Các nhóm thực phẩm tàn phá dạ dày

Người đau dạ dày cần tìm hiểu rõ thực phẩm nào nên và không nên ăn để hạn chế cơn đau tái phát.

 Đau dạ dày là căn bệnh xảy ra với nhiều người, tùy tính chất bệnh mà mức độ ảnh hưởng tới mỗi người không giống nhau.

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày, nhưng biểu hiện phổ biến bằng những hiện tượng sau:

Cac nhom thuc pham tan pha da day

Ảnh minh họa

- Khó chịu về đường tiêu hoá, đau âm ỉ vùng bụng trên.

- Ngủ dậy cảm thấy đắng miệng, kèm hơi thở hôi.

- Khó tiêu, chán ăn, đầy hơi, chướng bụng, táo bón.

- Trào ngược axit, ợ chua thường xuyên xảy ra.

Đau dạ dày có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, nhiều nhất là vùng thượng vị. Đây là vùng bụng ở phía trên rốn và dưới xương ức. Những cơn đau căng tức, âm ỉ, khó chịu sẽ xảy ra khi vùng này bị tổn thương. Cơn đau có thể lan nhanh sang vùng ngực và lưng.

Nếu được phát hiện và điều trị ngay từ sớm thì tình trạng đau dạ dày sẽ không quá nguy hiểm. Trường hợp bệnh diễn tiến trong thời gian dài mà không được điều trị sẽ gây ra những biến chứng khôn lường.

Để hạn chế cơn đau, các chuyên gia khuyến cáo người đau dạ dày là cần ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. Tránh tình trạng stress, mệt mỏi, làm việc quá sức. Hình thành thói quen tập thể dục thường xuyên, điều này giúp người đau dạ dày có sức khoẻ tốt hơn.

Về chế độ ăn, người đau dạ dày nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, để tránh tình trạng bị đói. Khi ăn cần nhai thức ăn từ từ để thức ăn được nhai nhuyễn, giúp dạ dày không phải co bóp, hoạt động nhiều.

Ngoài ra, cần tránh nhóm thực phẩm sau để đề phòng cơn đau tái phát

Thực phẩm cay

Cac nhom thuc pham tan pha da day-Hinh-2

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia tiêu hóa, thực phẩm cay nóng như: kim chi, mì cay, tỏi, mù tạt, ớt, hạt tiêu,…làm cho lượng axít dạ dày tăng lên và tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng. Những thực phẩm này còn có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày, theo đó, tình trạng đau dạ dày càng nặng nề hơn.

Thực phẩm có tính axit

Khi dạ dày bị đau, cơ thể liên tục bổ sung thêm thực phẩm có tính axit như nước cam, dứa, hoặc bất cứ thứ gì có vị chua sẽ làm bệnh đau dạ dày nặng hơn, xuất hiện nhiều cơn đau quặn.

Thực phẩm sống

Các món rau sống, hay thịt chín tái, chẳng hạn như salad, gỏi hay nem chua vì chưa được xử lý qua nhiệt độ nên có thể chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại cho dạ dày. Sử dụng các thực phẩm này không chỉ gây tiêu chảy, đau bụng và còn dẫn đến tình trạng viêm dạ dày.

Đồ chiên xào

Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ và chất béo, đồ chiên xào khiến cho việc tiêu hóa thức ăn ở dạ dày trở nên khó khăn hơn. Sử dụng nhóm thực phẩm này thường xuyên cũng ảnh hưởng không tốt đến tim mạch và có thể làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến dạ dày. Bạn có thể phải đối mặt với nhiều triệu chứng khác như đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy.

Thực phẩm nhiều đường

Các thức ăn chứa nhiều đường, chẳng hạn như bánh ngọt, socola, kẹo hay nước ngọt... khi sử dụng trong thời gian bị đau dạ dày có thể gây tiêu chảy và kích thích sản xuất nhiều axit trong dịch vị khiến cơn đau càng trở nên nghiêm trọng.

Rượu bia

Đồ uống có cồn có thể gây đầy hơi, làm cho xuất hiện nhiều triệu chứng ợ nóng, đau quặn bụng. Nếu tần suất uống rượu bia ngày càng nhiều thì áp lực carbon dioxide trong dạ dày cũng tăng theo, gây tổn thương dạ dày, có nguy cơ thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

Những kiểu tóc thử cũng bị cấm, kẻo hết dịch cười chưa ngậm được mồm

(Kiến Thức) - Những mẫu tóc có một không hai trong phim cổ trang, bạn chớ học theo kẻo người nhà không ngậm được miệng vì cười. 

