Cá kiếm hung tợn liên tiếp tấn công thợ lặn

Con cá kiếm hung hãn dùng phần mũi sắc nhọn của mình lao vào tấn công người thợ lặn.

Mời quý vị xem video: Cá kiếm tấn công thợ lặn

Đoạn video quay lại cảnh một thợ lặn dưới biển ở Brazil hoạt động bằng nguồn sáng duy nhất từ chiếc đèn pin. Đột nhiên, con cá kiếm xuất hiện từ bóng tối và đâm liên tiếp vào bình dưỡng khí của người này.
Cá kiếm lao mũi nhọn liên tiếp vào thợ lặn.
 Cá kiếm lao mũi nhọn liên tiếp vào thợ lặn.
Sau khi phần mũi nhọn của cá kiếm dính vào bình lặn, nó điên cuồng quẫy mạnh để hòng thoát thân. Tính mạng của thợ lặn trong thế “ngàn cân treo sợi tóc” vì chỉ cần mũi nhọn của con cá kiếm chệch hướng một chút, anh này có thể phải đánh đổi bằng tính mạng.

Bắt được cá khổng lồ, loay hoay không mang nổi lên thuyền

(Kiến Thức) -  Mất rất nhiều công sức, ngư dân 25 tuổi Josh Robert cũng bắt được con cá cờ khổng lồ, dài hơn cả thuyền câu, nặng tới 146 kg. Vì con cá cá quá to, anh chàng loay hoay mãi mà chẳng thể đưa con cá lên thuyền.

Mới đây, anh Josh Robert, một ngư dân 25 tuổi ở New Zealand bất ngờ câu được một con cá cờ khổng lồ, nặng tới 146 kg.
Ngay khi xác định được mình câu được một con cá khổng lồ, anh Josh cho biết, anh vô cùng phấn khích. Mặc dù phải rất vất vả để khống chế con cá, Josh vẫn không hề bỏ cuộc. Cũng nhờ vậy, cuối cùng, anh đã chiến thắng con thủy quái có kích thước lớn hơn cả chiếc thuyền của mình.

Cận cảnh cá kiếm khổng lồ, nặng 4 tạ vừa câu được

Một nhóm ngư dân Úc câu được con cá kiếm khổng lồ, to lớn nhất ở Úc từ đại dương, với trọng lượng lên tới hơn 4 tạ.    

Con cá kiếm nặng hơn 4 tạ, to nhất từ trước đến nay ở Úc.
 Con cá kiếm nặng hơn 4 tạ, to nhất từ trước đến nay ở Úc.

Bí ẩn con mắt khổng lồ rơi trên bờ biển

Một quả nhãn cầu mắt màu xanh bí ẩn, to bằng quả bóng, được một ngư dân nhặt trên bờ biển Pompana (Mỹ) đã gây xôn xao dư luận.

Mời quý độc giả xem video: Khám phá 7 bãi biển nguy hiểm nhất thế giới (Nguồn video: Youtube/Xem gì hôm nay)
Theo đó, vào năm 2012, một số người cho rằng, quả nhãn cầu thuộc về loài mực ống, sống ở đáy biển sâu. Theo họ, hình dạng, đặc điểm sinh học nhãn cầu giống như mắt mực khổng lồ. Theo Heather Bracken - Grissom, một nhà khoa học hải dương, tại Đại học Quốc tế Florida, đôi mắt mực sẽ rất dễ bật ra trong quá trình mổ xẻ.