Cán bộ, công chức cũng phải nhập ngũ

Bộ trưởng Quốc phòng cho biết: “Từ năm 2015 sẽ tập trung gọi cán bộ, công chức, viên chức ở các tổ chức chính trị-xã hội đi nghĩa vụ quân sự”.

Ngày 14/8, khi thảo luận về dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS) sửa đổi, các thành viên trong Ủy ban Thường vụ QH đều đề nghị xây dựng các quy định sao cho bình đẳng trong việc thực hiện NVQS, tránh tình trạng được miễn nhiều quá.
90% người đi NVQS là con em nông dân
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh lưu ý: Quy định hiện nay chỉ miễn thực hiện NVQS tại ngũ đối với một số đối tượng như cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong đã làm việc tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên... Những công chức, viên chức còn lại thì không được miễn. Tuy nhiên, trên thực tế những người đi NVQS có tới 90% là con em nông dân, còn các cán bộ, công chức, viên chức đang làm trong các cơ quan chính trị-xã hội gần như không tuyển.
Báo cáo của Ủy ban Quốc phòng-An ninh cũng cho thấy tỉ lệ công dân đã có việc làm, có trình độ học vấn cao, có chuyên môn kỹ thuật và con em cán bộ, công chức, các gia đình có điều kiện kinh tế thực hiện NVQS tại ngũ chỉ chiếm 4,94% và có xu hướng ngày càng giảm. Do đó ủy ban này đề nghị nghiên cứu quy định độ tuổi gọi nhập ngũ sao cho có thể gọi số thanh niên đã hoàn thành chương trình các bậc học cao tham gia NVQS tại ngũ, tránh các biểu hiện trốn tránh thực hiện và người đi NVQS chủ yếu là con em nông dân.
Thanh niên lên đường làm nghĩa vụ quân sự.
 Thanh niên lên đường làm nghĩa vụ quân sự. 
“Ngày trước thỉnh thoảng tôi còn thấy gọi công chức, viên chức đi NVQS nhưng bây giờ thì không còn nữa. Như thế là không bình đẳng. Ngay những người làm trong Văn phòng QH nếu đang ở độ tuổi cũng phải đi. Rồi anh đang học hoặc chuẩn bị học cũng phải đi NVQS trước hoặc sau khi học” - Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nêu ý kiến.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cũng cho rằng chỉ nên miễn NVQS khi không đủ sức khỏe. “Công an cũng phải làm NVQS. Cứ 18-20 tuổi hay hơn nữa là phải làm NVQS. Làm NVQS xong rồi đi đại học, đi nước ngoài hay làm công an thì làm. Cái này chúng ta phải tính toán sao cho phù hợp” - ông Hùng nhấn mạnh.
Khẳng định việc thực hiện NVQS là thiêng liêng nhưng phải bình đẳng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho hay: “Từ năm 2015 sẽ tập trung tuyển cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc ở các tổ chức chính trị-xã hội đi thực hiện NVQS để bảo đảm được sự công bằng và giúp chất lượng quân đội được nâng lên. Thời gian nhập ngũ cần thống nhất là 24 tháng chứ không phải là 18-24 tháng như hiện hành”.
Không quy định nghĩa vụ thay thế NVQS
Một nội dung khác được tranh luận nhiều là việc quy định nghĩa vụ thay thế NVQS. Theo quan điểm của Chính phủ thì không nên quy định nghĩa vụ thay thế. “Nếu quy định nghĩa vụ thay thế NVQS sẽ làm mất ý nghĩa thiêng liêng vì NVQS là nghĩa vụ vẻ vang của công dân đã thấm sâu vào tiềm thức của nhân dân và cả dân tộc Việt Nam” - Bộ trưởng Thanh nhấn mạnh.
Thế nhưng tại báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-An ninh Nguyễn Kim Khoa cho biết pháp luật của nước ta đã quy định một số trường hợp khi công dân thực hiện các nhiệm vụ khác thì được “miễn thực hiện NVQS tại ngũ”. Ủy ban này đề nghị tham khảo pháp luật của nhiều nước có quy định một số hình thức phục vụ dân sự thay thế việc thực hiện NVQS tại ngũ và mở rộng diện miễn làm NVQS tại ngũ đối với những người được giao thực hiện một số công việc khác phù hợp với chuyên môn, ngành nghề…
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai cũng cho rằng cần có nghĩa vụ thay thế NVQS theo hướng anh đã làm việc này rồi thì thôi việc kia, ví như dân quân tự vệ, công an... Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nhắc nhở “thay thế NVQS không có nghĩa đóng tiền là được”. “Thay thế có nghĩa là anh đã tham gia vào các lực lượng khác như công an, dân quân tự vệ thì thôi. Còn công chức, viên chức thì nhất định phải đi NVQS” - bà Ngân tiếp tục nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho hay hiện nay mỗi năm nước ta có đến bảy triệu người trong độ tuổi nhập ngũ. Thực tế diện gọi nhập ngũ là rất hạn chế nên cần phải có hình thức nào đó để được thực hiện NVQS thay thế. “Chúng ta nên có nhiều hình thức để công dân được thực hiện NVQS chứ không nhất thiết phải vào quân đội” - ông Lưu nói.

