Cách trị tận gốc bệnh nứt gót chân vào mùa đông cực chuẩn

Nứt gót chân tuy không phải bệnh hiểm nghèo nhưng nếu không được điều trị, khi vết nứt kéo dài đến lớp hạ bì, việc đứng, đi lại hoặc thậm chí nằm trên giường có thể gây ra đau đớn vô cùng.

Gót chân nứt nẻ là bệnh gì?
Trợ lý Giáo sư Tiến sĩ Boonthida Marakul, Khoa Dược Đại học Mahidol, Thái Lan đã chỉ rõ, nứt gót chân là tình trạng xuất hiện các vết nứt ở lớp biểu bì của gót chân. Nguyên nhân do da bị mất nước hoặc có thể xảy ra cùng với lượng keratin quá mức.
Nứt gót chân có nguy hiểm không?
Lúc đầu, những vết nứt trên da này chỉ nhỏ nhưng khi không được điều trị, chúng sẽ phát triển. Khu vực bàn chân là khu vực chịu áp lực và ma sát khi đi lại hoặc thực hiện các hoạt động khác nhau. Các vết nứt ngày càng sâu thì sẽ đến lớp hạ bì, khiến gót bắt đầu chảy máu và cơn đau xảy ra tùy theo trọng lượng cơ thể, các hoạt động được thực hiện.
Cach tri tan goc benh nut got chan vao mua dong cuc chuan
Ảnh minh họa. 
Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, những vết nứt này chỉ gây phiền toái và kém hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, đến khi vết nứt kéo dài đến lớp hạ bì, việc đứng, đi lại hoặc thậm chí nằm trên giường có thể gây ra đau đớn vô cùng.
Những vết nứt như vậy khiến da dày lên, dạng mụn nước cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm mô tế bào, đặc biệt ở bệnh nhân tiểu đường, mắc bệnh mạch máu ngoại biên.
Ngoài người mắc bệnh tiểu đường, còn có những người khác có nguy cơ bị khô, nứt gót chân, chẳng hạn như người bị thiếu hụt hormone tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp và xơ cứng bì...
Cách điều trị nứt gót chân
Đối với nứt gót chân dạng nhẹ
Nếu có triệu chứng nứt gót chân nhẹ, không có nhiều vết nứt hay kẽ hở hoặc gót chân chưa dày lắm, bạn có thể giảm sự xuất hiện của lớp biểu bì dày lên bất thường bằng các phương pháp sau.
Ngâm chân trong nước ấm khoảng 10 – 15 phút để làm mềm da.
Chà xát da bằng đá chà chuyên dụng hoặc giũa nhẹ da để loại bỏ tế bào da chết nhưng đừng chà xát hoặc chà mạnh lên da, chỉ nên thực hiện phần da đã bong ra.
Cach tri tan goc benh nut got chan vao mua dong cuc chuan-Hinh-2
 Ảnh minh họa. 
Sử dụng các chất có tác dụng đẩy nhanh quá trình bong tróc của tế bào da như urê, axit lactic, glycerin (ví dụ DIABEDERM UREA CREAM 20%) giúp hấp thụ độ ẩm từ lớp hạ bì vào lớp biểu bì, giảm sự mất nước từ bề mặt bên trong của da đến lớp ngoài của biểu bì. Nên chọn nồng độ urê sử dụng phù hợp với mức độ nghiêm trọng của tổn thương, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Sử dụng các chất dưỡng ẩm và phục hồi hàng rào bảo vệ da để giúp làm ẩm da. Che phủ lớp ngoài của da để ngăn chặn tình trạng mất nước qua da bằng các loại kem, lotion, gel, xịt. Thoa vào buổi tối trước khi đi ngủ để giảm nguy cơ trơn trượt, té ngã.
Nếu bị nứt gót chân nặng, có tổn thương sâu và loét, liệu trình điều trị sẽ như sau:
Cố gắng khép lại mọi vết nứt ngay lập tức để tránh đau đớn và nhiễm trùng có thể xảy ra. Sau đó, sử dụng keo chuyên dụng để tạo chất bám vào da, tạo môi trường thích hợp để vết thương mau lành, ngăn ngừa nhiễm trùng vi khuẩn.
Điều trị bằng kháng sinh tại chỗ, phù hợp với loại nứt gót chân đã nhiễm trùng. Sau khi điều trị nhiễm trùng xong hãy làm ẩm gót chân, loại do phần da có lượng keratin dư thừa và trẻ hóa làn da. Tuy nhiên một khi đã nhiễm trùng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem xét điều trị bằng thuốc kết hợp.

10 cách tự nhiên dưỡng ẩm gót chân mềm mại

(Kiến Thức) - Nứt gót chân khiến bạn vô cùng khó chịu, đau đớn và mất đi vẻ đẹp tự tin. Chuối, chanh, tinh dầu oải hương… là những nguyên liệu dễ kiếm, giúp dưỡng ẩm gót chân bạn mềm mại hơn.

