Cách giảm stress hiệu quả theo nguyên tắc “5 chữ R”

Để phòng rối loạn thích ứng, bác sĩ cho rằng cần phải thực hiện nguyên tắc 5 chữ R giúp giảm stress. Đó là gì?

2-8% dân số bị bệnh
TS.BS Dương Minh Tâm, Trưởng Đơn nguyên liên quan đến rối loạn tâm thần stress - Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: stress - Rối loạn sự thích ứng thường xuất hiện sau một hoặc nhiều yếu tố sang chấn.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh là người bệnh trải qua căng thẳng đáng kể trong thời thơ ấu hoặc có vấn đề sức khỏe tâm thần khác, hoàn cảnh sống khó khăn, bị lạm dụng hoặc tấn công thể chất hoặc tình dục, gia đình tan vỡ khi còn nhỏ, được bao bọc quá mức hay thay đổi môi trường sống, môi trường học tập…
Không chỉ có những người gặp các vấn đề khó khăn, mất mát trong cuộc sống, mà bệnh nhân rối loạn sự thích ứng có cả những người có con cái thành đạt: Các con đi du học nước ngoài, bố mẹ không chịu nổi sự xa con...”...
Các triệu chứng rối loạn sự thích ứng bắt đầu trong vòng ba tháng kể từ khi tác nhân gây căng thẳng xuất hiện. Stress được xem là yếu tố tác động trực tiếp đến rối loạn sự thích ứng.
“Nếu không có stress thì rối loạn này không xảy ra”, BS Minh Tâm cho biết. Các vấn đề stress khác thường gặp dẫn đến rối loạn sự thích ứng là ly hôn hoặc thay đổi hoàn cảnh (nghỉ hưu, sinh con hoặc đi học xa), mất việc làm, mất người thân, gặp vấn đề về tài chính, mắc bệnh...
Cach giam stress hieu qua theo nguyen tac “5 chu R”
Bác sĩ mách cách giảm stress theo nguyên tắc “5 chữ R”.
Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh rối loạn sự thích ứng ước tính chiếm 2 - 8% dân số. Phụ nữ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn này thường gấp đôi nam giới. Các rối loạn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường được chẩn đoán ở thanh thiếu niên.
Ngoài ra, những người mắc bệnh dễ rơi vào trạng thái rối loạn sự thích ứng. Theo một phân tích tổng hợp quy mô lớn gần đây, rối loạn sự thích ứng gặp ở 15,4% người trưởng thành mắc bệnh ung thư điều trị tại các cơ sở chăm sóc giảm nhẹ.
Nhiều hệ lụy cần phát hiện điều trị sớm
Những ảnh hưởng lâu dài của rối loạn sự thích ứng bao gồm mất ngủ, cách ly xã hội, xung đột hôn nhân hoặc gia đình, suy giảm khả năng làm việc, nghiện rượu, sử dụng ma túy, rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách, tự hủy hoại, ý tưởng và hành vi tự sát.
Do đó, bác sĩ khuyến cáo khi có các biểu hiện lâm sàng của bệnh, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời. Các triệu chứng như giảm khả năng tập trung và suy nghĩ, mệt mỏi, mất ngủ, thay đổi vị giác, có hành vi tự sát; lo âu, hồi hộp, vã mồ hôi, khó thở; thường xuyên cáu giận, đổ lỗi cho người khác, có thái độ hận thù...
Bác sĩ Minh Tâm chia sẻ: Phương pháp điều trị rối loạn sự thích ứng bao gồm liệu pháp tâm lý, hóa dược hoặc cả hai. Hiện tại, tâm lý trị liệu vẫn là cách điều trị được lựa chọn cho các rối loạn sự thích ứng.
TS.BS. Dương Minh Tâm đưa ra lời khuyên: mỗi người nên tìm cho mình một môn thể thao hoặc hoạt động yêu thích lành mạnh phù hợp với cơ thể và rèn luyện đều đặn. Bên cạnh đó, cần có một lối sống, cách tư duy tích cực, khi tiếp nhận một thông tin nên nhìn ở hướng mở, hướng vươn lên chứ không nên chỉ nhìn theo khía cạnh tiêu cực.
Để phòng rối loạn thích ứng, bác sĩ Tâm cho rằng cần phải thực hiện nguyên tắc 5 chữ R để giúp giảm stress, đó là:
- Recognition: Xác định nguyên nhân, nguồn gốc của stress, giáo dục và nâng cao nhận thức.
- Relationships: Tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ, trấn an.
- Removal: Loại bỏ các yếu tố gây stress và các yếu tố kích thích.
- Relaxation: Thư giãn thông qua các kỹ thuật như thiền, xoa bóp, tập thở.
- Re-engagement: Tái tương tác thông qua tái tiếp xúc có quản lý và giải mẫn cảm.

