Chuyên gia WHO: Hãy tiêm bất kỳ vắc xin nào có sẵn để ngừa COVID-19!

Trong khi các chuyên gia tại Mỹ cho rằng Moderna đạt hiệu quả cao nhất trong việc chống lại biến thể Delta, chuyên gia WHO khuyến cáo, hãy tiêm bất kỳ loại vắc xin có sẵn khi đến lượt để ngăn ngừa dịch bệnh. 

Biến thể Delta không ngừng "càn quét" thế giới   
Theo thông tin từ trang mạng worldometer.info, tính tới 6h sáng ngày 20/8, thế giới ghi nhận trên 688.000 ca bệnh COVID-19 và trên 10.500 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Tổng số ca bệnh từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát đến nay là hơn 210,7 triệu ca, trong đó có hơn 4,41 triệu trường hợp tử vong.
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là: Mỹ (hơn 142.000 ca), Ấn Độ (37.304 ca) và Brazil (36.572 ca). Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới gồm: Indonesia (1.492 ca), Brazil (938 ca) và Nga (791 ca).
Trong những tháng gần đây, Mỹ là một trong những quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 do biến thể Delta gây ra có sự tăng mạnh. Các ca nhiễm tập trung ở những cộng đồng có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Tính từ đầu đại dịch, Mỹ hiện là nước có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới, chiếm 1/5 số ca nhiễm (trên 38 triệu ca) và 1/7 số ca tử vong (trên 642.000 ca).
Trước sự lây lan nhanh của biến thể Delta, Mỹ đẩu nhanh tốc độ tiêm chủng trên toàn quốc với trung bình khoảng 652.084 liều/7 ngày. Theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), tính đến đầu tháng 8, 49,5% người dân Mỹ đã được tiêm chủng đầy đủ với 57,9% người dân từ 12 tuổi trở lên, hoặc nhóm tuổi hiện đủ điều kiện để tiêm phòng.
Vào ngày 20/8, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo kế hoạch tiêm vắc xin Covid-19 liều 3 cho toàn dân kể từ tháng 9. Giới chức trách cho hay đây là điều cần thiết để đi trước virus giữa thời điểm biến thể Delta đang lây lan mạnh.
Chuyen gia WHO: Hay tiem bat ky vac xin nao co san de ngua COVID-19!
 Ảnh: Người lao động.
Tiêm bất kỳ loại vắc xin có sẵn để phòng chống COVID-19 
Vắc xin ngừa COVID-19 được đánh giá là một giải pháp hiệu quả trong việc đối phó với biến thể Delta đang lây lan mạnh. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới đang tích cực triển khai tiêm vắc xin cho toàn dân để đạt miễn dịch cộng đồng.
Theo các chuyên gia, hiện không có vắc xin nào hiệu quả 100%. Thế nhưng, các loại vắc xin hiện nay đã được chứng minh có thể ngăn ngừa người mắc COVID-19 có diễn biến nặng và phải nhập viện.
Một nghiên cứu tại Mỹ và Israel mới công bố cho thấy vắc xin ngừa COVID-19 của Moderna có hiệu quả hơn trước biến Delta so với một số loại vắc xin khác. Cụ thể, các nhà nghiên cứu tại Mỹ tiến hành phân tích số liệu của hơn 50.000 người được tiêm vắc xin trên hệ thống của Bệnh viện Mayo. Kết quả cho thấy, hiệu quả của vắc xin Moderna có hiệu quả 76% trước biến thể Delta. Trong khi đó, vắc xin Pfizer có 42% hiệu quả chống lại chủng Delta.
Tương tự, một nghiên cứu được tiến hành ở Israel cho thấy vắc xin Pfizer kém hiệu quả hơn đối với biến thể Delta so với chủng gốc và các biến thể khác. Hiệu quả trong việc ngăn chặn các trường hợp nhiễm Delta có triệu chứng giảm xuống còn 64%. Dù vậy, vắc xin Pfizer có hiệu quả 93% trong việc ngăn ngừa bệnh nghiêm trọng hoặc nhập viện.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện phê duyệt 7 loại vắc xin vào Danh sách sử dụng khẩn cấp bao gồm: Pfizer/BionNTech, AstraZeneca của Oxford, AstraZeneca của Viện Huyết thanh Ấn Độ, Janssen, Moderna, Sinopharm/BBIP và Sinovac. Trong số này, Pfizer cùng đối tác BioNTech (Đức) đạt danh thu hơn 60 tỉ USD từ các mũi tiêm vắc xin COVID-19 chỉ trong năm 2021 - 2022 khi cung cấp vắc xin cho các quốc gia trên thế giới.
Các chuyên gia dự báo doanh thu trên 6,6 tỉ USD cho Pfizer - BioNTech và 7,6 tỉ USD cho Moderna vào năm 2023 chủ yếu là từ doanh số bán liều vắc xin tăng cường (tức mũi vắc xin thứ 3).
Tại Việt Nam, vắc xin Comirnaty của Pfizer - BioNTech đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại quyết định số 2908/QĐ-BYT ngày 12/6/2021. Vào ngày 15/8 vừa qua, chính phủ vừa ban hành nghị quyết số 90/NQ-CP về mua bổ sung gần 20 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 BNT162 của Pfizer. Đây là số vắc xin mà Bộ Y tế và Pfizer thỏa thuận dành cho trẻ vị thành niên 12 - 17 tuổi. Pfizer cũng là vắc-xin duy nhất cho đến nay có chỉ định sử dụng cho trẻ em 12 - 17 tuổi. Trong các loại vắc-xin Covid-19 đang được tiêm, chỉ có vắc-xin Pfizer đã có thử nghiệm lâm sàng ở người từ 12 - 18 tuổi.
Với thỏa thuận mới này, Bộ Y tế cho biết sẽ mua được tổng cộng gần 51 triệu liều vắc xin Pfizer. Trong đó quý 3-2021 vắc xin sẽ về hàng tuần với số lượng 3 triệu liều trong cả quý 3, quý 4, số lượng vắc xin Pfizer về dự kiến lên tới 47 triệu liều, tập trung vào 2 tháng 11 và 12.
Ngoài Pfizer, 3 loại vắc-xin Covid-19 đang được tiêm chủng tại Việt Nam gồm: AstraZeneca, Moderna và Vero Cell của Sinopharm. Bộ Y tế cho biết đến nay Việt Nam đã tiêm được hơn 16 triêu liều vắc-xin Covid-19 trong đó hơn 1,56 triệu người trên 18 tuổi đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin.
Liên quan đến các loại vắc xin ngừa COVID-19, TS Kidong Park, Trưởng Đại diện WHO Việt Nam cho biết các dữ liệu cho thấy các loại vắc xin có hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa mắc bệnh nặng COVID-19 bởi biến thể Delta, mặc dù có giảm hiệu quả trong việc ngăn ngừa mắc bệnh có triệu chứng.
“Hãy tiêm bất kỳ loại vắc xin có sẵn khi đến lượt bạn. Vắc xin giúp bảo vệ bạn và cả những người xung quanh bạn. Vắc xin cũng sẽ làm giảm nguy cơ biến thể Delta lan truyền trong cộng đồng và gây ra các biến thể mới”, TS Kidong Park cho hay.
Theo TS Kidong Park, vắc xin an toàn và hiệu quả là chìa khóa để kết thúc đại dịch COVID-19 ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Chuyen gia WHO: Hay tiem bat ky vac xin nao co san de ngua COVID-19!-Hinh-2

