Chiêu mới hack Facebook bất chấp mã bảo mật 2 lớp

Một phương thức hack tài khoản Facebook mới được khám phá, xem bài viết để nhận lời khuyên từ chuyên gia.

Tội phạm mạng lợi dụng Google AppSheet (dịch vụ hợp pháp của Google) để gửi email lừa đảo từ địa chỉ @appsheet.com, dễ dàng vượt qua các cơ chế kiểm tra bảo mật (SPF, DKIM, DMARC) và khiến email trông như thật.

Nội dung email giả mạo thông báo vi phạm bản quyền, dọa khóa tài khoản Facebook trong 24 giờ, kèm nút "Submit an Appeal" (gửi kháng nghị). Khi nhấn vào, nạn nhân bị dẫn đến trang đăng nhập Facebook giả mạo, được lưu trữ trên nền tảng uy tín Vercel, càng làm tăng độ tin cậy.

Đặc biệt chú ý với email lừa đảo từ địa chỉ @appsheet.com "Cảnh báo khóa Facebook.

Điều đáng nói, trang giả mạo này lại được lưu trữ trên Vercel, một nền tảng uy tín, càng làm tăng độ tin cậy cho toàn bộ chiến dịch lừa đảo.

Tại đây, nếu người dùng nhập thông tin đăng nhập và mã xác thực hai yếu tố (2FA), toàn bộ dữ liệu này sẽ được gửi thẳng đến cho kẻ tấn công.

Đặc biệt, chiêu trò này còn "báo sai mật khẩu" lần đầu để nạn nhân tự nhập lại, xác minh thông tin. Ngay khi đó, hacker thu thập toàn bộ thông tin đăng nhập, mã xác thực 2FA rồi lập tức chiếm quyền truy cập.

Các chuyên gia cho biết, điều nguy hiểm là hacker còn đánh cắp session token (mã token của phiên đăng nhập), giúp duy trì quyền truy cập ngay cả khi người dùng đã đổi mật khẩu.​

  • Để tránh mất tài khoản Facebook bởi chiêu trò tinh vi này, người dùng được khuyến cáo:​
  • - Tuyệt đối không nhấp vào các link kháng nghị trong email lạ​
  • - Luôn kiểm tra kỹ địa chỉ trang web trước khi đăng nhập​
  • - Kích hoạt cảnh báo bảo mật bổ sung trên Facebook và các nền tảng mạng xã hội​
  • - Khi phát hiện nghi vấn, đổi mật khẩu và chọn đăng xuất hết tất cả các thiết bị​

Loa và tai nghe Sony, JBL, Marshall có nguy cơ bị hack

Lỗ hổng trong chip Bluetooth của Airoha khiến hàng loạt tai nghe và loa nổi tiếng như Sony WH-1000XM, JBL, Marshall có thể bị chiếm quyền điều khiển từ xa.

tai-1.png
Theo thông tin từ công ty an ninh mạng Ernw (Đức) , một lỗ hổng nghiêm trọng vừa được phát hiện trong chip Bluetooth do hãng Airoha (Đài Loan) sản xuất.
tai-2.png
Các thiết bị sử dụng chip này bao gồm sản phẩm từ Sony, JBL, Marshall, Bose, Jabra, Beyerdynamic và nhiều thương hiệu lớn khác.

Hack game qua radio, tuổi thơ dữ dội của thế hệ 8X

Trước khi có internet và Wi-Fi, những đứa trẻ ở Anh và châu Âu đã "tải game" qua sóng radio. Một hình thức truyền dữ liệu không dây có thật và đầy thú vị.

game-1.png
Trước khi có internet, trẻ em ở thập niên 80s từng chờ đợi game phát trên radio rồi ghi lại bằng cassette như một “hacker nhí”.
game-2.png
Chỉ cần một chiếc máy cassette, người nghe có thể lưu trữ trò chơi như Manic Miner bằng cách ghi lại âm thanh lách tách lạ tai từ sóng phát thanh.

Facebook “khác lạ”, người dùng tưởng tài khoản bị hack

Nhiều người bất ngờ khi trang cá nhân Facebook thay đổi: hiện dòng “Người sáng tạo nội dung số”, bài đăng công khai và lượng theo dõi tăng vọt không lý do.

fa-1.png
Nhiều người dùng Facebook gần đây hoang mang khi trang cá nhân bỗng nhiên trông khác lạ, tưởng chừng bị hacker chiếm quyền.
fa-2.png
Thông tin hiển thị “Người sáng tạo nội dung số”, lượng người theo dõi tăng bất thường, bài đăng chuyển sang chế độ công khai khiến không ít người lo lắng.