Cách bảo quản thịt gà sống an toàn trong tủ lạnh

Thịt gà là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nguồn protein lành mạnh và thơm ngon này có nguy cơ nhiễm vi khuẩn cao. Bởi vậy, chúng ta cần bảo quản đúng cách.

Bảo quản thịt gà trong tủ lạnh rất tiện lợi, nhưng nhiều người có thể thắc mắc rằng họ có thể ướp lạnh thịt gà trong bao lâu một cách an toàn.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), thịt gà sống có thể được giữ trong tủ lạnh khoảng 1-2 ngày. Điều tương tự cũng áp dụng cho gà tây sống và các loại gia cầm khác.

Trong khi đó, gà đã nấu chín có thể để được trong tủ lạnh khoảng 3-4 ngày. Bảo quản thịt gà trong tủ lạnh giúp làm chậm sự phát triển của vi khuẩn, vì vi khuẩn có xu hướng phát triển chậm hơn ở nhiệt độ dưới 4 độ C.

Hơn nữa, thịt gà sống tốt nhất nên được bảo quản trong đồ đựng không rò rỉ để ngăn nước thịt tiết ra và làm nhiễm bẩn các thực phẩm khác.

Nếu bạn cần bảo quản thịt gà lâu hơn vài ngày, tốt nhất nên bảo quản gà trong tủ đông. Những miếng thịt gà sống có thể được bảo quản trong tủ đông tới 9 tháng, trong khi một con gà nguyên con có thể được đông lạnh tới 1 năm. Thịt gà đã nấu chín có thể bảo quản trong tủ đông từ 2-6 tháng.

Cach bao quan thit ga song an toan trong tu lanh

Những miếng thịt gà sống có thể được bảo quản trong tủ đông tới 9 tháng. Ảnh minh họa.

Một số cách để biết gà trong tủ lạnh của bạn có bị hỏng hay không:

- Thay đổi màu sắc: Thịt gà sống và nấu chín bắt đầu chuyển sang màu xanh xám là đã bị hỏng. Các đốm mốc từ xám đến xanh lục cho thấy sự phát triển của vi khuẩn.

- Mùi: Cả thịt gà sống và nấu chín đều phát ra mùi axit giống như mùi amoniac khi bị hỏng. Tuy nhiên, mùi này có thể khó nhận thấy nếu gà đã được ướp với nước sốt, thảo mộc hoặc gia vị.

- Kết cấu: Thịt gà có kết cấu nhầy nhụa đã bị hỏng. Rửa gà sẽ không tiêu diệt được vi khuẩn. Thay vào đó, làm như vậy có thể làm lây lan vi khuẩn từ gia cầm sang các loại thực phẩm, dụng cụ và bề mặt khác, gây nhiễm chéo.

Thông tin trên Sức Khỏe& Đời Sống, tuy là thực phẩm rất bổ dưỡng, nhưng gà sống thường chứa vi khuẩn Campylobacter và Salmonella, nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm cho nhiều người.

Bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm nếu ăn thịt gà bị nhiễm vi khuẩn mà không được nấu chín kỹ hoặc nếu nước của thịt gà bị rò rỉ trong tủ lạnh hoặc dính trên bề mặt bếp.

Một số người cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn trong trường hợp đã sử dụng thớt để thái, chặt thịt gà sống mà không rửa sạch trước khi sử dụng để chế biến các thực phẩm ăn sống hoặc nấu chín nhẹ như rau sống, salad hoặc trái cây.

Biểu hiện ngộ độc do nhiễm vi khuẩn Salmonella:

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Salmonella thường xuất hiện nhanh chóng, trong vòng 8 -72 giờ sau khi ăn.

Bệnh nhân thường bị đau bụng co thắt, ớn lạnh, tiêu chảy, sốt, đau cơ, buồn nôn, nôn, có dấu hiệu mất nước (như nước tiểu có màu sẫm, khô miệng), phân có máu. Trẻ em có thể bị mất nước nghiêm trọng nhanh và có thể đe dọa đến tính mạng.

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do thịt gà, các bà nội trợ cần lưu ý thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Khi mua thịt gà sống ở chợ hoặc siêu thị cần cho gà vào túi dùng một lần trước khi cho vào giỏ hàng hoặc tủ lạnh để chúng không bị dính vào các thực phẩm khác.

