Chọn bếp hồng ngoại như thế nào?

(Kiến Thức) - Có những loại bếp hồng ngoại nào? Ưu nhược điểm khác nhau thế nào? - Nguyễn Thanh Hồng (Hà Nội).

KS Trương Văn Hùng, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật Hùng Lâm tư vấn: Bếp hồng ngoại hoạt động theo nguyên lý bức xạ nhiệt, sức nóng truyền trực tiếp từ mặt bếp lên nồi nấu. 
 
Điểm nổi bật của bếp hồng ngoại là nấu rất nhanh, với nhiều chế độ nấu tự động, không kén nồi, có chế độ kiểm soát an toàn khi nhiệt độ bếp lên cao... 
Trên thị trường hiện có nhiều loại bếp hồng ngoại, nhưng chủ yếu phân thành hai loại chính là bếp hồng ngoại halogen và bếp hồng ngoại sử dụng mâm nhiệt. Bếp halogen tạo nhiệt trên nguyên lý sử dụng hai bóng đèn halogen làm nóng và chín thức ăn. Tính năng của bếp hồng ngoại halogen cũng như bếp hồng ngoại thông thường, không kén nồi, chảo. 
Tuy nhiên, nhược điểm của việc làm nóng bằng bóng halogen là dễ gây chói mắt và tuổi thọ của đèn halogen không cao bằng mâm nhiệt. Bếp hồng ngoại sử dụng mâm nhiệt có ưu điểm là độ bền cao, nhiệt độ chuẩn, không bị chói mắt. 
Để có sản phẩm bếp hồng ngoại tốt, người tiêu dùng nên lựa chọn những loại bếp có xuất xứ rõ ràng của các hãng uy tín. Chú ý lựa chọn những loại bếp nhìn chắc chắn, độ bền cơ học cao, nặng, dày dặn, dây nguồn chắc chắn và đủ tải. Ngoài ra, chất liệu vỏ bếp cũng là điều đáng được quan tâm. Chất liệu vỏ bếp bằng inox thường có độ bền cao hơn chất liệu vỏ nhựa. 
Trong sử dụng, nên dùng nồi có đáy bao trùm lên vùng ảnh hưởng của tia hồng ngoại (vòng tròn mặt bếp) để phát huy hết công suất bếp. Đặt bếp ở nơi bằng phẳng, lỗ thoát gió ở đáy bếp và xung quanh luôn thông thoáng. 

Cơ chế hoạt động của bếp gas hồng ngoại


ThS Nguyễn Tùng Cương, Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng, Bộ KH&CN cho biết: Hiện có hai loại bếp gas sử dụng nguồn nhiên liệu là các phụ phẩm nông nghiệp là bếp gas đun trực tiếp và bếp tạo ra khí gas rồi chuyển khí gas đó ra ngoài để đun trên một hoặc nhiều bộ phận đốt.

Bếp tạo khí gas và chuyển gas ra ngoài để đun, sử dụng nguồn nhiên liệu được chế biến thành dạng viên như bếp hồng ngoại có thể dùng mọi nhiên liệu có nguồn gốc thực vật và bếp có thể đun trên nhiều đầu đốt. Đặc biệt, khí gas có thể được dẫn tới đầu đốt ở khoảng cách xa tùy mục đích sử dụng.

Mẹo đơn giản giúp “xài” đồ nhà bếp siêu tiết kiệm

(Kiến Thức) - Chỉ với vài chú ý nhỏ, bạn sẽ có thể tiết kiệm tiền bạc, thời gian cho công việc nội trợ hàng ngày mà không tốn nhiều công sức.

