Chán chồng, nhiều phụ nữ trẻ muốn ly hôn

Mặc dù đã được hòa giải, nhưng những người vợ trẻ đứng đơn ly hôn luôn giữ thái độ cương quyết bỏ chồng.

Nhóm các gia đình trẻ, độ tuổi 20 - 35 có học vấn cao, thu nhập khá, ra tòa ly hôn ngày một nhiều và đặc biệt có đến 70% số phụ nữ đứng đơn ly hôn.
Những nguyên nhân của việc này không hề mới như: Thiếu trách nhiệm, rượu chè bê tha, ngoại tình... song với quan niệm dễ yêu, dễ bỏ đã khiến nhiều gia đình trẻ tan vỡ.
70% phụ nữ đang đứng đơn ly hôn
Tại không ít phiên tòa xử lý hôn, mặc dù đã được hòa giải, nhưng những người vợ trẻ đứng đơn ly hôn luôn giữ thái độ cương quyết bỏ chồng. Lý do mà họ đưa ra rất rõ ràng: “Tôi đã quá mệt mỏi, tôi không thể chịu được việc chồng coi nhà mình như quán trọ, chỉ trở về trong tình trạng say xỉn... Con đau, lo liệu nội, ngoại đều dồn cho tôi hết thì tôi còn cần chồng để làm gì?”.
Hoặc “Tôi bị bỏ rơi, đơn độc, tự bơi để duy trì mái ấm bên cạnh người chồng vô tâm, hờ hững ngày càng đè nặng khiến tôi muốn phát điên và ly hôn là cách tôi tự giải thoát cho mình. Cái tôi cần của người chồng là niềm vui, sự chia sẻ, thương yêu, chứ không cần một người chồng cho có...”.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Nguyễn Thu Hiên, phụ nữ ngày nay có điều kiện mở rộng quan hệ, tự lập trong cuộc sống và kiếm được tiền không phải sống dựa dẫm vào chồng, nên họ rất dễ đưa ra quyết định ly hôn. Người phụ nữ trẻ hiện đại luôn mạnh mẽ, quyết liệt hơn để tìm kiếm hạnh phúc cho mình, không cam chịu cuộc hôn nhân đã thành địa ngục.
Tôi cho rằng đây là sự tiến bộ, là chuyển biến rất tích cực và đó chính là lý do hiện nay có đến 70% phụ nữ đứng đơn ly hôn.
Cương quyết ly hôn
Với những vụ án mà nguyên đơn là phụ nữ, khả năng hòa giải thành công rất thấp, bởi khi quyết định chấm dứt hôn nhân, người vợ đã suy nghĩ rất kỹ, nên sự cương quyết rất cao. Đó là nhận định của một thẩm phán chuyên xử các vụ ly hôn.
Đưa ra nhiều lý lẽ như: Vì hạnh phúc con cái, vì điều tiếng của xã hội, những khó khăn của người mẹ đơn thân... để thuyết phục những người vợ trẻ hàn gắn lại cuộc hôn nhân, thì nhiều phụ nữ nói sẽ dũng cảm chấp nhận những đổ vỡ “hậu ly hôn”.
Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, gánh nặng, sự tổn thương do ly hôn mang lại cho phụ nữ lớn hơn rất nhiều so với nam giới. Có người ám ảnh, cay đắng cả đời, không thể tìm lại hạnh phúc lần nữa. Người phụ nữ khi ly dị thường trở thành bà mẹ đơn thân, phải vất vả bươn chải nuôi con.
Không ít phụ nữ không có điều kiện nuôi con, phải nuốt nước mắt để con ở lại cho chồng nuôi, còn mình bị mang tiếng bỏ con, bị lên án, đánh giá về nhân cách. Vì thế, để bước qua những đổ vỡ của hôn nhân, người phụ nữ cần rất nhiều nỗ lực.
“Thời điểm sau ly hôn, tôi gần như bị stress, mặc dù đã chuẩn bị tâm lý từ trước đó gần nửa năm, nhưng tôi vẫn không quen với việc tự mình gánh vác việc của một người đàn ông. Và nhiều lúc nghe con nhắc tới bố, tôi đã bật khóc, và nghĩ đây liệu có phải là quyết định sai lầm.
Nhưng thời gian đã giúp tôi cân bằng cuộc sống, và hiện tại, mẹ con tôi hạnh phúc vì điều đó” - một phụ nữ chia tay chồng sau 5 năm chung sống tâm sự. “Cách vượt “sốc” tốt nhất là hãy dành thời gian cho công việc, chăm sóc con cái và chăm sóc bản thân. Rồi hạnh phúc sẽ lại đến” - một phụ nữ đã ly hôn chia sẻ.
Bất cứ ai khi bước chân vào ngưỡng cửa hôn nhân đều mong muốn có cuộc sống viên mãn, hạnh phúc. Nhưng khi cuộc sống hôn nhân rạn nứt, không còn tình yêu, hôn nhân chỉ là những đau khổ, thì giải pháp cuối cùng là kết thúc sự đổ vỡ của tình yêu hoặc chấm dứt một cuộc hôn nhân.
Đó là cách nghĩ, cách làm của đa số những phụ nữ trẻ hiện đại.

