CII sắp họp bất thường, trình phương án phát hành 1.600 tỷ đồng trái phiếu

(Kiến Thức) - CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (CII) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường vào ngày 14/10 tới đây để trình phương án phát hành 1.600 tỷ đồng trái phiếu.

Theo tài liệu được công bố, Ban lãnh đạo CII dự kiến trình phương án phát hành 1,6 triệu trái phiếu với giá 1 triệu đồng/trái phiếu. Tổng giá trị phát hành tối đa đạt 1.600 tỷ đồng.

Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, có đảm bảo bằng tài sản và kèm chứng quyền. Đối tượng phát hành là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định. Lượng trái phiếu này có kỳ hạn 5 năm, lãi suất 11%/năm.

Thời gian phát hành dự kiến trong quý 4/2020 và quý 1/2021, hoặc tùy tình hình thực tế uỷ quyền HĐQT quyết định, sau khi được UBCKNN chấp thuận.

Được biết, CII dự kiến chia 1.600 tỷ đồng trái phiếu dự kiến huy động được thành 3 phần. Theo đó, dùng 600 tỷ đồng để hợp tác đầu tư Dự án Xây dựng - Chuyển giao Dự án Đầu tư Xây dựng Hạ tầng Kỹ thuật Khu dân cư Phía Bắc (Khu chức năng số 3 và só 4).

Bên cạnh đó, hoàn thiện đường trục Bắc Nam (đoạn từ chân cầu Thủ Thiêm 1 đến đường Mai Chí Thọ) trong khu Đô thị mới Thủ Thiêm (Dự án BT Thủ Thiêm) với Công ty TNHH MTV Khu Bắc Thủ Thiêm.

CII sap hop bat thuong, trinh phuong an phat hanh 1.600 ty dong trai phieu
 

Công ty sẽ sử dụng 500 tỷ đồng để hợp tác đầu tư Dự án Xây dựng - Kinh Doanh - Chuyển giao Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1 theo hình thức hợp đồng BOT (Dự án BOT TLMT) với CTCP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận.

Và còn lại 500 tỷ đồng để hợp tác đầu tư Dự án Khu dân cư Sơn Tịnh - Quảng Ngãi (Dự án Sơn tịnh) với CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB).

Liên quan đến NBB, mới đây NBB đã bổ nhiệm ông Lê Quốc Bình giữ chức Phó Chủ tịch thường trực HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ông Lê Quốc Bình mới được bầu làm thành viên HĐQT Năm Bảy Bảy từ cuối tháng 7 vừa qua. Hiện tại, ông Bình đang giữ chức Tổng Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT của CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (CII).

Ông Bình bắt đầu là Giám đốc Tài chính và Kế toán trưởng của CII từ khi thành lập là năm 2001 đến năm 2012. Từ năm 2012 đến nay, ông Bình đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc của CII.

Tính tới cuối tháng 6/2020, CII sở hữu khoảng 78,56% vốn của NBB, và cũng là cổ đông lớn duy nhất tại NBB. Cuối tháng 7 vừa qua, NBB đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường, trong đó cổ đông đã thông qua việc tăng cường hợp tác giữa CII và NBB.

Khách tố PVCombank chi nhánh Đồng Nai lừa đảo: Ngân hàng phải chịu trách nhiệm thế nào?

(Kiến Thức) - Thông qua sự việc hai khách hàng VIP “tố” Ngân hàng PVCombank chi nhánh Đồng Nai giữ sổ tiết kiệm, rồi tự ý sử dụng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, tiếp tay cho đối tượng lừa đảo,… gây thiệt hại tài sản hơn 68,67 tỷ đồng, LS Hoàng Tùng cho rằng, Ngân hàng không thể chối bỏ một phần trách nhiệm trong công tác quản lý nguồn tiền, quản lý nhân viên.

Những ngày qua, dư luận đang xôn xao trước thông tin Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm phản ánh về việc chị Lê Thị Xuân Bích (SN 1981) và anh Trần Bá Thắng (SN 1993, cùng ngụ tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) tố Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVCombank) chi nhánh Đồng Nai đã làm trái quy định của pháp luật, tự ý sử dụng tiền gửi tiết kiệm, tiếp tay cho đối tượng lừa đảo, dẫn đến thiệt hại hơn 68,67 tỷ đồng?

Theo đó, chị Bích và anh Thắng được 2 nhân viên ngân hàng là bà Nguyễn Thị Bích Vân (Trưởng phòng dịch vụ khách hàng) và Trần Diệu Hương (Kiểm soát viên) tư vấn vay ngân hàng khác nộp về tài khoản PVCombank. Các sổ tiết kiệm của chị Bích và anh Thắng lại được Ngân hàng PVCombank chi nhánh Đồng Nai giữ. Khi cần rút tiền, 2 nhân viên này lại móc nối với 2 người khác thuyết phục chị Bích cùng anh Thắng cầm cố tài sản của để hỗ trợ cho việc kinh doanh của họ. Chị Bích và anh Thắng đã đồng ý đem tài sản của mình để đưa họ cầm cố hỗ trợ thêm. Đến khi phát hiện các giấy tờ liên quan đến những dự án bất động sản đều không có thật, không có cơ sở pháp lý nào thì sự việc đã quá trầm trọng.
Khach to PVCombank chi nhanh Dong Nai lua dao: Ngan hang phai chiu trach nhiem the nao?
 Chị Lê Thị Xuân Bích và anh Trần Bá Thắng tố Ngân hàng PVCombank lừa đảo. (Ảnh: Thương hiệu và Sản phẩm).
Dưới góc độ pháp lý của sự việc, trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Hoàng Tùng - Trưởng văn phòng Luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết:

126 tập đoàn chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam kinh doanh lĩnh vực nào?

(Kiến Thức) - Các nhà đầu tư, tập đoàn lớn đang có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam, mong muốn đầu tư các dự án quy mô lớn, các dự án thân thiện với môi trường, có tác động lan tỏa, sử dụng công nghệ hiện đại...

Tại cuộc tọa đàm giữa các Trưởng đại diện Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2020 - 2023 với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các tập đoàn, tổng công ty thành viên (diễn ra hôm 29/9), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết hiện có hơn 126 tập đoàn lớn đang chuyển dịch và muốn đầu tư vào Việt Nam”.
126 tap doan chuyen dich dau tu sang Viet Nam kinh doanh linh vuc nao?
 Ảnh minh họa.

Video: Quán nem nắm bán suốt 30 năm; lễ tết thu về hàng chục triệu

Nem nắm Giao Thủy, Nam Định từng được xem là "món ngon tiến vua", khiến ai ghé thăm cũng phải dành thời gian thưởng thức. Một cơ sở làm nem nắm 30 năm tuổi tại thị trấn Ngô Đồng, Giao Thủy, Nam Định bán được 200 - 300 gói nem/ngày, và tăng gấp 2-3 lần vào dịp lễ, Tết, cho doanh thu hàng chục triệu đồng/ngày.

>>> Mời quý độc giả theo dõi video: Quán nem nắm bán suốt 30 năm; lễ tết thu về hàng chục triệu