Cảnh báo giả mạo văn bản của Ủy ban Chứng khoán để lừa đảo

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa phát đi cảnh báo về văn bản giả mạo cơ quan này cấp giấy phép, chứng nhận đăng ký lập quỹ đại chúng cho Cty quản lý quỹ Sac Capital VN.

Cụ thể, qua thông tin nắm bắt, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, hiện nay có văn bản giả mạo văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, lừa đảo nhà đầu tư (văn bản giả mạo đề số 128/GCN-UBCK ngày 10/05/2023). Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khẳng định văn bản nêu trên là giả mạo.
Canh bao gia mao van ban cua Uy ban Chung khoan de lua dao
Văn bản giả mạo đề số 128/GCN-UBCK ngày 10/05/2023. 
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho Công ty quản lý quỹ là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quỹ đầu tư SAC CAPITAL VN và không cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ đại chúng cho Quỹ đầu tư SAC CAPITAL VN.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có văn bản gửi cơ quan công an để xử lý nghiêm vụ việc theo quy định pháp luật.
Danh sách các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp đều được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đăng tải đầy đủ, kịp thời trên trang thông tin điện tử ssc.gov.vn. Do vậy, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng, kiểm tra, đối chiếu các thông tin trước khi giao dịch.
>>> Xem thêm video: Nhiều website giả mạo thông tin lịch cắt điện: Xử lý sao?

Nguồn: Lý Thùy.

Hà Nội thất hứa, trạm bơm nghìn tỷ tiếp tục “khát nước“

Hoàn thành từ năm 2020, đến nay trạm bơm Yên Nghĩa vẫn hoạt động cầm chừng dù phía Tây TP. Hà Nội ngập úng. Nguyên nhân là do 2,4km kênh dẫn nước La Khê (quận Hà Đông) chưa hoàn thiện.

Liên quan đến vấn đề trạm bơm Yên Nghĩa (quận Hà Đông) hoàn thành được hơn 3 năm nhưng vẫn hoạt động cầm chừng do kênh dẫn nước La Khê bị ‘đắp chiếu’, HĐND TP. Hà Nội từng nhiều lần truy trách nhiệm các đơn vị của UBND TP.

Tại phiên chất vấn trong Kỳ họp thứ 10, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI, thành viên UBND TP. Hà Nội từng hứa đến hết năm 2022, sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng kênh dẫn nước La Khê để đầu năm 2023 tiếp tục triển khai dự án.

Giả mạo trang web, tin nhắn từ ngân hàng để chiếm đoạt tài sản

Bộ Công an cảnh báo người dân cần cảnh giác trước các tin nhắn giả mạo trang web của ngân hàng, mạng xã hội để người dùng đăng nhập rồi chiếm đoạt quyền kiểm soát tài khoản.

LTS: Với thủ đoạn tinh vi, đa dạng, các đối tượng lừa đảo qua mạng đã chiếm đoạt số tiền hàng tỷ đồng qua nhiều vụ việc. Mặc dù cơ quan chức năng nhiều lần cảnh báo, nhưng do thiếu kiến thức và kinh nghiệm xử lý, nhiều người vẫn sập bẫy. Vào thời điểm cuối năm, từ cảnh báo của cơ quan chức năng, báo VietNamNet thực hiện các bài viết nhằm chỉ rõ thủ đoạn lừa đảo, cách để người dân phòng tránh loại tội phạm này.

Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn các đối tượng tội phạm giả mạo các trang web, ứng dụng của các tổ chức, tài khoản của các cá nhân (ngân hàng, mạng xã hội...) gửi các đường link để người dân đăng nhập nhằm chiếm quyền điều khiển, kiểm soát tài khoản.

Sau đó, các đối tượng nhắn tin lừa đảo đến danh sách bạn bè của người bị hại, hoặc chiếm đoạt quyền sử dụng sim điện thoại bằng nhiều thủ đoạn khác nhau để nhận mã xác minh tài khoản nhằm chiếm đoạt tài sản.

