Ba của bạn thích chăm sóc cây cảnh, nay lại có Bồ-tát về ngự trên non bộ để mỗi ngày được gần gũi, nhìn ngắm thêm vui thú điền viên rất có lợi cho di dưỡng tinh thần lúc tuổi già. Mỗi ngày ra vào vườn cảnh đều nhìn thấy Bồ-tát, nhớ đến Ngài rồi học theo hạnh Ngài, khiến cho tâm tư nhẹ nhõm, xét cho cùng, cũng là một hạnh tu.
Ngày nay, tranh tượng và phù điêu Phật, Bồ-tát (thường là nhóm tranh tượng sáng tác có cách điệu) còn được nhiều người tôn trí trên bàn làm việc, trên kệ sách, treo tường trong phòng khách, phòng làm việc hay trong sân vườn lộ thiên, nơi các tiểu cảnh non bộ v.v... Tôn trí các tranh tượng theo cách này dù thiên về nghệ thuật trang trí nhưng vẫn tôn nghiêm, không có gì thất kính với chư Phật, Bồ-tát.
Chúc bạn tinh tấn!

Sự cần thiết của Bồ-tát trong xã hội hiện đại

Bồ-tát có hai hạng là Bồ-tát từ quả hướng nhân và Bồ-tát từ nhân hướng quả. Bồ-tát từ quả hướng nhân là các vị đã thành tựu quả vị Phật, nhưng vì tâm đại từ bi đối với chúng sanh ở cõi nhân gian mà các ngài hiện thân làm người để cứu độ họ thoát khỏi khổ đau và sống trong Chánh pháp. 

Từ chuyện Siu Black nghĩ về việc quản lý đồng tiền

Theo triết lý nhà Phật thì dù bất kỳ sự vật hiện tượng gì đều trải qua quy luật thành - trụ - hoại - không.


Trong tuần qua cái tên “Siu Black và câu chuyện nợ nần” được đăng tải trên một số trang báo điện tử. Nhiều bạn đọc ngỡ ngàng, lẽ nào giọng ca đặc trưng Siu Black lại rơi vào hoàn cảnh túng thiếu và mắc nợ?!

Kinh Pháp Cú qua hình bông hoa dễ thương

"Kinh Pháp Cú" là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. 

"Pháp" có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. "Cú" là lời nói, câu kệ.
 "Pháp" có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. "Cú" là lời nói, câu kệ.  
"Pháp Cú" là những câu nói về chính pháp, những lời dạy của đức Phật nên "Kinh Pháp Cú" còn được gọi là "Kinh Lời Vàng" hoặc "Lời Phật Dạy". Mỗi bài kệ trong từng phẩm đều chứa đựng một nội dung tu học rất sâu sắc và phong phú.
"Pháp Cú" là những câu nói về chính pháp, những lời dạy của đức Phật nên "Kinh Pháp Cú" còn được gọi là "Kinh Lời Vàng" hoặc "Lời Phật Dạy". Mỗi bài kệ trong từng phẩm đều chứa đựng một nội dung tu học rất sâu sắc và phong phú.