Anh không đủ bao dung

Tình cảm vợ chồng đâu phải như chiếc nhẫn tháo ra rồi đeo lại được. Có những thứ mất đi mãi mãi dù ta hối tiếc tìm lại...

Anh đón em về với anh trong sự chống đối quyết liệt của gia đình, bạn bè và nhất là mẹ anh. Trước sự cản trở của mọi người về mối quan hệ của chúng ta, có lúc anh tưởng như muốn buông tay chấm dứt, nhưng anh biết nếu làm thế anh sẽ đau khổ biết chừng nào vì anh yêu em.

Em, một người phụ nữ quá 30, hơn anh 4 tuổi, chín chắn và khôn khéo. Mọi người không bảo em xinh đẹp. Nhưng đối với anh, em lúc đó thật duyên dáng, mặn mòi và có sức thu hút thực sự. Đi bên cạnh em, anh thấy mình cao lớn vững vàng, có thể chở che cho người phụ nữ của đời mình, chẳng có gì là chênh lệch hay khoảng cách cả.

Giờ thì chúng mình đã có con, một bé gái 3 tuổi xinh xắn giống cả ba và mẹ. Em bây giờ đã là một người phụ nữ thành công trong sự nghiệp.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Còn anh, anh không quá tự hào về bản thân nhưng vẫn là người đàn ông làm ra tiền, vẫn phụ vợ chăm con, đôi lúc nhậu nhẹt chút đỉnh và bản lĩnh đàn ông không đến nỗi nào.

Dạo gần đây anh thấy em đổi khác, hay cau có vô cớ, nạt nộ con cái. Em hay nổi điên bất thường với anh khiến nhiều lúc anh không “đỡ” nổi. Bởi vậy cả tháng cứ chiến tranh lạnh hoài làm anh mệt mỏi. Làm một thằng đàn ông, anh cũng có lúc cần phải phát điên chứ làm sao chịu được. Chẳng hiểu có chuyện gì với em?

Tối qua anh bàn với em sẽ sinh thêm một đứa con nữa cho bé Su có anh có em. Nhưng em đùng đùng nổi giận, em lại gỡ chiếc nhẫn cưới vứt ra giường bảo anh hãy đi kiếm người phụ nữ khác làm việc đó, rằng anh và mẹ chỉ biết bóc lột sức lực của em, rằng bao nhiêu năm nay em cày bừa làm lụng lo cho cả nhà. Giờ em cần được nghỉ ngơi và hưởng thụ, chứ không sinh nở gì nữa hết, đời là mấy sao em cứ phải phí hoài tuổi xuân trong gánh nặng con cái.

À thì ra đối với em gia đình là gánh nặng. Anh cứ tưởng với người phụ nữ thì gia đình, chồng con là niềm vui, hạnh phúc là mục đích sống và phấn đấu! Em nói mà không cần nghĩ. Mẹ anh tuy nhiều tuổi nhưng bà có lương hưu, ở nhà phụ vợ chồng mình trông cháu chứ nào có ăn bám ai. Anh vẫn làm ra tiền, tuy không nhiều như em nhưng vẫn chu toàn vợ con chứ đâu kém cỏi. Con gái dễ thương bụ bẫm, lanh lẹ, ai cũng thích ẵm bồng.Thế chưa đủ ư? Gia đình nào mà chẳng có cãi vã, giận hờn, gây gỗ. Nhưng đâu phải cứ cãi nhau là tháo nhẫn, em đã tháo rồi đeo lại bao nhiêu lần liệu em có nhớ?? Tình cảm vợ chồng đâu phải như chiếc nhẫn tháo ra rồi đeo lại được. Có những thứ mất đi mãi mãi dù ta hối tiếc tìm lại, nó cũng không vừa vặn như lúc đầu.

