Có gì trong chiếc túi gấm Từ Hy thái hậu nắm chặt trong tay khi chết

Sau 2 lần kiểm tra để tu bổ lại lăng mộ của Từ Hy thái hậu, người ta mới ngỡ ngàng thất kinh khi nhìn thấy 1 túi nhỏ bên trong tay phải.

Năm 1908, Từ Hy thái hậu qua đời, mặc dù nền văn minh của thế giới đã đến Trung Quốc vào cuối thế kỷ 19, nhưng là một người của hoàng tộc nên đám tang của Từ Hy vẫn diễn ra theo đúng truyền thống và quy định của hoàng gia. Tuy nhiên, một điều cực kỳ lạ lùng là ngoài những vật phẩm bằng vàng mã truyền thống ra, người ta còn cho đốt rất nhiều những loại vàng mã chưa bao giờ xuất hiện tại các đám tang ở Trung Quốc khi đó như: tiền giấy, đồng hồ, tủ... cho vị Thái hậu này.
Của cải bồi táng theo vị thái hậu quyền lực và xa hoa bậc nhất Trung Hoa vẫn còn khiến hậu thế sững sờ bởi số lượng và giá trị nếu tính theo tỷ giá của thời hiện đại có thể lên tới hàng tỷ USD.
Năm 1928, Tôn Điện Anh - quân đoàn trưởng quân đoàn 12 của Quốc dân đảng đã dùng pháo binh mở đường khai quật lăng mộ Từ Hy. Kết quả là, quan tài của Từ Hy đã bị phá hủy, toàn bộ của cải, vàng bạc đá quý kỳ trân dị bảo đều bị lấy đi 1 cách thô thiển, thậm chí Tôn Điện Anh còn cậy miệng của Từ Hy thái hậu để lấy đi viên dạ minh châu trị giá hàng nghìn tỷ đồng một cách thô thiển.
Sự kiện mau chóng lan ra toàn Trung Hoa, các tổ chức đoàn thể liên tục gửi điện tới chính phủ yêu cầu nghiêm trị kẻ trộm lăng. Tưởng Giới Thạch đã hạ lệnh đưa Từ Hy trở lại quan tài và thu giữ lại những báu vật đã bị đánh cắp.
Vào năm 1983, một tổ công tác bao gồm 13 người đã được thành lập để tu bổ lại di hài cũng như lăng mộ của Từ Hy. Tuy nhiên, Bộ văn hóa và lịch sử Trung Quốc đã có thông báo dừng lại việc tu bổ di hài của Từ Hy thái hậu và giữ nguyên hiện trạng.
Để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ lưu giữ xác của Từ Hy một cách trọn vẹn nhất, vào tháng 4 năm 1984, một lần nữa tổ công tác lại tiến hành mở nắp quan tài của bà Thái hậu. Trong đợt kiểm tra lần này, tổ công tác đã tìm thấy trong tay phải của Từ Hy có vật lạ bằng gấm. Đó là một chiếc túi nhỏ, trong đó có 1 chiếc răng và 2 chiếc móng tay của bà.
Thái hậu có thói quen nuôi móng tay, nhưng mỗi bàn tay chỉ nuôi ba móng ở ngón cái, ngón út và áp út. Mỗi chiếc móng tay của bà đều có riêng một cung nữ phụ trách chăm sóc, và được bảo vệ bằng hộ giáp bằng vàng!
Co gi trong chiec tui gam Tu Hy thai hau nam chat trong tay khi chet
 Hình minh họa hộ giáp của Từ Hy thái hậu.
Để bảo vệ móng tay, Từ Hy đã đặc biệt yêu cầu ngự y đặc chế một loại thuốc dưỡng móng đặc biệt khiến móng tay mềm hơn và khó gãy. Bên cạnh một loạt các dụng cụ như kim móc, bàn chải, kéo nhỏ dùng để dũa tỉa móng cho thái hậu đều được "nhập khẩu".
Nhờ dốc lòng bảo dưỡng, móng tay của Từ Hy có thể dài tới hơn 15cm. Tuy nhiên khi liên quân tám nước đế quốc đánh vào Bắc Kinh, móng tay dài đã trở thành đặc điểm nhận diện để truy bắt Từ Hy Thái hậu.
Vì muốn an toàn, Từ Hy phải đổi thường phục, đồng thời cũng phải đem móng tay cắt bỏ. Được biết, khi cắt móng tay cho thái hậu, đồng loạt các cung nữ trong cung đều khóc như mưa. Khi Từ Hy qua đời, các cung nữ và thái giám thân cận đã cẩn thận cất móng tay và răng của bà trong túi gấm được khâu bằng chỉ vàng và để vào tay thái hậu.
Co gi trong chiec tui gam Tu Hy thai hau nam chat trong tay khi chet-Hinh-2
 Ảnh minh họa túi gấm của Từ Hy thái hậu.
Sau này, khi công tác tu bổ lại di hài của Từ Hy tiến hành, người ta mới phát hiện thấy. Di thể cuối cùng của Từ Hy khi đưa lại vào quan tài có chiều cao 1m60. Tất cả những vật dụng quý như trang sức, áo choàng, chân trâu... lấy lại được từ vụ trộm năm 1928 vẫn để y nguyên trong nơi an nghỉ cuối cùng của vị Thái Hậu quyền lực này.