- Rửa sạch tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với thịt gà.

- Không rửa thịt gà sống gần các thực phẩm khác vì trong quá trình rửa, nước rửa gà có thể bắn ra làm ô nhiễm các thực phẩm, đồ dùng và bề mặt khác.

- Dùng thớt riêng để chế biến thịt gà sống. Rửa thớt, đồ dùng, bát đĩa và mặt bàn bếp bằng nước rửa bát sau khi sơ chế gà và trước khi chế biến món tiếp theo.

- Không để thực phẩm đã nấu chín hoặc sản phẩm tươi sống trên đĩa, thớt, hoặc bề mặt khác mà trước đó đã đựng thịt gà sống.

- Không nên dùng lò vi sóng hoặc các thiết bị điện tử có khả năng làm nóng không đều để chế biến thịt gà đông lạnh.

- Chỉ ăn thịt gà khi đã được nấu chín kỹ, không còn màu đỏ, không ăn thịt gà tái.

- Làm lạnh hoặc đông lạnh thịt gà còn thừa trong vòng 2 giờ (hoặc trong vòng 1 giờ nếu trời nóng).

Vào mùa đông, biết cách điều chỉnh nút này trong tủ lạnh

Chỉ cần điều chỉnh một chút với tủ lạnh vào mùa đông, hóa đơn tiền điện của gia đình có thể sẽ giảm đi đáng kể đấy, thử ngay xem nhé!

Tủ lạnh là thiết bị điện nhà ai cũng có, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng hiệu quả nhất. Có những thói quen của người dùng có thể góp phần giúp tiết kiệm phần nào điện năng mà tủ lạnh tiêu thụ. Đặc biệt là vào mùa đông, việc này chỉ cần thực hiện bằng 1 thao tác đơn giản, đó chính là thao tác điều chỉnh nhiệt độ với những nút vặn hoặc bảng điều khiển của tủ lạnh.

Nên cân nhắc khi lựa chọn thớt nhựa hay thớt gỗ

Một nghiên cứu gần đây được công bố chỉ ra rằng, mặc dù rất hữu ích, nhưng phần lớn nhựa trên thớt thực sự sẽ xâm nhập vào thực phẩm của chúng ta.

Thớt là một trong những dụng cụ nhà bếp không thực sự gây tranh cãi. Thớt là thứ tuyệt đối phải có khi chế biến thực phẩm. Chúng ta sử dụng chúng cho mọi thứ, từ cắt thịt đến thái rau. Để tránh lây nhiễm chéo, nhiều người thậm chí còn đặt thớt có mã màu trong nhà bếp.
Mặc dù chắc chắn có rất nhiều lựa chọn thớt có sẵn trên thị trường cả về kích thước và chất liệu, nhưng hầu hết chúng ta đều có một vài phiên bản nhựa nằm quanh nhà bếp của mình. Và mặc dù những thứ này rất hữu ích để cắt cần tây nhanh chóng, nhưng một nghiên cứu gần đây được công bố chỉ ra rằng phần lớn nhựa trên thớt đó thực sự sẽ xâm nhập vào thực phẩm của chúng ta.

Bộ phận này của gà tập trung nhiều độc tố, nên tránh ăn

Ngoài việc chỉ ra phần thịt gà không nên ăn, chuyên gia còn nhấn mạnh cách chế biến ảnh hưởng lớn đến nguy cơ ung thư.

Ông Vương (Trung Quốc) năm nay tròn 70, quyết định thịt gà làm cơm đoàn viên. Trong bữa ăn, con trai nhất quyết không dùng phần đầu gà bởi lo lắng phần thịt này tích tụ nhiều độc tố, dân gian thường quan niệm “độc như thạch tín”. Suy nghĩ của người con khiến nhiều người e ngại thịt gà, sợ chứa nhiều hormone làm tăng nguy cơ ung thư.
Về vấn đề này, chia sẻ với Sohu, tiến sĩ kỹ thuật thực phẩm Yun Wuxin của Khoa Nông nghiệp và Sinh học, Đại học Purdue (Mỹ) cho rằng sử dụng hormone trong chăn nuôi bị cấm ở nhiều quốc gia. Gà công nghiệp thời gian xuất chuồng sớm liên quan đến môi trường chăn nuôi và nguồn thức ăn chứa lượng dinh dưỡng cao.