Cha sốc thấy con gái 13 tuổi “quan hệ tập thể” với thợ hồ

(Kiến Thức) - Vừa trở về nhà, người cha rụng rời khi nhìn thấy đứa con gái mình nằm giữa 2 “yêu râu xanh” trong tình trạng không mảnh vải che thân…

Bé gái bị dụ “quan hệ tập thể”

Nguyễn Thành Sơn và Trương Vũ Pha (cùng 19 tuổi) vốn là 2 thanh niên từ quê nghèo miền tỉnh Hậu Giang lên Sài Gòn làm thuê để kiếm sống nuôi bản thân và gia đình. Cả 2 cùng thuê nhà trọ gần với gia đình ông Võ Tấn Tr. (45 tuổi, đồng hương tỉnh Hậu Giang) để đi làm công việc phụ hồ tại các công trình xây dựng trên địa bàn quận 9.

Nhiều “chiêu” lách nghĩa vụ quân sự

 
Mỗi năm có hai đợt tuyển quân, phải chi cho phường đội 8 triệu đồng/lần để "lo" cho con khỏi đi nghĩa vụ.

Như vậy ngân sách không thu được tiền mà tiền lại rơi vào túi cá nhân.

Nhiều ý kiến trong giới nhà giàu đồng tình đóng tiền, và chấp nhận đóng nhiều tiền, để con em mình khỏi đi nghĩa vụ, tăng thu cho ngân sách.

Chân dung Chủ tịch xã đi Rolls-Royce bị 100 công an vây bắt

Trước khi bị bắt, Nguyễn Thành Hưng được báo chí ca ngợi là “Hoa giang hồ”, Ban Tuyên giáo tặng danh hiệu “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh”.

Tháng 11/2003, Báo điện tử Bắc Ninh có đăng tải bài viết “Nguyễn Thành Hưng - Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh” đề cập đến quãng đời lầm đường lạc lối hơn 20 năm trong tù, và sau đó ông Nguyễn Thành Hưng được chính người dân trong thôn tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn. Liên tục gần 10 năm, ông đã đóng góp nhiều công sức, xây dựng quê hương.

Với quá khứ làm tướng cướp khét tiếng với số lần tù tội nhiều như đi chợ, thế nhưng cuộc đời “tưởng như bỏ đi” của Nguyễn Thành Hưng có sự hoàn lương kỳ lạ. Khi nhận được sự cảm thông và giúp đỡ của mọi người, Nguyễn Thành Hưng chú tâm làm ăn và với sự thông minh vốn có, ông nhanh chóng có của ăn của để. Ông quay lại giúp đỡ làng xóm, láng giềng; giúp đỡ anh em một thời lầm lỡ để trở về cuộc sống lương thiện.