Thống kê của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an cho thấy, từ tháng 9 đến nay, tại các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng… người dân thường xuyên nhận được tin nhắn giả mạo của các ngân hàng thương mại (tin nhắn SMS Brandname) với nội dung: “Thông báo khách hàng đã đăng ký, kích hoạt dịch vụ tài chính toàn cầu có mức phí sử dụng từ 3-6 triệu đồng, nếu muốn hủy thì truy cập vào đường dẫn https://vietinbank.com.vn-vp.top hoặc https://vpbank.com.vn-vb.top...”.

Gia mao trang web, tin nhan tu ngan hang de chiem doat tai san
Nhiều tin nhắn giả mạo ngân hàng khiến người dân sập bẫy tội phạm lừa đảo. Ảnh minh hoạ

Thực chất đây là tin nhắn giả mạo ngân hàng mà các đối tượng lừa đảo tạo lập ra để dẫn dụ người dùng truy cập vào, nhằm đánh cắp thông tin, chiếm quyền quản trị tài khoản ngân hàng của người dùng, sau đó chiếm đoạt toàn bộ số tiền có trong tài khoản.

Bộ Công an xác định đây là đường dây tội phạm có tính chất chuyên nghiệp xuyên quốc gia do các đối tượng người nước ngoài cầm đầu, cấu kết chặt chẽ với các đối tượng trong nước thực hiện.

Các đối tượng này sử dụng các thiết bị công nghệ cao được sản xuất ở nước ngoài để thiết lập giả trạm thu, phát sóng di động của các doanh nghiệp viễn thông, thu thập thông tin thuê bao di động và thông tin thiết bị để thực hiện phát tán các tin nhắn mạo danh ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trung bình mỗi ngày, các đối tượng thực hiện phát tán thành công từ 40.000 đến 80.000 tin nhắn/1 bộ thiết bị. Các bộ thiết bị mà đối tượng sử dụng có thể tùy chỉnh giả mạo đầu số tin nhắn của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

Để nâng cao hiệu quả việc phòng ngừa, cũng như kịp thời phát hiện, đấu tranh, xử lý các đối tượng lừa đảo bằng thủ đoạn nêu trên, Bộ Công an khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không bấm vào các đường link, tên miền lạ được gửi đến email, điện thoại; không cung cấp mã OTP, mã xác nhận cho bất kỳ ai, kể cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng để tránh sập bẫy lừa đảo.

Gia mao trang web, tin nhan tu ngan hang de chiem doat tai san-Hinh-2

Cảnh báo từ những vụ giả mạo công an, viện kiểm sát lừa đảo tiền tỷ
Các đối tượng sử dụng mạng viễn thông, mạo danh là người làm trong cơ quan công an, viện kiểm sát để lừa đảo số tiền nhiều tỷ đồng của các nạn nhân.

Gia mao trang web, tin nhan tu ngan hang de chiem doat tai san-Hinh-3

Thủ đoạn mạo danh người nước ngoài làm quen gửi quà, tiền để lừa đảo
Bộ Công an cho biết, hình thức lừa đảo giả mạo là người nước ngoài rồi lên mạng xã hội làm quen và gửi quà về Việt Nam dù không phải cách thức mới nhưng vẫn có nạn nhân sập bẫy.

Cảnh giác với những trang mạng xã hội giả mạo công an để lừa đảo

Lực lượng an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vừa phát hiện gần 400 trang mạng xã hội giả mạo, sử dụng hình ảnh, ký hiệu của lực lượng công an để làm việc trái pháp luật.

Gần đây, lợi dụng sự phát triển của internet và mạng xã hội, các đối tượng xấu đã lập ra nhiều trang mạng xã hội giả mạo, sử dụng tên, hình ảnh, ký hiệu, biểu tượng của lực lượng công an để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; bôi nhọ danh dự Đảng, Nhà nước, lực lượng công an nhân dân diễn ra ngày càng phổ biến, phức tạp. Để làm rõ thủ đoạn của các đối tượng và đưa ra cảnh báo đối với người dân, Thiếu tá Phí Văn Thanh, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an sẽ có phân tích cụ thể:
Video: