Khoẻ nhờ thiền

(Kiến Thức) - Dù đã ở tuổi 83, ông Nguyễn Viết Thọ vẫn khỏe mạnh. Có được điều này nhờ ông hay ngồi thiền và sinh hoạt khoa học.

Mỗi ngày ông Thọ dành thời gian 2 lần ngồi thiền, mỗi lần khoảng 30 - 45 phút.
Mỗi ngày ông Thọ dành thời gian 2 lần ngồi thiền, mỗi lần khoảng 30 - 45 phút. 
Ông Nguyễn Viết Thọ (phòng 110 nhà Y3 ngõ 135 Núi Trúc, Hà Nội, khu tập thể Bộ Y tế) nay đã 83 tuổi (ông sinh năm 1930). Tuy tuổi cao nhưng ông vẫn khoẻ mạnh. Có được điều này nhờ ông hay ngồi thiền và lối sinh hoạt khoa học. Hồi còn nhỏ, ông Thọ hay bị ốm đau quặt quẹo. Do bị bệnh hen ảnh hưởng đến sức khoẻ nên ông quyết tâm vào ngành dược để mong trước hết chữa được bệnh cho mình. Tốt nghiệp dược sĩ đại học chính quy năm 1959, ra trường được về đơn vị nghiên cứu, ông đã dành nhiều thời gian tìm tài liệu Đông Tây y trong ngoài nước nhưng vẫn không tìm được cách chữa hen cấp tính cho mình. Sau khi nghỉ hưu năm 1992, ông tìm đến triết học phương Đông, Kinh dịch, Phật học, từ đó tiếp cận Thiền và hiểu được cốt lõi của Thiền. 
Theo ông, mục đích của thiền giúp con người thu nhận năng lượng của thiên nhiên, vũ trụ qua hệ thống luân xa nhằm tăng cường khả năng tự điều hòa cơ thể để khỏe mạnh, chống các bệnh tật. Ông giảng giải cặn kẽ: Ngồi thiền phải tĩnh tâm, hít vào thở ra sâu hơn bình thường, nhưng không cố gắng quá. Càng thở chậm càng tốt, sinh vật nào thở nhanh, đời sống sẽ ngắn lại...
Mỗi ngày ông dành thời gian 2 lần ngồi thiền, mỗi lần khoảng 30 - 45 phút. Lúc ngồi thư giãn, các cơ bắp lỏng ra, toàn bộ thân thể ở trạng thái nghỉ (trừ tim mạch, phổi), đầu óc không suy nghĩ để óc không phát ra dòng điện. Ngồi thiền do yêu cầu phải thư giãn nên dòng điện cơ thể chỉ ở mức tối thiểu vì tim phổi vẫn hoạt động...
Nhờ kiên trì tập luyện, đến nay ông đã khỏi hẳn bệnh hen. Tuy nhiên, như ông nói, khó mà quy công cho một yếu tố nào. Khỏi bệnh nhờ nhiều yếu tố. Song điều ông tâm đắc nhất chính là thiền. Nhờ thiền mà có thêm năng lượng tiếp sức và chữa bệnh, nhất là các bệnh do rối loạn chức năng. Sinh lý của người có mối quan hệ với thời tiết. Khi thời tiết biến đổi bất thường sẽ phát sinh bệnh tật tùy khả năng thích nghi của mỗi người...
Để tăng cường sức khoẻ, ông chú trọng bổ sung vi chất, yếu tố vi lượng, ăn uống đủ chất theo khoa học. Món ăn mà ông ưa thích là cá biển, tôm đồng loại nhỏ, tiết lợn luộc với hành răm (để bổ sung sắt, giúp tăng hồng cầu), cháo tiết lợn; rau, củ, quả được ăn thường xuyên. Kinh nghiệm của ông là, ăn uống, ngủ nghỉ phải hợp lý cân bằng, không có gì thái quá, không có gì phải quá gắng sức vì "già néo đứt dây". 
Đặc biệt, ông không uống bia, rượu, không hút thuốc lá. Ở tuổi 83 nhưng các chỉ số xét nghiệm sức khoẻ của ông ở mức bình thường. Mặc dù tuổi cao nhưng ông vẫn lao động trí óc kết hợp lao động chân tay, hay sưu tầm, viết bài và đặc biệt là đi xe máy bình thường. 

