Cách làm món chè trôi ngũ sắc từ các loại rau củ đón Tết Hàn thực

(Kiến Thức) - Bánh trôi là món ăn rất quen thuộc của người Việt trong dịp Tết Hàn thực. Để có món ăn vừa ngon vừa bắt mắt, bạn có thể thử cách làm món chè trôi ngũ sắc từ rau củ quả đơn giản nhất.

Cách làm món chè trôi nước ngũ sắc từ rau củ ngày cực kì đơn giản, màu sắc tự nhiên lại còn an toàn cho sức khỏe.
Cach lam mon che troi ngu sac tu cac loai rau cu don Tet Han thuc
Ngoài món bánh trôi bình thường, bạn có thể thử làm chè trôi ngũ sắc để cả gia đình cùng thưởng thức. 
Nguyên liệu món chè trôi nước ngũ sắc cho 4- 5 người ăn:
Phần nhân:
- 150gr đậu xanh không vỏ
- 100gr dừa nạo sợi
- 50gr đường trắng
- 1/5 muỗng cà phê muối
- 40ml nước cốt dừa
- 1 thìa cà phê nhỏ vani
Phần bột:
- 1 cân bột nếp
- 140ml nước nóng hay nước cốt dừa hâm nóng
- 1 miếng bí đỏ
- 3-4 cái lá dứa
- Nửa cây bắp cải tím
- 1 củ dền
Phần nước đường:
- 100rg đường phèn
- 1,5 lít nước
- 1 củ gừng thái lát
- 1 chút xíu muối
Cách làm món chè trôi nước ngũ sắc:
Bước 1: Sơ chế món chè trôi nước ngũ sắc
- Đầu tiên bạn cần làm đó là xay lấy nước cốt lá nếp rồi lọc lấy nước để được màu xanh. Tiếp tục xay bí đỏ để được màu vàng cam. Rồi xay bắp cải tím để có được màu tím. Màu hồng sẽ được tạo ra từ nước cốt củ dền pha loãng.
Cach lam mon che troi ngu sac tu cac loai rau cu don Tet Han thuc-Hinh-2
 
- Bạn chia bột nếp thành 5 phần rồi nhào với 4 loại nước cốt rau củ để tạo màu, riêng màu trắng thì sử dụng nước thường. Sau đó bạn chế nước từ từ sao cho hỗn hợp bột thu được tương đối ráo tay, để bột nghỉ 30 phút.
- Đậu xanh đãi sạch, ngâm nở rồi hấp hoặc nấu chín.
- Tiếp đến đem đậu đã hấp chín đi xay nhuyễn. Sau đó sên với đường, nước cốt dừa, dừa nạo (bớt lại chút dừa nạo để trang trí), muối, vani đến khi đậu xanh có độ dẻo ráo tay là được.
Cach lam mon che troi ngu sac tu cac loai rau cu don Tet Han thuc-Hinh-3
 
- Để đậu xanh nguội bớt rồi viên đậu xanh thành những viên tròn nhỏ.
- Tiếp theo, bạn chia bột thành các miếng nhỏ nhưng to hơn viên nhân. Vo tròn viên bột, sau đó đè dẹp, cho nhân vào vo tròn lại. Bạn cứ làm như thế cho đến khi hết các nguyên liệu của 5 màu bột.
Cach lam mon che troi ngu sac tu cac loai rau cu don Tet Han thuc-Hinh-4
 
- Tiếp theo, các bạn đun sôi một nồi nước, khi nước sôi thì bạn cho từng viên bột vào luộc, viên bột nổi lên bạn vớt ra cho vào âu nước lạnh.
- Cho đường phèn, gừng, một xíu muối và nước cho tất cả vào nồi đun. Trong khi nồi đang sôi bạn vớt các viên bột từ âu nước lạnh cho vào nấu thêm khoảng 5 phút nữa là xong.
Cach lam mon che troi ngu sac tu cac loai rau cu don Tet Han thuc-Hinh-5
 
Cuối cùng bạn múc bánh trôi ra bát rắc thêm dừa bào sợi lên trên để trang trí rồi mời cả nhà cùng thưởng thức.
Cach lam mon che troi ngu sac tu cac loai rau cu don Tet Han thuc-Hinh-6
 