Nguyễn Thành Hưng bên Bằng khen "Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh” của Ban Tuyên giáo trung ương.
Nguyễn Thành Hưng bên Bằng khen "Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh” của Ban Tuyên giáo trung ương. 
Tác giả nhấn mạnh, Nguyễn Thành Hưng đã quyết tâm phục thiện để làm lại cuộc đời. Và từ ngày được bà con tín nhiệm bầu làm trưởng thôn, “ông đã vượt qua mọi rào cản và hoàn thành tốt mọi công việc được nhân dân giao phó. Ông ngày càng được bà con nhân dân trong thôn tin yêu, nể trọng”.

Khi được giao được giao trọng trách là trưởng ban kiến thiết xây dựng chùa Hồng Ân, “trưởng thôn” Nguyễn Thành Hưng đã đứng ra thuê thợ mộc, thợ nề từ nhiều vùng quê về làm, riêng phần thiết kế ông tự đảm nhận. Suốt gần hai năm trời, hầu như ngày nào ông cũng ăn ngủ ngoài công trình cùng thợ. Người ông gầy rộc đi. Và khi chùa hoàn thành, mọi người đều ghi nhận tấm lòng của ông, tỏ lòng nể phục người trưởng thôn giàu tâm huyết.

Từ khi cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” phát động, Trưởng thôn Nguyễn Thành Hưng xem đó như kim chỉ nam để nghĩ và làm nhiều việc có ích cho người dân. Ông Hưng khiêm tốn: “Tôi cũng chẳng được học hành nhiều để hiểu hết những lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng tôi luôn khắc sâu lời dạy của Bác về trách nhiệm của người cán bộ. Điều tôi tâm đắc nhất trong tư tưởng của Người chính là “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Và “Không chỉ gương mẫu, đi đầu trong các phong trào, trưởng thôn Nguyễn Thành Hưng còn biết phát huy được sức mạnh tập thể, nhờ vậy, một loạt công trình như: Hệ thống đường giao thông nông thôn, chợ, nhà văn hóa, sân vận động, cải tạo nghĩa trang, xây dựng khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ… được thi công nhanh chóng theo đúng phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Những công trình này vừa tạo diện mạo cho quê hương, vừa thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển rõ rệt.”.

Những đóng góp của ông Hưng đã được UBND thị xã Từ Sơn và các cấp, ngành ghi nhận, khen thưởng. Năm 2013, Ban Tuyên giáo trung ương đã vinh danh ông Nguyễn Thành Hưng là “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh” vì những công lao, đóng góp của ông đối với quê hương.

Chiều 13/8, lực lượng CSĐT (Bộ CA) đã tiến hành bắt giữ khẩn cấp 9 nghi phạm trong băng nhóm xã hội đen tại Thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) do 2 giám đốc của 2 Cty cầm đầu. Thông tin từ Cơ quan CSĐT cho hay, 9 nghi phạm này bị bắt giữ về hành vi “cưỡng đoạt tài sản”.

Trong số 9 nghi phạm bị bắt giữ, đáng chú ý có Nguyễn Ngọc Minh (tức Minh “sâm”), giám đốc Công ty TNHH Đại An; Nguyễn Thành Hưng, giám đốc Công ty TNHH Thành Hưng Bắc Ninh (trụ sở 2 công ty đều tại Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh). Cơ quan CSĐT xác định, đây là 2 đối tượng cầm đầu băng nhóm xã hội đen tại Thị xã Từ Sơn Bắc Ninh. Tại hiện trường vụ bắt giữ trên, lực lượng cảnh sát cơ động, cảnh sát trật tự và cơ quan chức năng liên quan đã lập thành hàng rào quanh trụ sở hai công ty để tiến hành bảo vệ nghiêm ngặt. Hơn 100 cán bộ, chiến sĩ thuộc Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C47), lực lượng cảnh sát cơ động, Bộ Công an được huy động tham gia cuộc vây bắt và khám xét này.

Việc khám xét trụ sở 2 Công ty được cơ quan CSĐT tiến hành từ chiều 13/8 đến rạng sáng ngày 14/8. Vụ bắt giữ băng nhóm xã hội đen do 2 Giám đốc của 2 Công ty cầm đầu đã thu hút sự chú ý của đông đảo người dân địa phương.