Nhung kieu toc thu cung bi cam, keo het dich cuoi chua ngam duoc mom
Rất nhiều kiểu tóc trong phim cổ trang khiến ta phải thắc mắc, họ đang "trêu ngươi" hay thử độ kiên nhẫn, bình tĩnh của khán giả. Đây có phải là mốt"cuốn theo chiều gió"?
Nhung kieu toc thu cung bi cam, keo het dich cuoi chua ngam duoc mom-Hinh-2
Có phải nó được mô phỏng hình chiếc máy khâu huyền thoại?

Hà Nội: Hàng hoá thiết yếu tăng gấp 3 lần, dự trữ dồi dào

Trước diễn biến dịch COVID-19 có nhiều phức tạp, thực hiện chỉ đạo của TP Hà Nội, các doanh nghiệp đã tăng cường dự trữ lượng hàng hóa thiết yếu tăng từ 30%-50%. Hà Nội khẳng định không thiếu lương thực, thực phẩm.

Nhằm đảm bảo tổ chức hoạt động vận tải, giao thương, cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu nhân dân trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân Thành phố đã yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, cập nhật phương án của ngành, đơn vị, địa phương và phương án của Thành phố trong việc đảm bảo lưu thông, tổ chức cung ứng hàng hóa thiết yếu trên địa bàn Thành phố trong các tình huống dịch bệnh COVID- 19 xảy ra, đồng thời tập trung triển khai, thực hiện các nội dung như sau:

Sở Công Thương: Thường xuyên rà soát, cập nhật các Phương án đảm bảo hàng hóa trên cơ sở dự báo, nắm chắc diễn biến tình hình dịch bệnh, nhu cầu tiêu dùng và khả năng cung ứng hàng hóa trong và ngoài Thành phố để tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai các nhiệm vụ đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân trên địa bàn.

Ha Noi: Hang hoa thiet yeu tang gap 3 lan, du tru doi dao
 Hà Nội chủ động tăng dự trữ thực phẩm, hàng thiết yếu cho tình huống dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp xảy ra.

Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với đại diện Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố tăng cường công tác kết nối cung cầu, tổng hợp, cung cấp thông tin nguồn hàng hóa thiết yếu, nông sản mùa vụ đến các đơn vị phân phối, siêu thị, chợ, cửa hàng thực phẩm trên địa bàn Thành phố để tổ chức khai thác, dự trữ hàng hóa phòng, chống dịch.

Chỉ đạo doanh nghiệp phân phối, siêu thị, đơn vị kinh doanh tăng cường biện pháp để khai thác, dự trữ hàng hóa thiết yếu, bố trí đầy đủ phương tiện, nhân lực sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các điểm bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; đẩy mạnh bán hàng qua các ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online, điện thoại,… Đồng thời, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền đến người tiêu dùng yên tâm mua sắm.

Phối hợp với các lực lượng chức năng, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc các quầy hàng thiết yếu trong các chợ đầu mối, chợ dân sinh đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch; bố trí khu vận chuyển hàng hóa trung gian, đảm bảo giãn cách, hạn chế tiếp xúc trực tiếp; chỉ đạo các ban, đơn vị quản lý kinh doanh khai thác chợ xây dựng phương án cụ thể quản lý số lượng người ra, vào trong chợ cùng một thời điểm.

Chủ trì, làm đầu mối phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp, đơn vị lập danh sách về nhu cầu vận chuyển, điểm đi - đến của các phương tiện lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu trên địa bàn Hà Nội, gửi Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố tạo điều kiện, ưu tiên trong việc kiểm tra, kiểm soát, phân luồng giao thông để kịp thời vận chuyển, cung ứng hàng hóa trên địa bàn Hà Nội và báo cáo Bộ Giao thông vận tải cấp phép vận chuyển theo “luồng xanh” đối với các doanh nghiệp tham gia lưu thông trên toàn quốc; Phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát thị trường chống hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, đầu cơ, găm hàng, thổi giá…; kiểm tra công tác an toàn thực phẩm theo phân cấp.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Rà soát, cung cấp đầy đủ thông tin các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất sản phẩm nông sản (rau củ, thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm, thủy sản,…) trên địa bàn Thành phố, gửi Sở Công Thương, cùng các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, cửa hàng thực phẩm,… phục vụ cho hoạt động khai thác bổ sung, cung ứng hàng hóa thiết yếu phòng, chống dịch.