Hé lộ bí mật kinh hoàng từ lăng mộ của Từ Hy Thái Hậu

Trong thời kỳ hiện đại, nổi tiếng nhất là vụ đào lăng mộ Từ Hy thái hậu với quy mô chưa từng có, do tướng quân phiệt Tôn Điện Anh cầm đầu.

Từ Hy Thái Hậu vốn đã nổi tiếng là người sành ngọc, trang sức của bà trên người cũng phong phú và lắm bí ẩn như cuộc đời của bà. Bà là người rất yêu thích các loại đồ vàng ngọc, trân châu, mã não,... vì vậy, trước khi quy tiên bà đã lên kế hoạch đem vào quan tài của mình những thứ trang sức qúy giá nhất để nếu có xuống âm phủ thì bà cũng có tiền của... để chi tiêu dần dần.

Tại sao Từ Hy thái hậu lại cần 100 người hầu khi đi tắm?

Từ Hy thái hậu rất thích tắm rửa, mỗi lần bà tắm đều có 100 cung nhân phục vụ và sử dụng đến 3 bồn tắm.

Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?
Có giai thoại kể lại rằng, Từ Hy thái hậu là người rất biết hưởng thụ, dĩ nhiên cuộc sống xa hoa của Từ Hy thái hậu là điều mà hậu thế không thể nào tưởng tượng được và hiếm có quý tộc nào có thể vượt qua. 

Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-2
 Từ Hy thái hậu nắm giữ quyền lực và lưỡng cung thính chính suốt nửa thế kỷ, và cuộc sống ngày thường của bà là thứ không ai có thể nghĩ đến. Từ việc vệ sinh nhỏ nhất cho đến tắm rửa và thượng triều đều vô cùng cầu kỳ nhiều công đoạn, đặc biệt, Từ Hy thái hậu mỗi lần tắm đều phải có 100 kẻ hầu người hạ bên cạnh.

Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-3
Vậy tại sao phải là 100 người và con số 100 ấy có ý nghĩa gì? Trước khi thái hậu tắm, cần một số lượng tỳ nữ chịu trách nhiệm đun nước, xông hơi, bố trí nhà tắm và phải hoàn thành trong nửa ngày. Sau khi Từ Hy thái hậu tắm xong, họ phải dọn dẹp từng chút một. 

Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-4
Đây là một quá trình phức tạp. Điều đặc biệt hơn, Từ Hy thái hậu không tắm trong bồn gỗ như những người khác trong hoàng tộc mà sử dụng thêm 2 bồn tắm lớn nữa có diện tích lớn giống 1 bể bơi nhỏ, nếu rỗng bên trong cũng cần đến 8 thái giám mới có thể nâng lên. 

Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-5
Bồn thứ 1 để Từ Hy tắm nửa thân trên, sau đó phần còn lại ở 1 bồn tắm khác, bởi theo Từ Hy thái hậu, âm dương nên được phân biệt rạch ròi. Cuối cùng Từ Hy thái hậu ngâm mình ở 1 bồn tắm thứ 3. Cả 3 bồn tắm đều dùng 3 loại nước ấm khác nhau. Trong lúc Từ Hi Thái hậu tắm rửa, tất cả thái giám đều phải quỳ gối đợi lệnh sau 1 tấm màn, chỉ cho phép 4 ma ma đứng bên trong phòng tắm. 

Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-6
Một sự phung phí khác trong thói quen tắm rửa của Từ Hy thái hậu là số lượng khăn bà sử dụng. 

Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-7
Chúng được xếp thành 4 chồng, mỗi chồng gồm 25 chiếc khăn, tổng cộng có đến 100 chiếc. Mỗi chiếc khăn đều có hình rồng vàng được thêu bằng chỉ tơ vàng: Hình rồng ngẩng đầu, hình rồng cúi đầu ngắm trăng, hình rồng đùa giỡn với viên ngọc, hình rồng phun nước. Những chiếc khăn thêu tinh tế cộng thêm hình dạng lạ mắt của 4 chồng khăn và khay gỗ màu đỏ tía tạo ra cảnh tượng rất tráng lệ. 

Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-8
Ngày nào Từ Hy thái hậu cũng tắm nhưng vào những ngày nóng bức, bà sẽ tắm rửa nhiều lần hơn. Đến mùa đông lạnh giá, cách 3 ngày bà mới tắm 1 lần. 

Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-9
Con số 100 trong thực tế gắn liền với rất nhiều ý nghĩa, đây là một con số tròn trĩnh có 3 chữ số. Đây cũng có thể là con số mà nhiều người đánh dấu làm mốc. Không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà ngay cả trong những sự kiện trọng đại thì con số này cũng có rất nhiều ý nghĩa. 

Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-10
Theo phong kiến Trung Hoa, nhiều tài liệu cho biết, con số 100 đại diện cho sự tròn đầy, hoàn mĩ. Là người duy mĩ, rất có thể Từ Hy thái hậu muốn cuộc sống của mình cũng viên mãn và tròn đầy nên bà mới chuộng sử dụng con số 100. 
Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-11
Nhiều người tin vào giả thiết, bởi vì Từ Hy thái hậu xuất thân từ một gia đình người Mãn Châu, vốn không phải là quyền cao chức trọng gì cả. Bà được sinh ra trong thời gian cha ruột làm việc tại Cam Túc. Thói quen của gia đình và điều kiện sống ở địa phương khiến bà rất hiếm khi tắm rửa. Mãi đến khi nhập cung, mới nhận ra hoàng tộc rất xem trọng việc tắm rửa, từ đó bà ra sức "tận hưởng" tắm rửa theo cách riêng của mình.