Cháy rừng Hoàng Liên: Phát hiện nhiều cây lớn bị chặt

Liên tiếp trong các ngày từ 19- 22/2, 4 điểm cháy lớn trong rừng tự nhiên tái sinh thuộc các địa bàn thôn Séo Mý Tỷ, Dền Thàng (Lào Cai) thiêu rụi hàng chục ha rừng.

Hơn 1.000 người thuộc các lực lượng công an, quân đội, dân quân tự vệ, kiểm lâm, người dân địa phương được huy động để tham gia chữa cháy. Lãnh đạo tỉnh Lào Cai có Bí thư tỉnh ủy Đặng Xuân Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường cùng công an tỉnh, thị xã Sa Pa đích thân đến hiện trường trực tiếp xem xét, chỉ đạo các phương án chữa cháy rừng.

Theo chân lực lượng chữa cháy vào tận hiện trường các điểm cháy, PV báo Tiền Phong ghi nhận những thửa rừng bị cháy là cánh rừng tự nhiên, tái sinh. Tại thực địa, có dấu vết nhiều gốc cây lớn bị chặt hạ, đặc biệt gỗ pơ mu, trong đó nhiều cây có gốc to bằng người ôm. Một số gốc pơ mu bị bén lửa vẫn âm ỉ cháy.

Bên cạnh pơ mu, phóng viên cũng ghi nhận có những cây thân gỗ lớn khác ngã đổ với dấu vết của việc mới bị đốn hạ.

Theo người dân địa phương tham gia chữa cháy, cách đây 15-20 năm, cả khu vực rừng này bạt ngàn gỗ pơ mu nhưng đến hiện tại loại cây gỗ quý có mùi hương thơm này gần như bị xóa sổ.

Bên cạnh pơ mu, phóng viên cũng ghi nhận có những cây thân gỗ lớn khác ngã đổ với dấu vết của việc mới bị đốn hạ do gốc cây và thân cây với vết cưa còn mới.

Chay rung Hoang Lien: Phat hien nhieu cay lon bi chat

Gốc cây lớn với dấu tích mới bị chặt hạ Ảnh: Hân Nguyễn

Phóng viên liên hệ với ông Nguyễn Quang Vĩnh - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, người được UBND tỉnh Lào Cai ủy quyền phát ngôn thông tin liên quan vụ cháy rừng Vườn quốc gia Hoàng Liên để tìm hiểu thông tin có hay không tình trạng phá rừng tại các cánh rừng xảy ra cháy, ông Vĩnh không bắt máy.

Trong khi đó, ngày 20/2, chỉ một ngày sau đám cháy đầu tiên, trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Hữu Hạnh, Giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên cho biết, nguyên nhân xảy ra cháy là do hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân dưới tán rừng. Tuy nhiên, các hoạt động này ảnh hưởng hay tác động thế nào không được nói rõ.

Thống kê nhanh ban đầu của UBND thị xã Sa Pa, vụ cháy trong những ngày vừa qua đã khiến khoảng 30 ha rừng bị thiêu rụi, tác động đến hệ sinh thái là rất lớn, phải mất thời gian dài để phục hồi.

Loại lá hoang dã, thơm phức được ưa thích khi nướng thịt

Đây là loại lá được nhiều người ưa chuộng, nhất là khi quay, nướng thịt lợn. Nhưng đem lá này om với cá cũng cho hươg thơm nức mũi.

Loại lá này chắc không xa lạ với nhiều người: lá mắc mật.

Lá mắc mật hay còn gọi là lá móc mật , từ mắc mật trong tiếng Tày – Nùng có nghĩa là "quả ngọt", một loại cây thân gỗ nhỏ thường mọc trên núi đá vôi.

35 tỷ ông Đỗ Hữu Ca lừa “chạy án” sẽ giải quyết thế nào?

Số tiền 35 tỷ ông Đỗ Hữu Ca đã giao nộp là tiền bị hại sử dụng vào mục đích bất hợp pháp nên có thể sẽ bị tịch thu sung vào công quỹ nhà nước.

VKSND tỉnh Quảng Ninh vừa ra cáo trạng truy tố ông Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo khoản 4 điều 174 Bộ luật Hình sự trong vụ án liên quan vợ chồng Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh ở Hải Phòng "Mua bán trái phép hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước”.

Cận cảnh quá trình giải cứu “cá Ông” dạt vào bờ biển Quy Nhơn

Sáng 22/2, người dân ở TP Quy Nhơn phát hiện một con cá voi trôi dạt vào bờ. Đây là loài cá được ngư dân miền biển gọi với cái tên đầy kính trọng “cá Ông”.

Can canh qua trinh giai cuu “ca Ong” dat vao bo bien Quy Nhon
 Khoảng 5h sáng 22/2, người dân ở TP Quy Nhơn phát hiện 1 con cá lớn đang mắc cạn tại bờ biển. Nhận biết đây có thể là cá Ông - loài vật thiêng được ngư dân nhiều nơi trong nước thờ tự, tôn kính, nhiều người cố gắng đưa con cá lớn về lại biển.
Can canh qua trinh giai cuu “ca Ong” dat vao bo bien Quy Nhon-Hinh-2