Đồng thời, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất có phương án bố trí nhân sự, phương tiện thu hoạch kịp thời nông sản thực phẩm (nhất là mặt hàng rau ăn lá, củ, quả, trứng gia cầm,…) với giá cả ổn định, đảm bảo cung cấp cho thị trường Hà Nội; Rà soát lại các vùng sản xuất để xây dựng phương án chuyển đổi, mở rộng sang sản xuất rau, củ, thủy sản,… có thời gian thu hoạch ngắn, nhằm chủ động nguồn hàng thiết yếu tự cung cấp cho nhu cầu người tiêu dùng Thủ đô ở mức cao nhất trong các tình huống dịch bệnh COVID-19 xảy ra.

Cung cấp thông tin về các hệ thống chuỗi cung ứng thực phẩm thuộc quản lý của ngành Nông nghiệp (điểm bán, kho hàng,… theo nội dung biểu đính kèm) về Sở Công Thương để thông tin điểm bán đến người tiêu dùng và hỗ trợ doanh nghiệp lưu thông hàng hóa thông suốt; Phối hợp chặt chẽ với đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 21 tỉnh, thành phố là thành viên trong Ban điều phối Chương trình phối hợp phát triển chuỗi thực phẩm an toàn cho Hà Nội trong việc tổ chức sản xuất, hỗ trợ khai thác, lưu thông hàng nông sản thực phẩm an toàn về Hà Nội, cung cấp danh sách 786 chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn của các tỉnh, thành phố về Sở Công Thương để thông tin đến các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, cửa hàng thực phẩm, phối hợp với Sở Công Thương để kết nối, tiêu thụ sản phẩm; Phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường kiểm tra công tác An toàn thực phẩm theo phân cấp. 

Các doanh nghiệp phân phối, siêu thị: Tăng cường các biện pháp khai thác, dự trữ hàng hóa thiết yếu, tìm kiếm nguồn hàng thay thế, bổ sung từ các tỉnh, thành phố; Đẩy mạnh thực hiện bán hàng qua các ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online, điện thoại…

Bố trí đầy đủ phương tiện, nhân lực sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các siêu thị, cửa hàng tiện ích, điểm bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; đăng ký nhu cầu vận chuyển, điểm đi - đến của các phương tiện lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu của đơn vị trên địa bàn Hà Nội và liên tỉnh, gửi Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố để được tạo điều kiện, ưu tiên trong việc hỗ trợ kiểm tra, kiểm soát, phân luồng trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh, thành phố.

Đăng ký nhu cầu hỗ trợ thực hiện công tác phòng chống dịch tại các điểm bán với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội, như: Đo nhiệt độ, sát khuẩn, phân luồng người tiêu dùng đến mua sắm.

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 459 chợ, 28 TTTM, 123. siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa… sẵn sàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19.

Thành phố đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện đã bố trí làm kho dự trữ hàng, mở thêm các điểm bán hàng cố định và các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết. Sẵn sàng huy động hàng nghìn xe chở hàng hóa của các Doanh nghiệp phân phối và các quận huyện sẵn sàng đưa hàng kịp thời đến 7500 điểm bán hàng hóa thiết yếu trên địa bàn.

Mặc dù đang phải đối mặt với một khó khăn song trong bất kỳ tình huống nào các hàng hóa cũng đảm bảo đáp đầy đủ ứng nhu cầu của nhân dân kể cả khi nhu mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng; phân bổ lượng hóa đầy đủ trong hệ thống, đổi mới nhiều phương thức phục vụ, tăng cường khuyến khích, vận động người dân tích cực thanh toán không dùng tiền mặt, phổ biến rộng rãi đến người dân trên địa bàn thông tin đến các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các hộ kinh doanh trong chợ, website, ứng dụng TMĐT, bán hàng onile trực tuyến ( Grab, Now, Baemin, GoFood…) Sở Công Thương khuyến cáo người dân yên tâm không dự trữ hàng hóa, không tập trung đến các hệ thống phân phối tránh lây nhiễm dịch bệnh, Thành phố đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân.

Theo Sở Công thương Hà Nội, thực hiện chỉ đạo của Thành phố Hà Nội, các doanh nghiệp đã tăng cường dự trữ lượng hàng hóa thiết yếu tăng từ 30%-50%, trong thời gian 03 tháng và tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường với tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỷ đồng (17 mặt hàng thiết yếu), bên cạnh đó các doanh nghiệp còn chuẩn bị dự trữ lượng hàng hóa theo chương trình bình ổn thị trường năm 2021 là 5.698 tỷ đồng; bố trí đầy đủ phương tiện, nguồn nhân lực, sẵn sàng vận chuyển đảm bảo đầy đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn.