Chườm túi sưởi lên chân cho đỡ rét, cô gái gặp họa

Đặt túi sưởi lên mu bàn chân cho đỡ lạnh, cô gái bị bỏng đến mức rộp lên, nổi mụn nước, có nguy cơ viêm nhiễm đau đớn.

Vào mùa đông, khi nhiệt độ giảm xuống, nhiều người sẽ sử dụng túi chườm nóng hay túi sưởi để giữ ấm, thế nhưng nếu không chú ý đến cách sử dụng có thể sẽ gặp hoạ. Cô Diệp, một phụ nữ 28 tuổi ở Cao Hùng, Đài Loan (Trung Quốc) vì trời quá lạnh nên đã dùng túi chườm nóng, chườm vào mu bàn chân sau đó đi boots dài, đi bộ tới công ty cho ấm.
Mới đầu, cô Diệp vô cùng vui vẻ vì nghĩ rằng làm như vậy sẽ ấm chân cả đoạn đường, không còn bị buốt chân nữa. Nào ngờ, chỉ mới đi bộ được 10 phút, cô Diệp cảm thấy bàn chân nhức nhối, cực kỳ khó chịu. Đi khám thì bác sĩ xác nhân bị bỏng, nổi mụn nước, nếu không điều trị sẽ bị viêm nhiễm, rất nguy hiểm.
Chuom tui suoi len chan cho do ret, co gai gap hoa
 Ảnh minh hoạ.
Bác sĩ da liễu Triệu Chiêu Minh giải thích rằng do da ở mu bàn chân mỏng và nhạy cảm, túi chườm nóng tiếp xúc trực tiếp với da trong môi trường boots dài rất kín. Khi bước đi, túi chườm nóng sẽ tạo thêm nhiệt độ do ma sát, gây cảm giác nóng rát. Khi nhiệt độ không gian trong giày tăng lên đến một thời điểm, sẽ khiến da bị bỏng rộp, rất đau đớn.
Theo bác sĩ Triệu Chiêu Minh, mỗi khi thời tiết trở lạnh, khoa da liễu điều trị cho rất nhiều trường hợp bỏng túi chườm nóng, phổ biến nhất là bỏng bụng, bỏng gáy, vấn đề thường gặp là chúng được sử dụng trực tiếp trên da. Bác sĩ cũng cảnh báo, ngay cả khi sử dụng túi chườm nóng hay dạng miếng dán giữ nhiệt, tốt nhất không để tiếp xúc trực tiếp với da, đặc biệt là với những người có làn da nhạy cảm, bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, người già, v.v., vì họ dễ dàng cảm thấy nóng, nhiều khả năng bị bỏng.
Bác sĩ Triệu Chiêu Minh cũng nhấn mạnh, không nên sử dụng túi chườm nóng và miếng dán nhiệt quá lâu, tránh sử dụng qua đêm. Thành phần và nhiệt độ của các gói chườm nóng trên thị trường khác nhau, hãy nhớ đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng và dán vào các bộ phận thích hợp theo hướng dẫn để tránh bị bỏng.

Cách cha mẹ Nhật giúp trẻ thích nghi với thời tiết lạnh mùa đông

Trẻ em Nhật Bản được cha mẹ dạy cách thích ứng với mùa đông từ bé. Các em có thể mặc quần đùi, áo mỏng, đi chân đất khi nhiệt độ xuống thấp.

Cach cha me Nhat giup tre thich nghi voi thoi tiet lanh mua dong

1. Dễ vận động: Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng cơ thể trẻ sẽ phát triển tốt hơn khi không mặc quá nhiều quần áo dày. Đồng thời, vận động ngoài trời có lợi cho sức khỏe của trẻ. Học sinh Nhật Bản thường mặc ít quần áo vào mùa đông để di chuyển thuận tiện hơn, đồng thời giúp trẻ chủ động tập thể dục, vận động để làm ấm cơ thể. Ảnh: Japan Times.

Cach cha me Nhat giup tre thich nghi voi thoi tiet lanh mua dong-Hinh-2

2. Cải thiện khả năng miễn dịch: Da người thường có phản ứng phòng vệ với cái lạnh và nóng. Nếu kích thích da bằng nhiệt độ có thể cải thiện khả năng phản ứng. Cụ thể, khi nóng, các mạch máu trên da sẽ giãn nở, giúp máu lưu thông và tản nhiệt nhanh hơn. Ngược lại, nếu cảm thấy lạnh, các mạch máu trên da sẽ co lại để ngăn cản quá trình tản nhiệt. Khi da được nhiệt độ kích thích liên tục, các mạnh máu sẽ thực hiện quá trình co giãn một cách linh hoạt, khả năng miễn dịch sẽ được tăng cường. Vì thế, người Nhật không cho con mặc quá nhiều quần áo vào mùa đông, tránh làm giảm khả năng thích nghi và miễn dịch của trẻ. Ảnh: Travel Japan.

Ăn lẩu trong phòng kín, 3 người tử vong

Ăn lẩu đun bằng than trong phòng kín, 6 người đàn ông ngộ độc khí carbon monoxide, 3 người không may qua đời.

7 lưu ý khi sử dụng túi sưởi an toàn

(Kiến Thức) - Khi sử dụng túi sưởi để ủ ấm mùa đông, hãy lưu ý những nguyên tắc sau để giữ an toàn và bảo đảm sức khỏe gia đình bạn.

Không để trẻ đến gần nơi cắm điện túi sưởi. Khi cắm điện không được để chỗ cắm điện quay xuống dưới, không sờ tay vào ổ cắm điện, không để gần trẻ em, không sử dụng khi đang cắm điện.
Không để trẻ đến gần nơi cắm điện túi sưởi. Khi cắm điện không được để chỗ cắm điện quay xuống dưới, không sờ tay vào ổ cắm điện, không để gần trẻ em, không sử dụng khi đang cắm điện.