Mời độc giả xem video: Việt Nam đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin COVID-19 | Bắc Ninh có 98 bệnh nhân khỏi bệnh. Nguồn: VTV24.


COVID-19: Các nước ASEAN xoay vần phòng chống chủng Delta, Delta Plus như nào?

Nhiều nước đang triển khai nhiều giải pháp quyết liệt nhằm đối đối phó với làn sóng lây nhiễm mới của dịch COVID-19 do biến thể Delta và Delta Plus gây ra.

Theo thống kê của trang Worldometers.info, tính tới 23h59 ngày 15/8, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 91.459 ca mắc mới COVID-19 và 2.523 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện hiện lên tới 8.712.349 trường hợp và 188.795 ca tử vong. Các nước ASEAN có 7.328.111 bệnh nhân đã bình phục. Đa số những ca nhiễm mới và trường hợp tử vong là do biến thể Delta và Delta Plus.
"Quái vật" Delta và biến thể Delta Plus càn quét Đông Nam Á 

Chuyên gia Mỹ: Sắp đạt đỉnh dịch COVID-19 do “quái vật” Delta

Biến thể Delta đang lây lan nhanh ở nhiều nước trên thế giới. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp, Phó giáo sư Trường Y Harvard dự đoán sẽ đạt đỉnh dịch vào tháng 10 - 11 do tốc độ lây lan chóng mặt của biến chủng đáng sợ này. 

Nhiều nước trên thế giới như Anh, Mỹ, Thái Lan, Việt Nam... ghi nhận số ca mắc COVID-19 do biến thể Delta tăng mạnh trong những tháng gần đây. Chính vì vậy, nhiều nước đã áp dụng các biện pháp hạn chế, đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng để góp phần làm giảm số ca bệnh một cách nhanh chóng.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 17/8, thế giới ghi nhận 208.941.288 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó 4.387.956 ca tử vong. Số ca hiện đang điều trị là 17.249.685, trong đó có 107.407 ca trong tình trạng nguy kịch. Đa số các ca mắc COVID-19 mới do biến thể Delta.

Những sự kiện thần bí không lời giải chấn động nhất mọi thời đại

Những sự kiện này vô cùng thần bí này khiến cả thế giới phải rúng động, khoa học dù phát triển đến đâu cũng không thể giải thích nổi.