Tự dưng tim anh đau nhói. Có thể người đàn ông khác thì sẽ thiếu bình tĩnh mà bạt tai vợ, nhưng lúc đó, chẳng hiểu sao trong anh trống rỗng. Anh bước vào nhà tắm, nhìn qua gương, hình ảnh chiếc nhẫn cưới lăn lóc, hình ảnh em của ngày xưa nhạt nhòa, méo mó không còn rõ rệt.

Giờ thì anh hiểu vật chất và đỉnh cao vinh quang rất dễ khiến con người thay đổi. Anh cũng chỉ là một thằng đàn ông bình thường, biết yêu, biết giận, biết tự ái khi ai đó xúc phạm. Nên anh không đủ bao dung để tha thứ cho em thêm một lần nữa đâu, em ạ!! Bởi vì có những vết thương sẽ không bao giờ lành lại dù cho ta tìm mọi cách để chữa.

Bố chồng kỹ tính

Vợ hiểu chồng cả mặt mạnh, mặt yếu… và vợ chấp nhận sự kỹ tính của chồng như là một phần chưa hoàn hảo.

Con dâu loay hoay mãi bên cái tủ bán cà vạt, cầm cái màu nhã nhất quay sang hỏi em: Không biết cái này có vừa ý bố không mẹ? Em gật đầu nhưng con dâu vẫn cứ nhấc lên đặt xuống. Về làm dâu hơn một năm, chắc con cũng hiểu, mua quà tặng một người kỹ tính như bố chồng chẳng dễ dàng gì.

Mình không chê khi nhận món quà, hai mẹ con nhìn nhau chưa kịp mừng thì đã chưng hửng khi thấy mình cất vào ngăn tủ. Họa hoằn lắm mình mới lấy ra dùng, vì trong mắt mình, cái cà vạt ấy hoa văn không tinh tế. Con dâu có vẻ buồn, rỉ tai em: với người kỹ tính như bố chắc chỉ mẹ mới chiều được thôi.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Ngẫm lại quãng thời gian vợ chồng mình sống với nhau, em cũng phải công nhận điều đó. Với mình, từ việc bài trí vật dụng trong nhà đến chút gia vị nêm nếm vào thức ăn đều phải đúng bài, đúng kiểu. Quà sáng phải mua đúng hàng, đúng chỗ chồng thích. Có hôm vì nhỡ đường, vợ mua ở hàng khác, về nhà là chồng chê không ăn. Sống với chồng vợ luôn phải ý tứ, cầu kỳ trong mọi việc. Mua cái drap trải giường cũng phải chọn đi chọn lại. Mua cái áo tặng mình cũng phải săm soi từ đường kim, mũi chỉ để vừa mắt, vừa ý chồng. Mấy đứa cháu ở quê học đại học trên này, cuối tuần thường ghé nhà mình chơi. Cái xe, đôi dép để không ngay ngắn là bị mình nhắc; đi đứng, nói cười không đúng chỗ là bị mình “chỉnh”… Bẵng đi, không thấy chúng về chơi nữa. Mình nhắc em gọi điện hỏi thăm xem chúng nó có ốm đau gì không. Biết là mình thương và lo cho các cháu sống xa nhà, nhưng em đành nói dối chúng nó bận thi cử, chứ thật tình em biết, chúng nó ngại đến nhà lại “chạm” mặt ông cậu, ông bác khó tính.

