Clip: Tử chiến cầy Mangut, hổ mang bị cắn nát đầu

Sau khi tung ra cú cắn chí mạng giết chết rắn hổ mang, cầy Mangut cũng chịu phải chịu kết cục bi thảm.

 
Trong clip, một con rắn hổ mang rừng rậm hay còn gọi là hổ mang đen đang có màn tử chiến với một con cầy Mangut.

Là sát thủ lừng danh với những cú ra đòn chí mạng, rắn hổ mang có khả năng hạ gục kẻ thù to gấp hàng trăm lần mình chỉ bằng một vết cắn chứa nọc độc. Tự tin với năng lực gần như ''bất khả chiến bại'' của mình, con rắn hổ mang đã không tỏ ra ngần ngại trong cuộc đối đầu lần này.

Trong khi đó, do có kích thước khá nhỏ nên dù đã chủ động tấn công nhưng con cầy Mangut vẫn không thể hạ gục được con rắn độc. Cả hai đã có một trận chiến giằng co trong dai dẳng. Cuối cùng, sau nhiều lần kết liễu đối thủ không thành, cầy Mangut đã tung ra cú cắn chí mạng, nhắm thẳng vào đầu của đối thủ.

Điều đáng nói là dù giết chết được rắn hổ mang, con cầy Mangut cũng đã phải bỏ mang ngay sau đó.

Đối với các loài rắn nói chung, cầy Mangut (Tên khoa học: Herpestidae) là một trong những kẻ thù không đội trời chung. Ngay cả những loài rắn độc nguy hiểm nhất như rắn hổ mang, Mamba đen, rắn đuôi chuông... cũng là nạn nhân của chúng.

Khả năng miễn dịch nọc độc của cầy Mangut chính là điều khiến các loài rắn khiếp sợ. Đối đầu với chúng thường chỉ khiến các loài rắn bị giết chết và bị ăn thịt. Tuy nhiên trận chiến dưới đây lại có kết thúc khá bất ngờ.

Cổ nhân dạy: Hãy xây nhà nơi rắn nằm sưởi ấm: 200 năm vẫn linh nghiệm!

Bạn có biết vì sao lời khuyên này tới tận bây giờ vẫn đúng hay không?

Seraphim of Sarov là tu sĩ người Nga. Ông sinh ngày 19 tháng 7 năm 1759 và mất ngày 2 tháng 1 năm 1833. Seraphim of Sarov là một trong những vị tu sĩ nổi tiếng nhất của Nga và được tôn kính trong Nhà thờ Chính thống phương Đông. Không những vậy, ông còn được vinh danh là người vĩ đại nhất của thế kỷ 18.

Theo các bản ghi chép, Seraphim of Sarov nhận được những món quà ân sủng đó là khả năng thấu thị, phép lạ và sự chữa lành. Nhờ vậy, ông thấu hiểu được những tri thức vượt bậc của thế giới.

Lạnh người vào nơi nuôi nhiều rắn hổ mang chúa khổng lồ

Hằng năm nơi đây lấy nọc độc rắn bào chế huyết thanh cứu hàng nghìn người.

Trại rắn miền Tây

Trung tâm Nuôi trồng Nghiên cứu Chế biến Dược liệu - Cục Hậu cần - Quân khu 9, hay còn gọi Trại rắn Đồng Tâm - là nơi nuôi, bảo tồn nhiều loại rắn hổ cực độc lớn nhất Việt Nam