Chết đứng vì xịt nước muối sinh lý khiến con suýt mù mắt

Con suýt mù mắt vì mẹ cứ thấy thở khò khè, nghẹt mũi là xịt nước muối sinh lý.

Không cần biết bé bị gì, cứ thấy con sổ mũi, hắt hơi là nhiều bà mẹ liền mua ngay nước muối sinh lý về xịt cho con vô tội vạ. Hành động của nhiều mẹ chính là nguyên nhân khiến bệnh của con ngày một nặng hơn, đến khi có những biến chứng nguy hiểm thì có hối hận cũng đã muộn màng.
Con gái chị Ngọc bị nghẹt mũi, tối cứ thở khò khè nên chị thường ép con ra xịt nước muối sinh lý, sau đó hút mũi...về sau bé càng khò khè nhiều hơn.
Khi tới kiểm tra tại bệnh viện, bác sĩ cho biết bé bị viêm xoang mãn tính do ảnh hưởng thời tiết, khói bụi mà hay tái phát. Việc xịt mũi, rửa mũi, hút mũi bằng nước muối sinh lý quá nhiều khiến niêm mạc mũi của bé bị teo, ảnh hưởng đến chức năng thở và khứu giác.
Chet dung vi xit nuoc muoi sinh ly khien con suyt mu mat
 Ảnh minh họa.
Cách đây vài năm, bé Nguyễn Hương T., 4 tuổi (Đông Anh, Hà Nội) bị sốt cao 39 – 40 độ C, người mệt mỏi, ăn kém, rồi mắt trái bị sưng tấy, mắt dần lồi ra phía trước. Gia đình đưa bé tới bệnh viện Nhi TW để chích áp xe mắt. Nhưng 10 ngày sau, mắt bé T. lại sưng hơn.
Lần này, bác sĩ cho bé chụp CT Scan lại chẩn đoán viêm đa xoang mạn tính có biến chứng mắt. Bé T. được chuyển tới bệnh viện Tai Mũi họng TW, trong tình trạng niêm mạc sàng hai bên đầy mủ, thị lực giảm nghiêm trọng. Các bác sĩ đã phải phẫu thuật cấp cứu, nhưng thị lực của bé đã giảm xuống còn 7/10.
Theo bác sĩ Đặng Hoàng Sơn cho biết khi trẻ bị viêm xoang, phụ huynh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp thông thường do có triệu chứng giống nhau như sốt, sổ mũi, ho…Việc tự ý dùng thuốc nếu không gây nên bệnh thì cũng làm bệnh nặng hơn, bệnh có thể biến chứng tại chỗ như viêm tấy vùng mặt, hốc mắt, viêm xương…
Viêm xoang sàng và viêm xoang bướm là hai dạng viêm xoang thường gặp ở trẻ gây nhiều biến chứng đến dây thần kinh mắt dù bị dạng thấp có thể làm bệnh nhân mù mắt.
Bệnh viêm xoang mạn có thể gây viêm thần kinh thị giác, mù mắt, biến chứng nặng nhất là vi khuẩn xâm nhập vào máu, gây tắc xoang tĩnh mạch hang, gây viêm não, viêm màng não, áp xe não.
Trẻ bị viêm xoang dễ có biến chứng mắt hơn người lớn là do cấu trúc xương ở trẻ em xốp hơn người lớn, các lỗ mạch máu nhiều hơn, nên khi nhiễm khuẩn đường hô hấp gây phù nề niêm mạc xoang dẫn tới bít tắc các lỗ thông tự nhiên. Tình trạng thiếu ôxy sẽ gây phù nề, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt vi khuẩn kỵ khí. Ở trẻ em, các lỗ thông tự nhiên ở mũi thường rộng hơn ở người lớn, càng dễ nhiễm khuẩn từ mũi vào xoang nhanh hơn ở người lớn.
Vì vậy, các mẹ không nên cứ thấy con nghẹt mũi, khó thở, không mang con đi khám bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín...mà vội vàng tự ý "chữa bệnh" cho con.

6 cách để da căng mịn không cần tiêm botox

(Kiến Thức) - Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng, bôi kem chống nắng mọi lúc, ăn nhiều trái cây… là cách giúp bạn chống lão hóa sớm và không có nếp nhăn.

6 cach de da cang min khong can tiem botox

Tránh ánh nắng: Tia nắng mặt trời là nguyên nhân chính gây lão hóa. Tia UV có thể làm hỏng da, đẩy nhanh quá trình hình thành nếp nhăn và các đốm đồi mồi trên da. Đừng quên mang theo ô hoặc đội mũ nón trước khi ra khỏi nhà để chống lão hóa sớm. 

Sai lầm tệ hại ai cũng mắc khi bị cảm cúm

(Kiến Thức) - Gần như ai cũng từng mắc ít nhất là một trong những sai lầm dưới đây khiến chứng cảm cúm nặng hơn.

Sai lam te hai ai cung mac khi bi cam cum
 1. Lạm dụng thuốc khi bị cảm cúm. Quay cuồng, chóng mặt, muốn khỏi ốm nhanh, bạn uống ngay một liều kháng histamin. Thế nhưng, 15 phút sau vẫn không khỏi. Bạn lại tiếp tục thêm một vài liều Tylenol. Nhiều người không hiểu rằng, phải mất 30 phút sau thuốc mới phát huy được tác dụng. Vấn đề là, người bệnh thường thiếu kiên nhẫn đễ chờ đợi. Trong tâm trí họ, uống nhiều thuốc tương đương với việc cơn đau giảm nhanh hơn.
Sai lam te hai ai cung mac khi bi cam cum-Hinh-2
2. Xì mũi liên tục. Bạn không biết rằng, khi nước mũi chảy và bạn xì mũi mạnh, vô tình nước mũi sẽ bị đẩy vào khoang mũi xoang. Nước mũi chứa nhiều vi rút và vi khuẩn sẽ gây nhiễm trùng trong khoang xoang. Nếu nước mũi chảy, hãy dùng khăn lau và tránh bóp véo mũi. Điều đó có thể giảm bớt nước mũi chảy vào xoang.