Cảnh báo con người chết đói vì côn trùng “điên cuồng” hơn bao giờ hết

Biến đổi khí hậu có những tác động tiêu cực đến côn trùng, dẫn đến mối đe dọa vì khan hiếm lương thực trong tương lai.

Theo Weather, biến đổi khí hậu còn tác động trực tiếp đến các loài côn trùng, sâu bọ, khiến chúng trở nên hung hăng gấp hàng ngàn lần.
Đây là kết quả nghiên cứu mới của các chuyên gia đến từ Đại học Washington, ĐH Vermont và ĐH Colorado ở Mỹ.
Canh bao con nguoi chet doi vi con trung “dien cuong” hon bao gio het
Sản lượng cây lương thực được dự báo sẽ giảm mạnh vào năm 2050. 
Các nhà nghiên cứu dự báo sản lượng lương thực thế giới sẽ giảm mạnh, đặc biệt là các khu vực trồng cây lương thực lớn ở Bắc Mỹ và châu Âu, ngay cả khi con người khống chế hiện tượng ấm lên toàn cầu ở mức 2 độ C.
Cụ thể, sản lượng ngô, gạo và lúa mì giảm 10-25% nếu Trái đất ấm lên mỗi 1 độ C. Nếu Trái đất ấm lên 2 độ C so với giai đoạn 1971-2000, hoạt động mạnh của côn trùng khiến mùa màng tổn thất tới 46%.
Ba loại cây lương thực trên là nguồn sống chính của 4 tỷ người trên thế giới, tương đương 42% lượng calo con người hấp thụ toàn cầu.
Để dễ hình dùng hơn, nhà nghiên cứu Curtis Deutsch so sánh: “Côn trùng hiện đang tiêu thụ 1/12 ổ bánh mì (trước khi nó được tạo ra). Cho đến cuối thế kỷ này, nếu Trái đất tiếp tục ấm lên, cứ 12 ổ bánh mì được tạo ra thì côn trùng hấp thụ ở mức hơn 2”.
Thiệt hại lớn đến mức nó có thể đe dọa đến an ninh lương thực toàn cầu, theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học
“Chúng ta làm Trái đất ấm lên rõ rệt, kết quả là côn trùng ngày càng sinh sôi hơn, trở nên hung hãn và điên cuồng”, đồng tác giả nghiên cứu, chuyên gia Josh Tewksbury đến từ Đại học Colorado nói.
Giáo sư Curtis Deutsch đến từ Đại học Washington nói, hiện tượng Trái đất ấm lên thúc đẩy mạnh mẽ quá trình trao đổi chất ở các loài côn trùng, sâu bọ. Kết quả là chúng phát triển nhanh hơn, mau đói và ăn nhiều hơn.
Nhưng hiện tượng này chỉ thực sự đe dọa đến các vùng ôn đới vốn có khí hậu lạnh giá. Ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ tăng cao có thể kìm hãm sự phát triển của côn trùng.
Theo nhóm nghiên cứu, để đối phó với tình hình bi đát trong tương lai, nông dân cần phải thay đổi phương thức canh tác. Các nhà khoa học cũng phải nghiên cứu các loại cây trồng mới, chống chịu sâu bệnh tốt hơn.

Phân biệt côn trùng có lợi và côn trùng có ích

(Kiến Thức) - Những côn trùng có lợi được quan niệm là những loài đã được khai thác trong một thời gian dài và được thuần hóa, nhân nuôi.

Hỏi: Đối với côn trùng, tôi được biết người ta sử dụng thuật ngữ côn trùng có lợi và côn trùng có ích. Hai thuật ngữ này có điểm gì khác biệt? - Nguyễn Minh Ngọc (Vĩnh Phúc).
Phan biet con trung co loi va con trung co ich
 

Hãi hùng bò tót húc thẳng vào chỗ hiểm người đấu bò

Điều ngạc nhiên là sau khi bò tót húc, Pinar tiếp tục đứng dậy bất chấp bị chảy máu.

Hai hung bo tot huc thang vao cho hiem nguoi dau bo

Bò tót húc vào "chỗ hiểm" của Rubén Pinar 

Một người đấu bò vừa bị bò tót húc vào “chỗ hiểm” trong một một cuộc đấu bò ở Madrid, Tây Ban Nha ngày 12/10, tờ Daily Mail đưa tin.