Nhung su kien than bi khong loi giai chan dong nhat moi thoi dai
Một thợ rèn điên người Ý đã dùng xương tay phải của vợ làm thành cán dao, xương sườn của con trai làm lưỡi dao và dùng xương cẳng chân của chính mình để làm tay cầm, rồi hiến tặng cho chủ nợ của mình.

Nhung su kien than bi khong loi giai chan dong nhat moi thoi dai-Hinh-2
Ba ngày sau, người chủ nợ này phát điên và thiêu cháy tất cả mọi người trong gia đình mình. Được biết, những người nhận được con dao thần bí này sau đó cũng bị phát điên. 

Nhung su kien than bi khong loi giai chan dong nhat moi thoi dai-Hinh-3
 Đức Hồng y giáo chủ John Wu qua đời lúc 6h00 ngày 23 tháng 9 năm 2002 tại Bệnh viện Queen Mary. Ông ra đi ở tuổi 77. Wu Cheng Chung mắc chứng ung thư tủy xương.

Nhung su kien than bi khong loi giai chan dong nhat moi thoi dai-Hinh-4
 Điều bí ẩn là, trước đó Đức Hồng y từng nói với các đồng nghiệp của ông rằng trước sau khoảng thời gian từ 23 tháng 5 đến 23 tháng 7 ông sẽ qua đời do bệnh. Theo thứ tự mà sắp xếp, ông sẽ chết vào ngày 23 tháng 9.

Nhung su kien than bi khong loi giai chan dong nhat moi thoi dai-Hinh-5
 Con số thần kì nhất thế giới là 142857. 142857 X 1 = 142857. 142857 X 2 = 285714. 142857 X 3 = 428571. 142857 X 4 = 571428. 142857 X 5 = 714285. 142857 X 6 = 857142. Các con số đổi vị trí tương tự xuất hiện.

Nhung su kien than bi khong loi giai chan dong nhat moi thoi dai-Hinh-6
 Một người đàn ông mang mặt nạ sắt bị bắt giữ năm 1669 và bị giam giữ tại nhà ngục Bastille. Sau đó, ông bị chuyển đến một số nhà tù khác ở Pháp trong hơn 3 thập kỷ cho đến khi qua đời vào năm 1703. Và điều bí ẩn là không ai biết danh tính của người đàn ông này.

Nhung su kien than bi khong loi giai chan dong nhat moi thoi dai-Hinh-7
 Hãy nghiêng đầu sang trái và bạn sẽ thấy sự tuyệt diệu của bức hình. Cảnh tượng này 1 năm chỉ xuất hiện một lần tại một tảng đá lớn trên biển Birmania (Myanmar),  khi mặt trời nằm đúng ở một góc đặc biệt và cần một điều kiện ánh sáng đặc biệt. 

Nhung su kien than bi khong loi giai chan dong nhat moi thoi dai-Hinh-8
 Thành phố linh thiêng Jerusalem của Israel đã xuất hiện một hiện tượng dị thường rất ít gặp trong tháng 7 năm 2002. Một vết nước chảy ra từ hòn đá trên bức tường khóc nổi tiếng như đang thực sự rơi lệ. 

Nhung su kien than bi khong loi giai chan dong nhat moi thoi dai-Hinh-9
Tuy nhiên, giọt nước không bay hơi, cũng không loang rộng ra, chỉ tạo thành đúng hình giọt nước nước mắt thì thực sự là một điều bí ẩn. Giáo phái thần bí của Do Thái giáo còn đề cập đến một số lời tiên tri trong sách của họ, nếu như bức tường khóc chảy nước mắt, đó chính là điềm báo trước về ngày tận thế. 

Nhung su kien than bi khong loi giai chan dong nhat moi thoi dai-Hinh-10
Biểu tượng chữ Vạn chính là biểu tượng kỳ lạ nhất thế giới. Làm thế nào và tại sao rất nhiều quốc gia và các nền văn hóa khác nhau, qua nhiều thời đại, lại sử dụng một biểu tượng giống nhau và dường như có cùng một ý nghĩa?

Nhung su kien than bi khong loi giai chan dong nhat moi thoi dai-Hinh-11
 Trong Phật giáo, chữ Vạn là một biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng, giàu có (phú) và vĩnh cửu. Nhưng đối với Adolf Hitler, lại trở thành một biểu tượng của sự hận thù.

Nhung su kien than bi khong loi giai chan dong nhat moi thoi dai-Hinh-12
 Năm 1876, Catherine Laboure qua đời. Năm 1932, Đức hồng y Paris Verdier đã quyết định khai mở mộ của bà để lập hồ sơ xin phong thánh, và phát hiện thấy, sau 57 năm, cơ thể của bà còn nguyên vẹn và xinh đẹp như khi còn sống, thậm chí đôi mắt xanh lục vẫn còn đậm và sáng.

Mời các bạn xem video: Những bí ẩn về Trái đất chưa có lời giải đáp. Nguồn: Neews