Món chè trôi ngũ sắc đem lại mùi vị thanh mát, lạ miệng cùng với những viên bánh nhiều màu sắc sẽ khiến người ăn cảm thấy rất thích thú.
Lưu ý:
- Khi nấu nước đường, các bạn có thể cho thêm để hợp với khẩu vị và cũng có thể thay bằng đường trắng.
- Nếu các bạn không mua được lá dứa thì có thể thay bằng lá nếp bánh sẽ rất thơm đấy. Còn về bột nếp, bạn sử dụng bột khô hoặc bột nếp xay qua nước đều được.
- Khi những viên bánh nổi lên thì các bạn nhớ vớt ngay để bánh không bị nát. Bởi chúng ta còn phải đun tiếp trong nước đường nên bạn không cần lo bánh chưa chín kỹ nhé.
- Bạn có thể cho chè vào ngăn mát của tủ lạnh ăn sẽ ngon hơn.

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.


Bánh trôi tàu cả năm không hỏng: Hàng Trung Quốc, ham lạ ăn liều

Bánh trôi tàu của Trung Quốc, nấu 15 phút là xong và được quảng cáo để cả năm không hỏng.

Bánh trôi tàu - món ăn vặt được nhiều người ưa chuộng mỗi khi đông về. Nhưng để không phải ra đường tìm nơi bán giữa trời giá buốt, chị em năm nay có thể đặt mua bánh trôi tàu của Trung Quốc, nấu 15 phút là xong. Loại bánh được quảng cáo để cả năm không hỏng.
Gần 12h trưa, vừa chia hết chỗ bánh trôi tàu ra các đơn lẻ để shipper đi giao hàng cho khách, chị Phan Thị Bích Hậu - một đầu mối bỏ sỉ bánh kẹo ở Thường Tín (Hà Nội) - khoe: “Bánh trôi tàu đang siêu hot, nay về 200 gói mà trả đơn hàng hết sạch, nhà không còn gói nào để ăn”.

Mê mẩn các loại thực phẩm Tết hấp dẫn của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Tết Nguyên đán cổ truyền ở Trung Quốc cũng đang tới gần. Hãy cùng điểm qua những loại thực phẩm Tết được cho là mang lại thịnh vượng và may mắn ở đất nước này.

Me man cac loai thuc pham Tet hap dan cua Trung Quoc

Đùi lợn xông khói là một trong những thực phẩm Tết đặc trưng trong ẩm thực Trung Quốc xưa và ngày nay món này được dùng nhiều trong dịp Tết Nguyên Đán.

