Căng thẳng với Trung Quốc: Philippines mua hàng loạt vũ khí

(Kiến Thức) - Philippines mua thêm hàng loạt khí tài quân sự bao gồm khinh hạm tàng hình, trực thăng chống ngầm do căng thẳng leo thang với Trung Quốc trên Biển Đông.

Hãng tin Reuters dẫn lời quan chức Hải quân Philippines đưa tin, Manila định mua 2 tàu khinh hạm, 2 máy bay trực thăng và 3 tàu pháo để triển khai tại Biển Đông do căng thẳng trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Trung Quốc đã nhiều lần đưa ra các yêu sách đòi hỏi chủ quyền với gần như toàn bộ khu vực Biển Đông.
Sự đối đầu giữa Philippines và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng kể từ tháng 6/2012 khi Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough, được biết đến với trữ lượng dầu và khí tự nhiên lớn cùng với nguồn thủy sản dồi dào.
Chuẩn Đô đốc Caesar Taccad, người phụ trách hệ thống vũ khí Hải quân Philippines cho biết: “Những sự việc ở Biển Đông đặt ra nhu cầu bức thiết cho việc mua sắm vũ khí kể trên”.
Một hạm đội của Hải quân Philippines.
 Một hạm đội của Hải quân Philippines.
Philippines đã bắt đầu chương trình hiện đại hóa trị giá 2 tỷ USD, kéo dài trong 15 năm để cải thiện khả năng bảo vệ đường ranh giới trên biển của nước này. Danh sách những vũ khí vừa được công bố sẽ chiếm khoảng 866 triệu USD trong số tiền 2 tỷ USD kể trên.
Manila cũng dự định ký hợp đồng mua tàu chiến mới vào đầu năm 2014, ông Taccad nói.
Philippines đã kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, nhằm dành lại quyền lợi của mình nhờ vào Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển. Tuy nhiên, Trung Quốc đã từ chối tham gia phiên tòa.
Theo ông Taccad, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Pháp đã nhận đấu thầu cho 2 khinh hạm tàng hình mang tên lửa dẫn đường trong khi Italy và Indonesia cũng đang đấu thầu cho 2 máy bay trực thăng chống tàu ngầm.
Mới đây Indonesia đã dành được hợp đồng đóng 2 tàu đổ bộ chiến lược và sẽ giao tàu đầu tiên trong năm 2016. Đài Loan và 5 nhà máy đóng tàu khác cũng đang đấu thầu cho 3 chiếc tàu tấn công đa nhiệm có trang bị tên lửa. Radar bờ biển sẽ do phía Mỹ cung cấp.

Vì sao Nga không ủng hộ Trung Quốc ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Vì nhiều nhân tố chiến lược và chính trị, Moscow không thể ủng hộ các tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông. 

Vì sao Nga không thể công khai “về phe” Trung Quốc?
Sau hàng loạt các hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là hành động đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam, Trung Quốc đã bị nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật lên tiếng chỉ trích. Tuy nhiên, Nga, “đối tác chiến lược” của Trung Quốc, vẫn chưa bày tỏ lập trường gì về vấn đề Biển Đông. 

Đã xác định được vị trí 4 giàn khoan TQ đưa ra Biển Đông?

(Kiến Thức) - Giàn khoan Nam Hải 9 dự kiến hạ đặt ở cửa vịnh Bắc Bộ; Nam Hải 2 và 5 - ở vùng biển giữa miền nam Trung Quốc và quần đảo Đông Sa do Đài Loan đang kiểm soát; Nam Hải 4 sẽ đặt ở gần bờ biển TQ.

Trung Quốc đặt các giàn khoan ở đâu?
Trả lời báo giới ở Washington, người phát ngôn ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho hay, Mỹ biết về tin tức nói Trung Quốc kéo theo giàn khoan ra Biển Đông nhưng chưa có đánh giá vì không có đủ thông tin về điểm đến cụ thể và cuối cùng của các giàn khoan. Tuy vậy, bà Jen Psaki cũng nhắc lại quan điểm lâu nay của Mỹ rằng, đó sẽ là điều đáng quan ngại nếu các giàn khoan nằm trong các vùng biển tranh chấp.