Chuối chín nẫu mới ăn, chàng trai khóc thét vì thấy toàn giòi

Để chuối chín nẫu rồi mới ăn, chàng trai phát hiện trong quả chuối của mình có vô số con giòi trắng còn sống, đang nhúc nhích chuyển động.

Khi chuối chín hoàn toàn, vỏ sẽ có đốm đen, thịt chuối bên trong có chỗ chuyển sang màu nâu trong suốt. Nhiều người cho rằng ăn chuối lúc này mới ngọt nhất, ngon nhất, thực tế không phải như vậy.
Cách đây vài ngày, một chàng trai quyết định ăn quả chuối mình đã để chín nẫu vài ngày.
Nào ngờ, khi vừa ăn được vài miếng, anh phát hiện điều lạ, nhìn kỹ hơn vào quả chuối chín nẫu đang ăn, anh hoảng hồn khi phát hiện có vô số những vệt trắng mờ nhúc nhích chuyển động, những vệt trắng này chính là những con giòi còn sống. Sợ hãi, chàng trai vội vàng nhổ miếng chuối đang ăn và cố sức nôn ra.
Chuoi chin nau moi an, chang trai khoc thet vi thay toan gioi
 Trong phần thịt chuối chín nẫu có chứa rất nhiều giòi. 
Sau đó, anh cũng chụp lại hình ảnh và đăng tải lên mạng xã hội, nhắc nhở mọi người không nên ăn chuối quá chín.
Thực tế, nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy chuối có đốm đen có khả năng chống oxy hóa tốt hơn, sự xuất hiện của các đốm đen trên chuối chín là do lượng vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa tích tụ, muốn chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch thì phải chọn chuối có đốm đen. Tuy nhiên, khi thịt chuối bên trong đã bị nhũn, chuyển màu nâu trong suốt một số chỗ thì nên bỏ, không nên cố ăn.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng, chuối có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, có thể giúp ổn định huyết áp, bổ sung chất xơ, kali và axit folic dồi dào, không chỉ duy trì sức khỏe tim mạch mà còn thúc đẩy tiêu hóa nhưng bệnh nhân bị thận cấp tính và mãn tính cần cẩn thận khi ăn. Muốn ăn phải tính toán lượng phốt pho và kali thật kỹ.
>>Mời quý độc giả xem thêm video: Cứu bệnh nhân có nang ký sinh trùng trong não

 Nguồn video: THĐT

6 nguyên tắc cơ bản giúp tiết kiệm được 70% thu nhập

Đây là 6 nguyên tắc tiết kiệm của một triệu phú nước Mỹ. Hãy cùng xem người này đã làm gì để tiết kiệm 70% thu nhập của mình nhé.

Steve Adcock là 1 chuyên gia về tài chính cá nhân đã chia sẻ bí quyết để tiết kiệm 70% thu nhập và nghỉ hưu ở tuổi 35.

Vào năm 2016, sau khi tiết kiệm 1 triệu USD, Steve Adcock đã bỏ công việc ở một công ty phần mềm với mức lương 6 chữ số và quyết định nghỉ hưu ở tuổi 35. Chỉ vài tháng sau, vợ của Steve - chị Courtney cũng đưa ra quyết định giống chống.

Loại rau tưởng bỏ đi nhưng lại là thần dược

Trong ẩm thực, rau ngổ là một loại rau gia vị được dùng nhiều trong các món ăn như làm rau sống mang lại hương vị đặc biệt thơm ngon và ngăn ngừa nhiều bệnh.

Công dụng rau ngổ

Rau ngổ còn gọi là rau ngổ thơm, rau ngổ trâu, cúc nước. Tên khoa học Enydra fluctuans Lour. (Hingtsha repens Roxb. Tetractis paludosa Blume). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae). Cây sống nổi hay ngập nước, dài hàng mét, thân hình trụ nhẵn, phân cành nhiều, có mắt. Lá mọc đối, không cuống, phía dưới ôm vào thân, mép có răng cưa, dài 5cm, rộng 6-10mm…

Loại cây này mọc phổ biến trong các ao hồ khắp các tỉnh ở nước ta. Còn thấy ở Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc. Thường hái lá non, dùng tươi hay phơi khô làm thuốc.

