Cá sấu khổng lồ 6 mét hung hăng nuốt chửng tình địch trong vài phút

Con cá sấu nhỏ chết thảm khi rơi vào bụng đồng loại lớn hơn ở bãi cỏ ở thành phố Lakeland.

Những người dân địa phương bàng hoàng khi bắt gặp cảnh tượng hiếm thấy khi đi ngang qua bãi cỏ ở thành phố Lakeland, Florida, Mỹ.
Ca sau khong lo 6 met hung hang nuot chung tinh dich trong vai phut
Cá sấu khổng lồ 6 mét hung hăng nuốt chửng tình địch trong vòng vài phút. 
Những người chứng kiến chia sẻ rằng một con cá sấu khổng lồ, dài hơn 6 mét đang lăn lộn trên bãi cỏ, trong miệng là một con cá sấu nhỏ hơn, dài khoảng 1,8 mét.
Julie Smith ghi lại video cho biết con cá sấu khổng lồ dễ dàng ngoạm lấy tình địch trong hàm rồi lê đi khắp nơi.
Julie Smith nói: "Tôi vô cùng kinh ngạc khi chứng kiến cảnh tượng đó. Tôi la lớn nhưng con vật dường như không giật mình và tiếp tục lê con mồi đi khắp bãi cỏ. Con cá sấu lớn dài khoảng 6 mét, trong khi con nhỏ trong miệng nó chỉ dài khoảng 1,8 mét. Con mồi không sống được bao lâu vì bị con to nuốt chửng. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy con cá sấu to như vậy. Đang mùa giao phối nên cá sấu đực cũng trở nên hung dữ hơn".
 
Cá sấu thường xuất hiện ở Florida, sống ở các khu vực nước ngọt, thậm chỉ ở cả các sân golf vì khu vực này cung cấp lượng thức ăn dồi dào. Chúng là những kẻ săn mồi cơ hội và có thể hạ gục những con mồi lớn hơn như hươu, nai và gấu, cũng như các loài cá sấu khác.
Các chuyên gia cho biết những con cá sấu lớn thường ăn thịt cá sấu nhỏ hơn, đặc biệt là vào mùa giao phối. Khi đó những con cá sấu đực trở nên hung hăng hơn, sẵn sàng tấn công bất kỳ con vật cùng loài nếu chúng nghi ngờ đó là tình địch.
Hành vi động vật tiêu thụ một cá thể khác cùng loài làm thức ăn được các nhà khoa học gọi là cannibalistic. Tỉ lệ ăn thịt đồng loại sẽ tăng lên trong môi trường nghèo dinh dưỡng, mục đích chính để tìm kiếm nguồn thức ăn bổ sung đồng thời loại bỏ bớt đối thủ cạnh tranh, mang lại lợi thế tiến hóa.
Coleman M. Sheehy III, làm việc tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida cho biết cá sấu ăn thịt đồng loại là điều nổi tiếng trong thế giới tự nhiên. Chúng ăn thịt đồng loại khi không có con mồi, hay phải cạnh tranh thức ăn, bạn tình.
Coleman M. Sheehy III nói: "Những con cá sấu nhỏ hơn có xu hướng tránh xa những khu vực có cá thể lớn sinh sống do những nguy hiểm tiềm tàng. Các con đực trong mùa giao phối hung dữ hơn bình thường, bảo vệ lãnh thổ và tìm kiếm bạn tình".

Cá sấu trắng muốt cười khoái chí khi được gãi đúng chỗ ngứa

Biểu cảm khoái chí của cá sấu bạch tạng khi được nhân viên vườn thú kỳ cọ da khiến nhiều người phải bật cười.

Theo Daily Mail, mới đây, một đoạn video bé cá sấu bạch tạng trắng muốt đã gây sốt trên mạng xã hội bởi khuôn mặt hài hước của cô bạn nhỏ khi được quản lý vườn thú "gãi đúng chỗ ngứa".

Được biết đoạn video được quay tại Công viên Bò sát nằm ở thành phố Fountain Valley, bang California (Mỹ). Bé cá sấu có tên Coconut được một nhân viên vườn thú có tên Juliette Brewer dùng bàn chải chuyên dụng chải khắp cơ thể để tẩy ra chết và vệ sinh sạch sẽ. Dường như Coconut được Juliette gãi đúng chỗ ngứa nên cô nàng há miệng, nhắm mắt tận hưởng.

Đụng phải sát thủ đầm lầy, ‘kẻ bố đời’ bị xé toạc thân

Cảnh tưởng khó tin này do cô Sheila tình cờ ghi lại được khi đang tham quan đường H14 thuộc khu vực Ngobeni, Vườn quốc gia Kruger, Nam Phi.

Trong thiên nhiên hoang dã, lửng mật được biết đến là một trong những loài vật lỳ lợm và liều lĩnh nhất. Thậm chí, đã có không ít trường hợp ghi lại được cảnh loài động vật này chiến đấu với sư tử, linh cẩu, báo săn, rắn độc… mà không dính phải vết thương nghiêm trọng nào. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến lửng mật có biệt danh là “Kẻ bố đời”.

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân giúp lửng mật có được khả năng phòng ngự tốt như vậy là nhờ lớp da dày, lỏng lẻo bên ngoài. Điều này giúp chúng hạn chế tối đa lực tác động từ bên ngoài vào các cơ quan quan trọng bên trong như xương, cơ và nội tạng. Thậm chí, ong đốt, lông nhím hoặc vết cắn của một số loài động vật khác khó có thể xuyên qua lớp da này.