Các nước châu Âu đã chấp thuận ôtô chạy nhiên liệu điện tử e-fuel

Xe ôtô chạy nhiên liệu điện tử e-fuel là giải pháp cho những yêu cầu về trung hòa khí thải nhưng vẫn giữ được động cơ đốt trong.

  
Ủy ban châu Âu (EC) đã soạn thảo một kế hoạch cho phép bán ôtô mới dùng động cơ đốt trong sau năm 2035 nếu chúng chỉ chạy bằng nhiên liệu điện tử trung tính với khí hậu. Đây là một phần trong nỗ lực giải quyết bất đồng với Đức về động thái loại bỏ dần ôtô dùng động cơ đốt trong.
Dự thảo đề xuất đưa ra một loại hình phương tiện mới chỉ vận hành bằng nhiên liệu trung tính carbon hay còn gọi là nhiên liệu điện tử e-fuel. Dự thảo cũng cho biết loại phương tiện mới này sẽ được áp dụng công nghệ để ngăn chủ xe sử dụng các loại nhiên liệu khác ảnh hưởng tới môi trường.
Đề xuất mới này sẽ giúp các nhà sản xuất ôtô tiếp tục bán xe động cơ đốt trong sau năm 2035 ở châu Âu. Trước đó, EC đã công bố Đạo luật cấm bán xe dùng động cơ đốt trong mới tại châu Âu sau năm 2035 để hạn chế khí thải CO2. Kế hoạch này vốn được các nước châu Âu và Nghị viện châu Âu đồng ý vào năm ngoái sau nhiều năm đàm phán. Tuy nhiên, Bộ Giao thông vận tải Đức đã khiến các quốc gia châu Âu khác ngạc nhiên khi đưa ra những phản đối vào phút cuối, chỉ vài ngày trước thời điểm bỏ phiếu cuối cùng để Đạo luật bắt đầu có hiệu lực.
Cac nuoc chau Au da chap thuan oto chay nhien lieu dien tu e-fuel
Liên minh Châu Âu dự kiến loại bỏ xe chạy bằng động cơ đốt trong sau năm 2035.
Yêu cầu cốt lõi của Bộ Giao thông vận tải Đức là Liên minh châu Âu (EU) cho phép bán ôtô chạy nhiên liệu điện tử e-fuel sau năm 2035. Bộ Giao thông vận tải Đức cho biết họ đã liên hệ với EC để cố gắng đạt được giải pháp về một vấn đề đang được ngành công nghiệp ô tô hùng mạnh của Đức theo dõi chặt chẽ.
Các bên đang hướng tới việc đảm bảo một thỏa thuận trước hội nghị thượng đỉnh châu Âu sắp tới. Người phát ngôn của EC đã từ chối bình luận về tài liệu dự thảo, nhưng đề cập đến các bình luận của người đứng đầu chính sách khí hậu của châu Âu là ông Frans Timmermans. Ông Timmermans bất kỳ giải pháp nào cũng phải tuân thủ luật loại bỏ khí thải CO2 sau năm 2035 đã được thống nhất vào năm ngoái.
"Các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Ủy ban Châu Âu và chính quyền Đức", người phát ngôn nói. Bất kỳ đề xuất nào về đăng ký ô tô sử dụng nhiên liệu điện tử sẽ chỉ được thực hiện sau khi luật loại bỏ động cơ đốt trong cuối cùng được thông qua.
Cac nuoc chau Au da chap thuan oto chay nhien lieu dien tu e-fuel-Hinh-2
Sơ đồ mô tả nhiên liệu điện tử e-fuel.
Nhiên liệu điện tử e-fuel được cho là giải pháp giúp những cỗ máy sử dụng động cơ đốt trong vẫn có thể hoạt động nhưng không gây ô nhiễm môi trường, bằng cách sử dụng khí CO2 có sẵn trong không khí và nguồn năng lượng tái tạo. Quá trình sử dụng động cơ đốt trong sẽ sản sinh ra một lượng lớn khí CO2 và CO trong không khí. E-fuel sử dụng khí CO2 và CO có sẵn này, kết hợp với khí hydro H2 thu được từ các nguồn điện bền vững như năng lượng gió, mặt trời và hạt nhân, biến chúng trở thành chất đốt để sử dụng cho các động cơ đốt trong.
Theo lý thuyết, e-fuel sử dụng CO2 có sẵn trong không khí để làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong, trong quá trình sử dụng sẽ thải một lượng CO2 tương tự. Kết quả lượng phát thải CO2 từ việc sử dụng e-fuel sẽ gần như trung tính (neutral), hoặc thấp hơn so với các loại nhiên liệu hóa thạch khác.

