TP HCM đối mặt thách thức NOXH, cần 100.000 căn hộ đến 2030

Bất động sản TP.HCM nửa đầu 2025 tăng doanh thu nhưng thiếu dự án bình dân, căn hộ cao cấp neo 90 triệu/m², gây áp lực lớn cho người lao động.

Theo báo cáo thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2025 của Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), công bố ngày 14/7, sự phục hồi và tăng trưởng tích cực của thị trường với doanh thu kinh doanh bất động sản tăng 9,1% so với cuối năm 2024. Tuy nhiên, sự thiếu vắng trầm trọng các dự án nhà ở vừa túi tiền và nhà ở xã hội, cùng với việc giá nhà tiếp tục neo ở mức cao, vượt quá khả năng tài chính của đại bộ phận người dân.

3.jpg
Nhà bình dân . Ảnh: Internet

Trong nửa đầu năm 2025, TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng mới 4,83 triệu m2 sàn xây dựng nhà ở, đạt 60,4% chỉ tiêu cả năm 2025. Nhà ở thương mại chiếm 1,961 triệu m2 sàn xây dựng (40,6%), cho thấy xu hướng phát triển nhà ở theo dự án đang trở thành chủ đạo, tăng đáng kể so với tỷ lệ chỉ khoảng 25% cách đây 10 năm.

Thị trường chỉ ghi nhận 4 dự án nhà ở thương mại với 3.353 căn hộ cao cấp đủ điều kiện huy động vốn, tổng giá trị 10.239 tỷ đồng. Không có dự án nhà ở trung cấp hay nhà ở giá vừa túi tiền nào được cấp phép trong giai đoạn này.

Từ năm 2021 đến tháng 6/2025, tổng diện tích xây dựng mới nhà ở đạt khoảng 33,71 triệu m2 sàn xây dựng, đạt 84% chỉ tiêu đề ra cho giai đoạn 2021-2025. Trong đó, nhà ở riêng lẻ do người dân tự xây dựng chiếm tỷ trọng lớn với 21,352 triệu m2, trong khi nhà ở xã hội chỉ đạt 205.000 m2 sàn xây dựng. Diện tích nhà ở bình quân của thành phố tính đến tháng 5/2025 là 23,08 m2/người.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, bày tỏ quan ngại sâu sắc về kết quả phát triển nhà ở xã hội. Với chỉ 205.000 m2 sàn xây dựng nhà ở xã hội (tương đương 4.100 căn hộ), thành phố mới chỉ đạt khoảng 11,7% kế hoạch 35.000 căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025. Để đạt mục tiêu 100.000 căn hộ nhà ở xã hội cho giai đoạn 2021-2030, HoREA nhấn mạnh sự cần thiết phải có nỗ lực lớn hơn từ các cơ quan chức năng và sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp bất động sản. Hy vọng vào các thay đổi pháp lý sắp tới như Nghị quyết 201/2025/QH15, Nghị định 192/2025/NĐ-CP, và việc sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở vào cuối năm 2025 sẽ tháo gỡ vướng mắc.

Về giá nhà, HoREA ghi nhận giá căn hộ cao cấp vào năm 2024 lên đến 90 triệu đồng/m2, bình quân khoảng 9,7 tỷ đồng/căn (giá sơ cấp khi phê duyệt dự án, chưa phải giá bán ra). Mức giá này vẫn "neo" ở mức rất cao, vượt quá khả năng chi trả của phần lớn người có thu nhập trung bình và thấp ở đô thị.

Để giải quyết những vướng mắc và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, đồng thời đạt được mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, HoREA đã đưa ra các kiến nghị quan trọng:

  • Rà soát và thông qua danh mục đất thực hiện dự án thí điểm: HoREA kiến nghị UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, khẩn trương rà soát và trình Thường trực UBND TP và HĐND TP thông qua danh mục 371 khu đất trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (trước khi hợp nhất) với hơn 2.000 ha và 245 khu đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương (cũ) với tổng diện tích 1.592 ha.
  • Nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho các dự án HoREA cũng đề nghị Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành khẩn trương rà soát 220 dự án vướng mắc pháp lý trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cũ theo kết luận từ buổi làm việc của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vào tháng 11/2024. Đồng thời, cần rà soát và đề xuất hướng xử lý đối với 68 dự án nhà ở thương mại đã bị dừng hoặc chưa triển khai thực hiện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cũ.

Đà Nẵng phê duyệt siêu dự án đường thủy gần 10.000 tỷ đồng

Đà Nẵng vừa phê duyệt dự án du lịch đường thủy nội địa trị giá gần 10.000 tỷ, với 20 bến thủy hiện đại, công viên ven sông và sản phẩm du lịch đa dạng

UBND TP Đà Nẵng vừa chính thức chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh du lịch đường thủy nội địa, với tổng mức đầu tư lên đến gần 10.000 tỷ đồng (đã bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng). Dự án hứa hẹn sẽ đưa du lịch đường thủy của thành phố lên một tầm cao mới, đồng thời góp phần giảm tải áp lực giao thông đường bộ và đa dạng hóa phương thức vận chuyển hành khách.

Dự án có thời hạn hoạt động 50 năm, tập trung triển khai dọc theo các tuyến sông lớn như sông Hàn, sông Cổ Cò, sông Vĩnh Điện và sông Cẩm Lệ. Theo đó, thành phố sẽ đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp mở rộng 20 bến thủy nội địa cùng các công trình phụ trợ, với tổng diện tích đất hơn 15ha. Đặc biệt, dự án còn bao gồm việc xây dựng công viên phía sau 11 bến, với tổng diện tích dự kiến hơn 25ha, tạo thêm không gian xanh và điểm nhấn cảnh quan cho khu vực.

Giải ngân vốn công, An Giang đặt mục tiêu bứt phá cuối năm

Dù đối mặt với nhiều thách thức về giải phóng mặt bằng, thiếu hụt vật liệu, chậm trễ thủ tục, An Giang vẫn quyết tâm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

An Giang đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đặt mục tiêu đạt 100% kế hoạch năm 2025 với tổng vốn hơn 26.116 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương chiếm trên 10.873 tỷ đồng và vốn tỉnh là 15.243 tỷ đồng. Tỉnh coi công tác giải ngân vốn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, tổ chức trong năm.

Đến hết ngày 30/6/2025, An Giang mới giải ngân được hơn 5.533 tỷ đồng, đạt 25,97% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và 21,19% kế hoạch HĐND tỉnh giao. Tình hình này đòi hỏi những giải pháp quyết liệt để bứt phá trong nửa cuối năm.

Cà Mau đẩy mạnh giải ngân, xử lý nhà thầu yếu, CĐT chậm

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Phạm Thành Ngại đã yêu cầu các chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm với những nhà thầu năng lực yếu kém và kiểm điểm

Trước tình hình giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm 2025 còn thấp, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có chỉ đạo quyết liệt nhằm đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Theo đó, tỉnh sẽ kiên quyết xử lý các nhà thầu có năng lực yếu kém và kiểm điểm trách nhiệm các chủ đầu tư nếu không đạt mục tiêu giải ngân.

10.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Phạm Thành Ngại phát biểu tại hội nghị