Ngõ nhà mình trước đây toàn người lớn nhưng từ ngày có mấy cặp vợ chồng trẻ chuyển đến lại thành đông trẻ con. Trẻ con thì đứa nào cũng hiếu động, nghịch ngợm. Có hôm chúng nó nô đùa ngoài ngõ, mình ngủ trưa không được, bật dậy mở cửa ra quát. Khổ thân bọn nhỏ đứa nào đứa nấy nín thinh, lẳng lặng “rút quân”. Từ hôm đó, cứ nhìn thấy mặt mình là chúng lấm lét, sợ sệt, đến nỗi hôm đi công tác về, mình có gói kẹo gọi chúng vào cho mà chẳng đứa nào dám đến gần. Bác hàng xóm bế cháu sang nhà mình chơi, chẳng may cháu tè ra nhà, mình khó chịu ra mặt. Từ đấy, bác cũng không dám sang nữa.

Con trai có bạn gái cả năm trời vẫn cứ ngần ngừ không đưa về ra mắt bố mẹ. Hỏi nó là con yêu thật hay yêu chơi mà không đưa bạn về nhà, nó gãi đầu: Để con thăm dò bố đã, bố kỹ tính lắm, chỉ sợ đưa về bố lại khoát tay mời đi thì “mất điểm” lắm.

Cưới vợ về, con trai chẳng lo chuyện mẹ chồng nàng dâu mà cứ sợ con dâu bị bố chồng “bắt lỗi”.

Con gái là đứa cá tính, lại đang tuổi thích khẳng định và bộc lộ mình, thỉnh thoảng lại “va” với bố. Cũng có lúc con nín nhịn nhưng nhiều khi mạnh mẽ bày tỏ ý kiến. Bố khăng khăng ý bố là đúng, con quyết tâm bảo vệ ý kiến của con, thế là thành to tiếng. Vợ đứng giữa, hết xoa dịu bố lại dàn hòa với con đến là khổ. Ấy vậy mà bố thì đổ lỗi mẹ bênh con, con thì trách: Mẹ cũng phải đấu tranh để cho bố bớt khó tính đi chứ!

Vợ chồng mình đã sắp lên ông, lên bà, chẳng còn như thời son trẻ để giận dỗi nhau. Bao năm qua sống cùng nhau, vợ hiểu chồng cả mặt mạnh, mặt yếu… và vợ chấp nhận sự kỹ tính của chồng như là một phần chưa hoàn hảo của con người chồng vậy. Nhưng, cũng có lúc em ước: giá như mình bớt kỹ tính, có lẽ em sẽ thấy thoải mái và hạnh phúc hơn nhiều. Giờ nhà mình đã có dâu, sau này có rể, có cháu… mối quan hệ sẽ phức tạp hơn, nếu mình vẫn cứ như thế vợ e sẽ xảy ra những va chạm không đáng có.

Thay đổi một thứ gì đó thuộc về cá tính là không dễ, nhưng không phải không làm được nếu xuất phát điểm và đích đến của nó là mong muốn mang đến niềm vui và sự hòa hợp cho những người mình yêu thương, phải vậy không mình?

Tình yêu “thuốc phiện“

(Kiến Thức) - Cách đây hơn một năm, tôi gặp một người đàn ông tính cách khác hẳn chồng tôi, đặc biệt là việc biết lắng nghe, chia sẻ.

Tôi 32 tuổi, cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc do chồng tôi ít quan tâm tới vợ con, đã thế lại còn hay nói ngang. Là vợ chồng mà hầu như chúng tôi chẳng bao giờ tâm sự được với nhau, vì chỉ câu trước câu sau đã cãi vã rồi. Cách đây hơn một năm, tôi gặp một người đàn ông tính cách khác hẳn chồng tôi, đặc biệt là việc biết lắng nghe, chia sẻ. Hằng ngày chúng tôi gặp nhau trên mạng, qua điện thoại, thi thoảng đi uống nước, tình cảm ngày càng thắm thiết, tuy nhiên, tôi không cho anh đi quá giới hạn, tất cả chỉ dừng lại như vậy. 
Từ khi có anh, tôi vơi rất nhiều nỗi cô đơn, và nhờ anh, tôi mới yêu đời, chăm sóc vô điều kiện gia đình, dù chồng có thế nào chăng nữa. Nhưng tôi vẫn mặc cảm mình đang làm điều có lỗi. Liệu tôi có cả nghĩ quá không, nhất là khi tôi giữ được không làm điều gì quá giới hạn, và mối quan hệ này đem lại sức sống cho tôi? - Nguyễn Mai Hương (Hà Nội).