Chế tạo quạt từ động cơ Boeing 707 vì... trời quá nóng

(Kiến Thức) - Vì thời tiết nóng quá, hai bố con này chế động cơ Boeing 707 thành ghế kèm quạt gió siêu to khổng lồ
 

Che tao quat tu dong co Boeing 707 vi... troi qua nong
Chiếc ghế kèm quạt gió khổng lồ này được sáng chế nên bởi hai cha con đam mê sáng tạo chỉ vì lí do trời quá nóng. 

Nga sẽ “trình làng” máy bay điện đầu tiên trên thế giới

Động cơ điện là một phần của hệ thống truyền động lai (hybrid) mà Viện Động cơ Hàng không Trung ương Nga đang phát triển.

Nga se “trinh lang” may bay dien dau tien tren the gioi

Theo hãng tin RT, Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov nói với các phóng viên rằng, chiếc máy bay đầu tiên có động cơ điện sẽ được trình diễn tại Triển lãm Hàng không và Vũ trụ Quốc tế MAKS, diễn ra vào ngày 20 - 25/7 ở Zhukovsky, Moscow.

“Những gì đã được thực hiện theo tài trợ và định hướng của quỹ nghiên cứu cải tiến Fund of Advanced Studies là cho ra đời một chiếc máy bay điện dựa trên các nguyên tắc siêu dẫn” - ông Borisov nói.

Động cơ điện là một phần của hệ thống truyền động lai (hybrid) mà Viện Động cơ Hàng không Trung ương Nga (CIAM) đang phát triển.

Một động cơ điện cải tiến dựa trên chất siêu dẫn nhiệt độ cao có công suất 500 kW (679 HP) được tạo ra bởi hãng Superox.

Theo RT, các thử nghiệm về một động cơ điện máy bay siêu dẫn đầy hứa hẹn đã bắt đầu vào ngày 5 tháng 2. Một phòng thí nghiệm bay đặc biệt đã được tạo ra trên cơ sở của máy bay Yak-40.

Đối với các chuyến bay thử nghiệm, một trong ba động cơ máy bay Yak-40, bố trí ở phần đuôi, đã được thay thế bằng động cơ tuabin khí trục chân vịt với máy phát điện do CIAM cùng với Đại học Kỹ thuật Hàng không Ufa phát triển.

Động cơ điện, sử dụng tính năng siêu dẫn nhiệt độ cao và hệ thống đông lạnh, được lắp vào mũi của máy bay.

Theo Giám đốc điều hành của CIAM, ông Mikhail Gordin, đây là một trong những dự án quan trọng nhất của ngành hàng không hiện đại.

Ông Mikhail Gordin nói rằng, việc sử dụng một nhà máy điện hỗn hợp dựa trên nền tảng siêu dẫn nhiệt độ cao, hay HTSP, được thiết kế để giải quyết một số vấn đề công nghệ mà vận tải hàng không đang phải đối mặt.

Ông Andrey Vavilov, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Superox cho biết, các nhà khoa học Nga là những người đầu tiên trên thế giới bắt đầu thử nghiệm động cơ máy bay điện trên HTSP.

Ông Mikhail Gordin nói: “Sự phát triển của chúng tôi dựa trên nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm. Chúng tôi có hàng trăm nguyên mẫu cuộn mô tơ được sản xuất và khoảng mười mẫu động cơ được sản xuất và thử nghiệm với các công suất khác nhau”.

Theo kế hoạch, công nghệ mới cũng sẽ được sử dụng để tạo ra động cơ và tổ hợp năng lượng điện cho máy bay và trực thăng chạy hoàn toàn bằng điện.