126 tập đoàn chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam kinh doanh lĩnh vực nào?

(Kiến Thức) - Các nhà đầu tư, tập đoàn lớn đang có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam, mong muốn đầu tư các dự án quy mô lớn, các dự án thân thiện với môi trường, có tác động lan tỏa, sử dụng công nghệ hiện đại...

Tại cuộc tọa đàm giữa các Trưởng đại diện Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2020 - 2023 với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các tập đoàn, tổng công ty thành viên (diễn ra hôm 29/9), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết hiện có hơn 126 tập đoàn lớn đang chuyển dịch và muốn đầu tư vào Việt Nam”.
126 tap doan chuyen dich dau tu sang Viet Nam kinh doanh linh vuc nao?
 Ảnh minh họa.
Trong một diễn biên có liên quan, chiều 2/10, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, nhận câu hỏi về việc 126 nhà đầu tư quốc tế quan tâm tới Việt Nam theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết có sự dịch chuyển sản xuất từ nước này sang nước kia của các tập đoàn đa quốc gia.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương xác nhận, từ đầu năm đến nay, Bộ KHĐT đã tiếp xúc nhiều nhà đầu tư, tổ chức các cuộc xúc tiến đầu tư trực tuyến với các đối tác như Nhật Bản, Singapore, Pháp… Qua các cuộc xúc tiến cho thấy nhiều nhà đầu tư quan tâm đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt thích định hướng thu hút đầu tư trong thời gian tới. Đặc biệt, các nhà đầu tư này đã kết nối với doanh nghiệp Việt Nam, quan tâm tới các dự án có quy mô lớn, thân thiện môi trường, công nghệ hiện đại.
Với việc Thủ tướng cho phép mở một số đường bay quốc tế, cho phép các chuyên gia và nhà đầu tư tới Việt Nam trong bối cảnh kiểm soát được dịch Covid-19, kỳ vọng trong năm nay và năm 2021 sẽ có nhiều nhà đầu tư tới Việt Nam và hiện thực hóa các dự án.
Tuy nhiên, ông Phương không tiết lộ chính xác chân dung các nhà đầu tư vì bảo mật thông tin về kế hoạch đầu tư. Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, đây là sự tôn trọng của Việt Nam đối với các nhà đầu tư trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các thị trường và cạnh tranh giữa chính các nhà đầu tư với nhau.

Sức khỏe tài chính đại gia Nguyễn Thị Sen vừa “lướt sóng” Điện gió Chư Prông

(Kiến Thức) - Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Sen sinh năm 1956 tại Quảng Ngãi. Ngoài việc nắm giữ cổ phần tại Điện gió Chư Prông, Điện gió Chư Prông thì bà còn là cổ đông lớn tại nhiều doanh nghiệp khác.

Dư luận đang đặc biệt chú ý đến thông tin hai dự án Nhà máy điện gió trên địa bàn tỉnh Gia Lai vừa được động thổ là dự án Nhà máy Điện gió phát triển Miền Núi của Công ty CP Điện gió Chư Prông Gia Lai (Điện gió Chư Prông) và dự án Nhà máy Điện gió chế biến Tây Nguyên của Công ty CP Năng lượng gió Chư Prông Gia Lai (Năng lượng gió Chư Prông).
Suc khoe tai chinh dai gia Nguyen Thi Sen vua “luot song” Dien gio Chu Prong
 Lễ khởi công bộ đôi dự án điện gió ở Gia Lai. (Ảnh: Nhà đầu tư).
Hai dự án điện gió trên có tổng mức đầu tư khoảng 3.600 tỷ đồng, dự kiến cung cấp tổng sản lượng điện lên đến 319,5 triệu kW/năm khi đi vào hoạt động, đạt doanh thu 627,6 tỷ đồng, nộp ngân sách 125 tỷ đồng mỗi năm.

Ông Johnathn Hạnh Nguyễn trao tặng 2 bệnh viện Đà Nẵng 10 máy theo dõi bệnh nhân

(Kiến Thức) - Chiều ngày 7/8/2020, Đại diện Quỹ vì cộng đồng của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương trao 10 máy theo dõi bệnh nhân để cùng chung tay chống dịch Covid-19 tại Đà Nẵng.  Tổng giá trị của thiết bị y tế đặc biệt này là 1,4 tỷ đồng.

Ong Johnathn Hanh Nguyen trao tang 2 benh vien Da Nang 10 may theo doi benh nhan
 

Bỏ hoang 10 năm, căn nhà giữa rừng thành dinh thự 25 triệu USD

Dinh thự nằm giữa rừng cây được một doanh nhân ngành thủy sản ở bang Maryland (Mỹ) mua lại với giá 2,5 triệu USD vào năm 2002. Hiện bất động sản này được định giá 25 triệu USD.

Bo hoang 10 nam, can nha giua rung thanh dinh thu 25 trieu USD
 Được xây dựng vào năm 1992, dinh thự "Friary on the Severn" từng là nơi ẩn náu của một trùm buôn lậu, rồi trở thành trường nội trú và sau đó bị bỏ hoang cả thập kỷ trước khi về tay Steve Phillips, một doanh nhân ngành thủy sản nổi tiếng tại bang Maryland (Mỹ).