Me man cac loai thuc pham Tet hap dan cua Trung Quoc-Hinh-2
Thịt gà được tiêu thụ chủ yếu vào dịp Tết ở miền Nam Trung Quốc vì món ăn này được cho là tạo nên sự liên kết và sức khỏe cho cả gia đình. Trong bữa ăn giao thừa hay đầu năm, hầu như các gia đình đều làm một con gà để thắp hương tổ tiên.
Me man cac loai thuc pham Tet hap dan cua Trung Quoc-Hinh-3
Bánh Thịnh Vượng (Nian Gao): Nian Gao là loại bánh có kích thước lớn nhất trong số các loại bánh truyền thống của Trung Quốc. Vào dịp Tết cổ truyền, các thành viên trong gia đình tụ họp ăn cỗ, trên mâm cỗ không thể thiếu loại bánh này.
Me man cac loai thuc pham Tet hap dan cua Trung Quoc-Hinh-4
Cách phát âm của Nian Gao cũng tương tự như từ "thịnh vượng", nên bánh tượng trưng cho sự tiến bộ, thịnh vượng, đi lên của gia đình. Bánh được làm đơn giản từ bột gạo nếp, đường nâu, đôi khi được phủ vừng, lạc lên trên.
Me man cac loai thuc pham Tet hap dan cua Trung Quoc-Hinh-5
Bánh củ cải (luo buo gao): Món bánh củ cải ngon hấp dẫn này có nguồn gốc từ Triều Châu, Trung Quốc. Vào dịp Tết, món bánh này được ăn thường xuyên hơn theo dạng hấp hoặc chiên, vì mọi người tin rằng bánh đem lại may mắn.
Me man cac loai thuc pham Tet hap dan cua Trung Quoc-Hinh-6
Bánh gạo nếp ngọt: Loại bánh này cũng gần tương tự như bánh chay của Việt Nam và thường được ăn vào ngày thứ 15 của Lễ hội Đèn lồng (Yuanxiao). Người ta tin rằng loại bánh này mang lại hòa bình và sự đoàn kết trong gia đình.
Me man cac loai thuc pham Tet hap dan cua Trung Quoc-Hinh-7
Bưởi được ăn rất nhiều vào dịp Tết Nguyên đán ở Trung Quốc. Lý do được cho là loại trái cây này được cho là mang lại đến sự giàu có và may mắn. Vì thế, tặng bưởi ngày Tết đã trở thành một thói quen mà người Trung Quốc thường hay làm.
Me man cac loai thuc pham Tet hap dan cua Trung Quoc-Hinh-8
Nồi poon choi: Nồi poon choi được phát âm theo tiếng Quảng Đông này vô cùng nổi tiếng ở Hong Kong cũng như trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Chiếc nồi chứa đầy các món ăn ngon xa xỉ nhất tượng trưng cho lòng biết ơn đới với tổ tiên, tiền tài, và sự đoàn kết.
Me man cac loai thuc pham Tet hap dan cua Trung Quoc-Hinh-9
Bánh nhân dứa: Theo một số ngôn ngữ không phổ biến ở Trung Quốc, dứa có phát âm giống như "sự thịnh vượng". Chính vì điều này mà bánh nhân dứa khá phổ biến trong mỗi dịp Tết. Thậm chí, ở một số vùng, loại bánh này là món ăn bắt buộc trong lễ mừng năm mới.
Me man cac loai thuc pham Tet hap dan cua Trung Quoc-Hinh-10
Món lẩu đêm giao thừa: Người dân Trung Quốc trên khắp thế giới đều lựa chọn làm món lẩu nóng hổi vào đêm giao thừa cho cả gia đình quây quần. Đặc điểm chính của món ăn này là mọi người cùng ăn chung một nồi. Truyền thống này thể hiện cho sự đoàn kết trong gia đình, cũng như sự đoàn tụ của các thành viên.
Me man cac loai thuc pham Tet hap dan cua Trung Quoc-Hinh-11
Bánh gạo Trung Quốc (ba bao fan): Loại bánh pudding ngọt ngào và hấp dẫn này thường được dùng làm món quà dịp đầu năm ở Trung Quốc. Nguyên liệu làm bánh gồm gạo nếp, trái cây khô, các loại hạt, và có thể được phủ một lớp syrup phía trên. Bánh tượng trưng cho sự may mắn và tiền tài, do cách phát âm loại bánh này còn có nghĩa là "kho báu".
Me man cac loai thuc pham Tet hap dan cua Trung Quoc-Hinh-12
Thức ăn bọc rau diếp: Các loại thức ăn bọc trong rau diếp khá đa dạng, và được tiêu thụ mạnh trong dịp năm mới để đem lại tiền tài may mắn, do cách phát âm của rau diếp theo tiếng Quảng Đông cũng tương tự như "gia tài". Ảnh: Internet. 

Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.

Uống thuốc sốt rét dự phòng Covid-19, 1 người Mỹ tử vong, 1 người VN nguy kịch

(Kiến Thức) - Một người Mỹ đã tử vong và người vợ đang nguy kịch sau khi hai vợ chồng này uống một loại thuốc sốt rét dự phòng Covid-19. Tương tự, ở Việt Nam cũng có một người nguy kịch vì tự ý dùng thuốc sốt rét.

Một công ty chăm sóc sức khỏe có trụ sở tại nhiều bang của Mỹ ngày 23/3 thông báo một bệnh nhân của họ đã tử vong và người vợ đang trong tình trạng nguy kịch, sau khi hai vợ chồng được cho là đã uống thuốc sốt rét dự phòng Covid-19.
Thông tin cho biết, người đàn ông tử vong và vợ ông được chăm sóc đặc biệt, sau khi hai vợ chồng, cả hai đều ở độ tuổi 60, đã uống chloroquine phosphate, một thành phần trong thuốc chống sốt rét. Trong vòng 30 phút sau khi uống, cặp vợ chồng này đã trải qua những tác động tức thời và phải nhập viện gần nơi ở.