1. Đối phó với đồ dùng nhiều dầu mỡ Để bếp và quanh tường được sạch sẽ, bạn nên thường xuyên lau chùi bằng cách dùng báo, giấy ăn cũ, vò mềm rồi lau lớp dầu mỡ bám ở bề mặt bếp, sau đó dùng khăn ẩm lau lại lần nữa là xong.
1. Đối phó với đồ dùng nhiều dầu mỡ
Để bếp và quanh tường được sạch sẽ, bạn nên thường xuyên lau chùi bằng cách dùng báo, giấy ăn cũ, vò mềm rồi lau lớp dầu mỡ bám ở bề mặt bếp, sau đó dùng khăn ẩm lau lại lần nữa là xong.  
Cách này có thể áp dụng để loại bỏ chất bẩn, lượng dầu bám ở chảo, bát đĩa ăn hàng ngày, sau đó rửa bằng nước rửa bát theo cách thông thường, lượng không nhỏ dầu rửa bát cũng như thời gian dọn dẹp nhà bếp sẽ được tiết kiệm.

Cách này có thể áp dụng để loại bỏ chất bẩn, lượng dầu bám ở chảo, bát đĩa ăn hàng ngày, sau đó rửa bằng nước rửa bát theo cách thông thường, lượng không nhỏ dầu rửa bát cũng như thời gian dọn dẹp nhà bếp sẽ được tiết kiệm.

Rợn người với những loài ký sinh tàn ác nhất

(Kiến Thức) - Loài amip ăn não sẽ ăn dần các tế bào thần kinh gây nên chứng đau đầu khủng khiếp, và sau đó là cái chết.

Ký sinh trùng Naegleria fowleri, còn được gọi là "amíp ăn não", có khả năng xâm nhập và tấn công vào hệ thống thần kinh của con người để ký sinh và gây bệnh. Nếu bị nhiễm ký sinh trùng này thì gần như đa số người bệnh đều bị tử vong.
Ký sinh trùng Naegleria fowleri, còn được gọi là "amíp ăn não", có khả năng xâm nhập và tấn công vào hệ thống thần kinh của con người để ký sinh và gây bệnh. Nếu bị nhiễm ký sinh trùng này thì gần như đa số người bệnh đều bị tử vong. 
Khi xâm nhập vào cơ thể người, loại amip Naegleria fowleri sẽ sinh sôi, phát triển rất nhanh, sau đó di chuyển lên não người. Từ đây nó sẽ bắt đầu ăn các tế bào thần kinh gây nên chứng đau đầu khủng khiếp, bệnh nhân bị sốt, có ảo giác và thậm chí mất khả năng kiểm soát hành vi.
 Khi xâm nhập vào cơ thể người, loại amip Naegleria fowleri sẽ sinh sôi, phát triển rất nhanh, sau đó di chuyển lên não người. Từ đây nó sẽ bắt đầu ăn các tế bào thần kinh gây nên chứng đau đầu khủng khiếp, bệnh nhân bị sốt, có ảo giác và thậm chí mất khả năng kiểm soát hành vi.  

Kí sinh trùng Hymenoepimecis argyraphaga là khắc tinh của loài nhện Plesiometa argyra. Mỗi khi đến kỳ sinh nở, nó sẽ đi tìm nhện Plesiometa argyra, cắn, gây tê liệt và truyền ấu trùng vào nhện. Nhện Plesiometa argyra sẽ phải nuôi dưỡng ấu trùng chịu bị "hút máu" và chờ ngày bị kết liễu cuộc đời.
Kí sinh trùng Hymenoepimecis argyraphaga là khắc tinh của loài nhện Plesiometa argyra. Mỗi khi đến kỳ sinh nở, nó sẽ đi tìm nhện Plesiometa argyra, cắn, gây tê liệt và truyền ấu trùng vào nhện. Nhện Plesiometa argyra sẽ phải nuôi dưỡng ấu trùng chịu bị "hút máu" và chờ ngày bị kết liễu cuộc đời. 

Taenia solium, còn được gọi là sán dải heo hay sán dải lợn. Đây là loài ký sinh trong cơ thể heo và con người. Khi theo máu đi vào não, sán dải heo phát triển, có thể khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng.
Taenia solium, còn được gọi là sán dải heo hay sán dải lợn. Đây là loài ký sinh trong cơ thể heo và con người. Khi theo máu đi vào não, sán dải heo phát triển, có thể khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng. 