Trong rau ngổ có 93% nước, 2,1% protid, 1,2% glucid, 2,1% xenlulosa, 0,8% tro. Ngoài ra, còn 0,72mg% carotene, 0,29mg% vitamin B, 2,11mg% vitamin C, một ít tinh dầu mùi thơm.

Trị đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu: Lấy rau ngổ tươi rửa sạch, mộc hương nam (mua ở các hiệu thuốc nam). Sắc 2 thứ trên với 1 lít nước còn 250ml thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.

Trị sỏi thận: Rau ngổ có tác dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận; do đó làm tăng lượng nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi thận bị tống ra ngoài. Lấy rau ngổ 50g, để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, pha thêm ít muối, uống làm một lần, ngày hai lần. Dùng 5 - 7 ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với râu ngô, mã đề, cối xay. Kiên trì thực hiện bài thuốc này có kết quả khá tốt. Hoặc dùng rau ngổ giã nhỏ, lấy nước pha ít hạt muối, uống ngày 2 lần vào sáng và chiều (uống liền trong 7 ngày). Hoặc dùng 50 - 100g rau ngổ tươi xay làm sinh tố uống mỗi ngày (uống trong 15 - 30 ngày) hoặc nấu với 2 chén nước, sôi 20 phút để uống.

Trị sỏi mật, sỏi thận (sỏi bùn, đá): 100g rau ngổ tươi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, thêm 1 muỗng canh mật ong uống vào buổi sáng lúc đói, liên tục 10 - 15 ngày.

Trị ban đỏ: Rau ngổ 20g, dây vác tía 20g, măng sậy 10g, đọt tre mỡ 10g, rửa sạch, thái nhỏ, sắc uống trong ngày.

Trị ho, sổ mũi: 15 - 30g rau ngổ tươi, rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống hằng ngày.

Trị cảm ho: Dùng khoảng 20g cây tươi, sắc uống.

Loai rau tuong bo di nhung lai la than duoc

Rau ngổ ăn lượng vừa đủ sẽ tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet.

Những lưu ý khi dùng rau ngổ

Phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau ngổ vì tác dụng giãn cơ phủ tạng có thể gây sẩy thai.

Khi dùng dưới dạng tươi, do thân cây có nhiều lông tơ nên khó rửa sạch hết các vi khuẩn gây bệnh nên khi chế biến các món ăn, nhất là các món ăn sống, cần phải rửa rau cho thật sạch, nếu có thể ngâm thêm với thuốc tím nhằm tránh ngộ độc thức ăn từ rau ngổ; nhúng rau ngổ vào nước sôi có nhiệt độ 40 – 45 độ C để diệt trứng sán (vì những cây sống ở đầm lầy, ao hồ, thường hay có côn trùng hoặc trứng sán bám vào thân, lá cây).

Omicron có hơn 500 biến thể phụ nhưng không đáng lo ngại

Kể từ khi xuất hiện, Omicron liên tục biến đổi làm phát sinh thêm 500 nhánh mới. Tuy nhiên, tỷ lệ nhập viện và tử vong vẫn thấp.

Từ đầu năm 2023, chủng Omicron xuất hiện thêm các biến thể phụ mới XBB.1.5 và XBB.1.16 dẫn tới sự gia tăng số ca nhiễm ở một số nước. Tuy nhiên, hiện các chuyên gia chưa bày tỏ nhiều sự lo ngại do tỷ lệ nhập viện, tử vong vẫn ở số thấp. 

Biến chủng Omicron được phát hiện vào cuối năm 2021. Bằng chứng do các nhà khoa học từ Botswana, Hong Kong (Trung Quốc) và Nam Phi chia sẻ. Họ bày tỏ lo ngại về số lượng lớn đột biến có trong biến thể này, khác biệt rất nhiều so với các biến thể trước đó.