Cảnh báo chiêu lừa đảo "xác nhận hiến tạng được nhận tiền"

Đối tượng mạo danh Bệnh viện Nội tiết Trung ương liên hệ người nhà tới xác nhận hiến tạng để được nhận hơn 14 triệu đồng.

Ngày 8/12, theo thông tin từ Bệnh viện Nội tiết trung ương (Hà Nội), cơ sở này tiếp nhận phản ánh của anh P. N về việc một đối tượng tự xưng là H.T.N liên hệ, hướng dẫn anh xác nhận đơn đăng ký hiến tạng của người có tên Nguyễn Thị Phượng tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Sau đó, anh P. sẽ nhận được số tiền sau hiến tạng là 14,5 triệu đồng.
Ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân, Bệnh viện Nội tiết Trung ương thông tin cơ sở này không có dịch vụ hiến tạng và không tiếp nhận bất kỳ ca hiến tạng nào. Do đó, người dân cần nâng cao cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi của những đối tượng xấu, tránh hậu quả không đáng có.
Canh bao chieu lua dao
Thông báo người dân nhận được. Ảnh: BVCC. 
Trước đó, Bệnh viện Nội tiết Trung ương từng nhận được phản ánh của người dân qua đường dây nóng về việc một số đối tượng mạo danh giới thiệu là cán bộ, nhân viên của bệnh viện. Các đối tượng này lập các trang Facebook, TikTok… giả mạo là nhân viên y tế, đội ngũ chuyên gia, thậm chí lợi dụng danh tiếng của các lãnh đạo Bệnh viện Nội tiết Trung ương để lừa đảo.

Bộ Y tế: Cảnh báo giả mạo trong cung ứng, mua bán vắc xin COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo: Các cơ quan, tổ chức khi nhận được các thông tin, đề nghị, hợp tác về việc cung cấp vắc xin phòng COVID-19 cần thận trọng, chủ động xác thực, kiểm chứng thông tin, đảm bảo an toàn pháp lý, tài chính và thương mại

Theo thông tin mới đây của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol), Cảnh sát Trung Quốc và Nam Phi đã bắt giữ nhiều đối tượng liên quan đến buôn bán vắc xin COVID-19 giả.

Hai người phụ nữ Hà Nội bị lừa đảo số tiền không nhỏ sau khi nghe cuộc gọi giả mạo ngân hàng

Vì một phút lơ đãng, hai người phụ nữ đã rơi vào “cạm bẫy” của nhóm lừa đảo để rồi trở thành nạn nhân, mất một số tiền không hề nhỏ.

Lừa đảo tài chính được ghi nhận là một trong những phương thức lừa đảo phổ biến tại Đông Nam Á, chiếm tỷ lệ hơn 40% ở hầu hết quốc gia trong khu vực. Cụ thể, Philippines là quốc gia có tỉ lệ tấn công tài chính cao nhất với 64,03%, tiếp theo là Thái Lan với 56,35%...

Tại Việt Nam, tỷ lệ lừa đảo tài chính rơi vào khoảng 26,36% - thấp hơn so với các nước trong khu vực. Theo các chuyên gia, tỷ lệ này nhờ nỗ lực của Chính phủ trong việc nâng cao nhận thức về an ninh mạng trong bối cảnh các ứng dụng ngân hàng, ví điện tử ngày càng gia tăng…

Cảnh báo giả mạo văn bản của Ủy ban Chứng khoán để lừa đảo

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa phát đi cảnh báo về văn bản giả mạo cơ quan này cấp giấy phép, chứng nhận đăng ký lập quỹ đại chúng cho Cty quản lý quỹ Sac Capital VN.

Cụ thể, qua thông tin nắm bắt, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, hiện nay có văn bản giả mạo văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, lừa đảo nhà đầu tư (văn bản giả mạo đề số 128/GCN-UBCK ngày 10/05/2023). Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khẳng định văn bản nêu trên là giả mạo.
Canh bao gia mao van ban cua Uy ban Chung khoan de lua dao

Văn bản giả mạo đề số 128/GCN-UBCK ngày 10/05/2023.