Phật tử vào chùa nên mặc quần áo thế nào?

Với những người không quy y đạo Phật mà khi đến chùa từ xưa đến nay cũng đều ăn mặc một cách trang nghiêm, không hở hang.

Người khách thập phương vào chùa cần ăn mặc kín đáo, lịch sự. Nên mặc quần áo tối màu (màu nâu, đen), không nên mặc quần áo màu sắc sặc sỡ.

Ảnh: Chùa Đại Giác sau bão số 10

Chùa Đại Giác, trụ sở BTS GHPGVN tỉnh (đường Thống Nhất, P.Đức Ninh Đông, TP.Đồng Hới) bị ảnh hưởng nặng sau cơn bão số 10.

ĐĐ.Thích Nguyên Tâm, Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng BTS GHPGVN tỉnh Quảng Bình cho biết, chùa Đại Giác, trụ sở BTS GHPGVN tỉnh (đường Thống Nhất, P.Đức Ninh Đông, TP.Đồng Hới) bị ảnh hưởng nặng sau cơn bão số 10 (Wutip) vừa quét qua các tỉnh từ Nghệ An tới Thừa Thiên-Huế trong chiều 30/9 vừa qua. Trong ảnh là cổng chùa Đại Giác (lúc chưa bị bão quét). Ảnh tư liệu của GNO chụp năm 2012.
ĐĐ.Thích Nguyên Tâm, Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng BTS GHPGVN tỉnh Quảng Bình cho biết, chùa Đại Giác, trụ sở BTS GHPGVN tỉnh (đường Thống Nhất, P.Đức Ninh Đông, TP.Đồng Hới) bị ảnh hưởng nặng sau cơn bão số 10 (Wutip) vừa quét qua các tỉnh từ Nghệ An tới Thừa Thiên-Huế trong chiều 30/9 vừa qua. Trong ảnh là cổng chùa Đại Giác (lúc chưa bị bão quét). Ảnh tư liệu của GNO chụp năm 2012.
Là tâm bão nên gió mạnh - với cường độ gió cấp 12,13, giật cấp 14-15 đã đổ bộ trực diện vào Quảng Bình hơn 3 tiếng đồng hồ, chà xát tỉnh này, gây thiệt hại nặng. Theo thống kê ban đầu, hàng ngàn ngôi nhà bị sập, tốc mái, hàng ngàn hecta cao su đã bị gãy đổ cũng như có gần 10 người thiệt mạng trong bão lũ trên toàn khu vực Bắc Trung bộ. Trong ảnh là chánh điện tạm của chùa trước khi bị bão quét. Ảnh tư liệu của GNO chụp năm 2012.
 Là tâm bão nên gió mạnh - với cường độ gió cấp 12,13, giật cấp 14-15 đã đổ bộ trực diện vào Quảng Bình hơn 3 tiếng đồng hồ, chà xát tỉnh này, gây thiệt hại nặng. Theo thống kê ban đầu, hàng ngàn ngôi nhà bị sập, tốc mái, hàng ngàn hecta cao su đã bị gãy đổ cũng như có gần 10 người thiệt mạng trong bão lũ trên toàn khu vực Bắc Trung bộ. Trong ảnh là chánh điện tạm của chùa trước khi bị bão quét. Ảnh tư liệu của GNO chụp năm 2012.

Mãn nhãn ngắm ngôi chùa bọc 60 tấn vàng

(Kiến Thức) - Bọc 60 tấn vàng và trang trí bằng hàng nghìn viên kim cương, hồng ngọc, chùa Shwedagon được đánh giá là một kiệt tác nghệ thuật khổng lồ của nhân loại.

Nằm trên đồi Singuttara, chùa Shwedagon hay Chùa Vàng ở Yangoon được coi là ngôi chùa linh thiêng nhất của đất nước Myanmar.
 Nằm trên đồi Singuttara, chùa Shwedagon hay Chùa Vàng ở Yangoon được coi là ngôi chùa linh thiêng nhất của đất nước Myanmar.
Từ chân đồi có 4 lối leo lên chùa. Mỗi lối lên có một cặp chinthe (sư tử thần) hết sức bề thế canh gác.
Từ chân đồi có 4 lối leo lên chùa. Mỗi lối lên có một cặp chinthe (sư tử thần) hết sức bề thế canh gác.