Chưa công bố báo cáo kiểm toán 2022, HBC bị hạn chế giao dịch từ 23/5

(Vietnamdaily) - Cổ phiếu HBC chỉ được giao dịch trong phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận.

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) vừa có quyết định chuyển cổ phiếu HBC của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch từ ngày 23/5.
Theo đó, cổ phiếu HBC chỉ được giao dịch trong phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận.
Lý do HBC bị đưa vào diện hạn chế giao dịch vì Công ty chậm nộp BCTC năm 2022 đã được kiểm toán quá 45 ngày so với quy định.
Đồng thời, cổ phiếu HBC tiếp tục bị giữ ở diện kiểm soát do chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2021 và 2022.
Trước đó, giải trình về việc chậm công bố BCTC khiến cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát, HBC cho biết thời gian qua, công tác quản trị nội bộ của công ty phát sinh một số vấn đề. Bên cạnh đó, tình hình thị trường bất động sản và tài chính biến động; hàng loạt công trình phải ngưng thi công dẫn đến việc xác nhận khối lượng, giá trị hoàn thành từ chủ đầu tư gặp khó khăn, ảnh hưởng đến vấn đề thanh - quyết toán.
Điều này đã ảnh hưởng đến các hoạt động xuyên suốt của Hoà Bình, trong đó có việc hoàn thành BCTC năm theo đúng thời hạn.
HBC cho biết sẽ công bố thông tin BCTC kiểm toán 2022 chậm nhất vào ngày 30/5, đồng thời công bố Báo cáo thường niên 2022 theo quy định.
Chua cong bo bao cao kiem toan 2022, HBC bi han che giao dich tu 23/5
 
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HBC đang giảm sát mức sàn về 8.660 đồng/cp trong phiên chiều ngày 17/5 sau tin bị hạn chế giao dịch. Dù vậy vẫn tăng hơn 8% trong vòng 1 tháng qua, thanh khoản cũng sôi động khi bình quân hơn 3,4 triệu cổ phiếu được sang tay mỗi phiên. 
Về tình hình kinh doanh, quý 1/2023 HBC ghi nhận doanh thu thuần giảm 60% so cùng kỳ về còn 1.194 tỷ đồng. Kinh doanh dưới giá vốn khiến HBC lỗ ròng gần 444 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước có lãi 13 tỷ đồng. Tuy nhiên con số lỗ quý này vẫn thấp hơn mức lỗ khủng 1.200 tỷ của quý liền trước là quý 4/2022.
Mức lỗ này nâng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm 31/3/2023 của HBC âm tới 1.137 tỷ đồng.
Năm 2023, HBC đặt mục tiêu doanh thu đạt 12.500 tỷ đồng và lãi sau thuế 125 tỷ đồng. Như vậy, kế hoạch cả năm của HBC còn rất xa vời nhất là sau khi báo lỗ trong quý đầu năm.
Tại thời điểm cuối quý 1/2023, tổng tài sản của HBC giảm 7% về mức 15.696 tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt và gửi ngân hàng giảm mạnh 54% xuống còn 246 tỷ đồng; Các khoản phải thu ngắn hạn cũng giảm 7% xuống 11.286 tỷ đồng. 
Trong cơ cấu nợ phải trả 13.503 tỷ đồng, vay nợ tài chính ngắn và dài hạn giảm đáng kể xuống 5.527 tỷ đồng, tương ứng chiếm 35% tổng nguồn vốn, trong đó áp lực đè nặng lên HBC khi chủ yếu là khoản vay ngắn hạn. Các chủ nợ lớn nhất của HBC chính là BIDV, VietinBank, VPBank, MSB, MBB, NCB, ABBank... Trong đó có hơn 700 tỷ đồng là vay trái phiếu đến hạn vào năm 2025 và 2026. 

Xây dựng Hoà Bình dời thời gian tổ chức Đại hội cổ đông vào cuối tháng 6

(Vietnamdaily) - Xây dựng Hoà Bình dời thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023 do có nhiều công tác cần chuẩn bị sau xung đột thượng tầng. 