Tơ hồng là loài cây ký sinh ăn thực vật khác. Nó không có chất diệp lục, do đó sự sống phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của vật chủ. Tơ hồng thậm chí còn có khả năng tự di chuyển từ cây này sang cây trồng khác.
Tơ hồng là loài cây ký sinh ăn thực vật khác. Nó không có chất diệp lục, do đó sự sống phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của vật chủ. Tơ hồng thậm chí còn có khả năng tự di chuyển từ cây này sang cây trồng khác. 

Loa loa là một trong ba loài giun tròn ký sinh trùng gây ra bệnh giun chỉ dưới da ở người. Loài ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua vết cắn của một con ruồi. Nạn nhân trải qua các triệu chứng có thể từ ngứa và đau khớp mệt mỏi đến tử vong.
Loa loa là một trong ba loài giun tròn ký sinh trùng gây ra bệnh giun chỉ dưới da ở người. Loài ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua vết cắn của một con ruồi. Nạn nhân trải qua các triệu chứng có thể từ ngứa và đau khớp mệt mỏi đến tử vong. 

Ký sinh trùng giun Filarial có hình tròn, nhỏ như sợi chỉ, nhưng có sức mạnh đáng sợ vô cùng. Chúng ẩn sâu dưới da, khiến nạn nhân phát ban, sẩn mày đay, và viêm khớp, thậm chí có thể mù mắt.
Ký sinh trùng giun Filarial có hình tròn, nhỏ như sợi chỉ, nhưng có sức mạnh đáng sợ vô cùng. Chúng ẩn sâu dưới da, khiến nạn nhân phát ban, sẩn mày đay, và viêm khớp, thậm chí có thể mù mắt. 

Ký sinh trùng Toxoplasma gondii thường được gọi là trùng cong, chúng là một đơn bào thuộc lớp trùng bào tử (Sporozoa). Sinh vật ký sinh ở tế bào nội mô và các tế bào hệ thống võng của hạch, não, phổi, mắt và các phủ tạng khác. Chúng ký sinh ở đâu thường gây ra tổn thương ở đó.
Ký sinh trùng Toxoplasma gondii thường được gọi là trùng cong, chúng là một đơn bào thuộc lớp trùng bào tử (Sporozoa). Sinh vật ký sinh ở tế bào nội mô và các tế bào hệ thống võng của hạch, não, phổi, mắt và các phủ tạng khác. Chúng ký sinh ở đâu thường gây ra tổn thương ở đó. 

Cochliomyia - ấu trùng ruồi ăn thịt có thể gây ra những cảm giác thật tồi tệ. Nạn nhân sẽ có cảm giác đau đầu, đau cùng cực ở vùng mặt và thậm chí là bị chảy mủ từ một bên tai.
 Cochliomyia - ấu trùng ruồi ăn thịt có thể gây ra những cảm giác thật tồi tệ. Nạn nhân sẽ có cảm giác đau đầu, đau cùng cực ở vùng mặt và thậm chí là bị chảy mủ từ một bên tai. 

Ký sinh trùng Cymothoa exigua ăn lưỡi vật chủ. Đây là loài ký sinh trùng đáng sợ, được biết đến như con rận ở lưỡi cá. Chúng xâm nhập vào cá thông qua mang, sau đó bám chặt vào gốc lưỡi cá, dần dần ăn mòn và thay thế cái lưỡi trong miệng cá.
Ký sinh trùng Cymothoa exigua ăn lưỡi vật chủ. Đây là loài ký sinh trùng đáng sợ, được biết đến như con rận ở lưỡi cá. Chúng xâm nhập vào cá thông qua mang, sau đó bám chặt vào gốc lưỡi cá, dần dần ăn mòn và thay thế cái lưỡi trong miệng cá.