10 cach tu nhien duong am got chan mem mai

Chuối chín dưỡng ẩm gót chân hiệu quả. Nghiền nát một quả chuối chín, sau đó đắp gót chân để khoảng 15 phút rồi rửa sạch với nước ấm. Sau đó ngâm chân trong nước lạnh khoảng 2 phút rồi lau khô.

10 cach tu nhien duong am got chan mem mai-Hinh-2
Đu đủ chín: Mỗi tuần 3 lần, bạn xay nhuyễn một miếng đu đủ chín, trộn với 1 thìa nước cốt chanh, đắp hỗn hợp này vào gót chân rồi để trong 20 phút. Rửa sạch với nước ấm.
10 cach tu nhien duong am got chan mem mai-Hinh-3
Dầu mù tạt cũng làm mềm da chân. Thoa dầu lên chân rồi mát xa nhẹ nhàng, mang tất khi ngủ là sáng hôm sau sẽ có đôi bàn chân mềm mại hơn.
10 cach tu nhien duong am got chan mem mai-Hinh-4
Baking soda: Cho hai muỗng canh bột baking soda vào chậu nước ấm, ngâm chân trong khoảng 15 phút. Sau đó, lau khô chân rồi mát xa bằng dầu dừa hoặc dầu ôliu, mang tất khi ngủ.
10 cach tu nhien duong am got chan mem mai-Hinh-5
Mật ong: Chỉ cần trộn ba thìa mật ong với nước ấm, ngâm chân trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch. Mật ong sẽ dưỡng ẩm gót chân. 
10 cach tu nhien duong am got chan mem mai-Hinh-6

Tinh dầu oải hương: Trộn hai giọt tinh dầu oải hương, một thìa cà phê mật ong, một thìa cà phê muối biển, 1 thìa canh bột yến mạch và 1 thìa canh thịt lá nha đam. Sau đó đổ hỗn hợp này vào chậu nước ấm, khuấy đều, ngâm chân trong khoảng 30 phút.

10 cach tu nhien duong am got chan mem mai-Hinh-7
Bột yến mạch: Lấy 1 thìa bột yến mạch trộn với một chút dầu jojoba tạo thành hỗn hợp bôi lên gót chân. Để yên trong 30 phút và sau đó rửa sạch bằng nước lạnh và lau khô.
10 cach tu nhien duong am got chan mem mai-Hinh-8
Chanh dưỡng mềm và chống nứt nẻ gót chân. Ngâm chân trong chậu nước ấm, vắt 1/2 quả chanh vào đó, rồi dùng đá mài kỳ cọ nhẹ nhàng phần gót chân. Thực hiện 2 lần/tuần.
10 cach tu nhien duong am got chan mem mai-Hinh-9
Bột gạo trộn một thìa mật ong, một thìa giấm táo tạo thành hỗn hợp sền sệt. Bôi chúng lên vùng gót chân mát xa khoảng 5-10 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm.
10 cach tu nhien duong am got chan mem mai-Hinh-10
Dầu mè giúp gót chân mịn hơn. Mỗi ngày trước khi đi ngủ, bạn nên thoa dầu mè lên gót chân, mát xa trong 10 phút.

Video "Trị dứt điểm nứt gót chân đơn giản tại nhà". Nguồn: Sức khỏe Today.

Đau đột ngột ở hạ thân, bé trai suýt mất khả năng làm cha

Sau khi siêu âm Doppler, bác sĩ bàng hoàng khi phát hiện tinh hoàn bên trái của bé trai hoàn toàn không được lưu thông máu, tình trạng kéo dài quá lâu dẫn đến hoại tử mô, buộc phải cắt bỏ.

Mới đây, bác sĩ Hoàng Duy Lân, bác sĩ điều trị tại Khoa Tiết niệu của Bệnh viện Nghĩa Đại, thành phố Cao Hùng, Đài Loan (Trung Quốc), chia sẻ về một trường hợp bệnh gây xôn xao dư luận.
Theo bác sĩ Hoàng, một nam sinh 14 tuổi bị đau đột ngột ở tinh hoàn bên trái, trong khoảng thời gian đầu bé còn cố chịu đựng nhưng sau ba ngày, cơn đau thắt và sưng tấy ngày càng tăng nặng, khiến bé buộc phải nói cho gia đình và được đưa đi khám.

Sống chung với nữ sinh, thầy giáo có gia đình nhận quả đắng

Nam giáo viên đã có gia đình bí mật ở chung với nữ sinh trung học. Kết quả, khi sự việc bị phanh phui, cả hai không chỉ mất danh dự còn phải bồi thường cho vợ của thầy giáo này của một số tiền lớn.