HĐQT CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HBC) vừa công bố Nghị quyết về việc thay đổi thời gian tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 từ ngày 26/4 sang 27/6 do Công ty cần thêm thời gian để hoàn thiện một số công tác chuẩn bị cho đại hội.

Kinh doanh dưới giá vốn, HBC tiếp tục báo lỗ nặng 444 tỷ trong quý 1/2023

(Vietnamdaily) - HBC lỗ ròng gần 444 tỷ đồng trong quý đầu năm 2023, tiền mặt giảm mạnh 54% trong khi vay nợ chiếm 35% tổng nguồn vốn.

CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) công bố báo cáo tài chính quý 1/2023 với doanh thu thuần giảm 60% so cùng kỳ về còn 1.194 tỷ đồng.

Tuy nhiên giá vốn chiếm cao hơn tới 1.397 tỷ đồng nên HBC lỗ gộp 203 tỷ đồng trong quý đầu năm. Thêm vào đó, doanh thu hoạt động tài chính của HBC kỳ này cũng lao dốc 95% về vỏn vẹn 2,5 tỷ đồng. Ngược lại chi phí tài chính lại vọt 45% lên 137 tỷ đồng chủ yếu do chi phí lãi vay.

Quy hoạch điện VIII: Doanh nghiệp nào hưởng lợi?

(Vietnamdaily) - Quy hoạch điện VIII được phê duyệt sẽ mang lại lợi ích cho các cổ phiếu có đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp đối với năng lượng tái tạo như PVS, HDG, REE, PC1 và GEG.

Ngày 15/5, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 500/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Theo đó, Quy hoạch điện VIII đặt kế hoạch tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) tiêu thụ điện quốc gia là 9% trong giai đoạn 2021-2030, với giả định tăng trưởng GDP là 7%/năm trong cùng kỳ.

Quy hoạch điện VIII cũng tập trung vào việc chuyển đổi sang năng lượng xanh như năng lượng tái tạo (bao gồm cả thủy điện) với mục tiêu chiếm 39%-47% và 72% tổng sản lượng điện lần lượt vào năm 2030 và 2050.

Quy hoach dien VIII: Doanh nghiep nao huong loi?
 

Theo quan điểm của Chứng khoán VietCap (VCSC), việc Quy hoạch điện VIII được phê duyệt sẽ mang lại lợi ích cho các cổ phiếu có đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp đối với năng lượng tái tạo như PVS, HDG, REE, PC1 và GEG. Trong đó theo HDG, dự án trang trại điện gió lớn An Phong (300 MW) được đưa vào Quy hoạch điện VIII và sẽ giúp công ty đạt được mục tiêu tăng gấp đôi công suất lên 1.000 MW trong vòng 5 năm tới.

Ngoài ra, Quy hoạch điện VIII cũng cung cấp khung pháp lý vững chắc cho việc phát triển dự án Lô B, mang lại lợi ích cho PVS, PVD và GAS. Theo ban lãnh đạo PVS và PVD, Luật Dầu khí mới có hiệu lực từ 1/7/2023 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dự án dầu khí trong nước khởi công từ năm 2024, trong đó có dự án Lô B.

Đối với PVS, mặc dù mục tiêu điện gió ngoài khơi trong nước là 6.000 MW vào năm 2030 (thấp hơn 1.000 MW so với dự thảo tháng 11/2022), công ty vẫn sẽ được hưởng lợi từ công suất điện gió ngoài khơi mà công ty sẽ hợp tác phát triển với công ty Sembcorp của Singapore (không nằm trong quy hoạch, theo PVS).

Ngày 10/2, PVS đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển với Sembcorp để hợp tác phát triển các dự án điện gió ngoài khơi (công suất ban đầu 2.300 MW và vốn đầu tư khoảng 5 tỷ USD) và xuất khẩu điện từ các trang trại gió này sang Singapore thông qua hệ thống cáp điện cao thế dưới biển từ năm 2030.

Còn theo Chứng khoán Yuanta, việc hoàn thiện Quy hoạch điện VIII được chờ đợi từ lâu sẽ là nền tảng cho chính sách năng lượng trong những năm tới, điều này rất quan trọng trong việc mở rộng mạng lưới truyền tải và xây dựng hệ thống truyền tải điện.