"Khi phát hiện người thân có vấn đề về sức khỏe tâm thần như mất ngủ không rõ lý do, buồn chán khi thay đổi môi trường, cuộc sống… thì cần đưa đi khám đúng chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời." - TS.BS. Dương Minh Tâm khuyến cáo


Chị dâu nói 1 câu làm vợ chồng tôi cãi nhau cả đêm

Khoe với chị dâu sắp mua máy rửa bát, thay vì cổ vũ chị dâu tôi lại lên án.

Đọc bài tâm sự: "Cả nhà chồng lao vào phản đối và xỉa xói chỉ vì tôi muốn mua máy rửa bát", tôi cũng muốn bày tỏ rắc rối của bản thân đang gặp phải.

Các con tôi đều học cấp 2, bài vở thì nhiều, về nhà chỉ ăn học ngủ, không còn thời gian phụ việc nhà với bố mẹ. Công việc của tôi ở cơ quan nhiều, ngày nào cũng phải làm tăng ca đến 8h tối.

Chi dau noi 1 cau lam vo chong toi cai nhau ca dem
Chúng tôi tranh cãi đến 1h đêm nhưng chưa phân thắng bại. (Ảnh minh họa)

Cũng may chồng tôi đi làm về sớm lo chuyện cơm nước cho mẹ con tôi. Nhưng mỗi lần anh vào bếp có bao nhiêu nồi niêu xoong chảo bát đũa mang ra dùng hết. Nhìn đống bát đĩa ngổn ngang trong bồn mà tôi thấy chán vô cùng. Đi làm cả ngày đã mệt rã rời, ăn xong chỉ muốn lên giường ngủ, không còn tâm trạng nào rửa bát nữa.

Nhưng không rửa bát thì ai là người rửa, thế là tôi đành xắn tay cố gắng làm cho xong rồi đi ngủ. Vậy là tối nào tôi cũng phải dành ra nửa tiếng rửa bát và nửa tiếng dọn dẹp bếp núc. Đến khi mọi người ngủ say rồi tôi mới làm xong việc.

Tuần trước, tôi ngồi phàn nàn với đồng nghiệp về chuyện rửa bát, mấy người khuyên tôi nên mua máy rửa chén bát. Họ nói đã sử dụng, khen rửa rất sạch, đỡ tốn nước và điện. Nghe mọi người nói những ưu điểm và nhược điểm của máy rửa bát, tôi ưng lắm và về bàn với chồng.

Không muốn vợ vất vả về chuyện rửa bát mỗi ngày, chồng tôi rất ủng hộ chuyện mua máy. Anh khuyên tôi nên tham khảo xem chọn loại máy nào tốt nhất và giá cả phải chăng.

Hôm kia, chị dâu qua nhà tôi chơi, tôi nói với chị ấy là cuối tháng lĩnh lương sẽ mua máy rửa bát để đỡ vất vả. Cứ nghĩ chị tán thành, nào ngờ chị nói: "Rửa bát đâu có vất vả gì mà là thư giãn đầu óc, các cháu lớn rồi cũng nên phụ bố mẹ việc nhà. Mua máy về, các cháu ỉ lại rồi sau này không biết rửa cái bát. Việc nhỏ xíu không làm được thì sau này ra đời kiếm tiền sao nổi".

Tôi cho rằng chị ghen tức khi tôi có điều kiện mua máy, còn nhà chị không mua được. Vì thế chẳng muốn tranh luận với chị về vấn đề này nữa.

Buổi tối, tôi vừa lên giường ngủ, chồng tôi bảo chị dâu nói đúng đó, không mua máy nữa. Từ ngày hôm sau việc rửa bát sẽ phân chia cho các con, mỗi đứa rửa 1 buổi.

Tôi không đồng ý vì các con học hành vất vả, về nhà thời gian ngủ chẳng đủ thì rửa bát vào lúc nào. Cả chồng và vợ đều cho bản thân nói đúng, không ai chịu nhường ai. Chúng tôi tranh cãi đến 1h đêm nhưng chưa phân thắng bại. Tôi vẫn muốn mua máy cho đỡ vất vả, còn chồng thì nhất quyết đòi giao việc cho các con. Theo mọi người, tôi phải làm sao đây?

8 loại rau củ đầy ký sinh trùng cần chế biến cẩn thận

Đây là những loại rau củ ngon phổ biến trong ẩm thực Việt Nam nhưng chúng có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng.

Củ mã thầy (hạt dẻ nước)

Củ mã thầy hay còn gọi là hạt dẻ nước là loại củ thường được ăn sống để giải khát. Chúng giàu dinh dưỡng, ăn vào có tác dụng bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng rất tốt.