Cá diếc kho gừng chữa ốm nghén

(Kiến Thức) - Dùng các vị thuốc kết hợp với thực phẩm tạo thành các món ăn trị chứng ốm nghén được y học cổ truyền chú trọng dùng ở 3 tháng đầu.

Hỏi: Tôi mới có thai hai tháng, bị nôn mửa nhiều, phù hai chi dưới, ăn uống kém vậy mà mẹ tôi cứ kho cá chép với gừng và sa nhân bắt tôi ăn bảo để chữa chứng ốm nghén của tôi. Xin hỏi, cách làm của mẹ tôi là đúng hay sai? - Nguyễn Thị Yến (Hà Đông, Hà Nội).
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108: Việc dùng các vị thuốc kết hợp với thực phẩm tạo thành các món ăn trị chứng ốm nghén được y học cổ truyền chú trọng nhằm mục đích hòa trung an vị, giáng nghịch chỉ nôn dùng cho thai phụ nghén nặng ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Bài cá diếc kho gừng cũng nằm trong kinh nghiệm này. 
Cách chế: Cá diếc 1 con, sa nhân 3g, gừng tươi, hành và gia vị vừa đủ. Cá diếc đánh vảy, bỏ ruột và mang, rửa sạch, cho sa nhân vào trong bụng rồi kho nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: Lý khí ôn vị, tiêu thũng cầm nôn. Dùng cho thai phụ nôn mửa, tinh thần mỏi mệt, tay chân rã rời, có thể có phù nhẹ hai chi dưới. Vì vậy, bạn nên cố ăn sẽ rất tốt cho bạn và thai nhi.

Cháo cá diếc chứa chất bổ gì?

Đông y cho rằng, cá diếc có tác dụng ôn trung bổ hư, kiện tì, lợi tiểu...
Đông y cho rằng, cá diếc có tác dụng ôn trung bổ hư, kiện tì, lợi tiểu... 

Cá diếc còn gọi là tức ngư, tên khoa học Carassus auratus L. có thịt dày, vị thơm, là món ăn ngon và lành. Thịt cá chứa nhiều dinh dưỡng: protein chiếm 17,7%, lipit 1,8%, và nhiều khoáng chất như canxi 70mg%, phốt pho 152mg%, sắt 0,8mg%, nhiều vitamin các loại như B1, axit nicotinic...

Do đó, Đông y cho rằng, cá diếc có tác dụng ôn trung bổ hư, kiện tì, lợi tiểu..., được dùng cho những người bệnh lâu ngày, cơ thể suy nhược, gầy còm ốm yếu, khí huyết bất túc khiến ăn uống kém, ợ chua, hoặc tỳ hư phù nề, tiểu tiện khó...

Đặc biệt, cháo cá diếc rất thích hợp cho phụ nữ có thai ba tháng đầu bị ốm nghén với các triệu chứng như mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, da xanh, lợm giọng, buồn nôn, ứa nước dãi hoặc nôn oẹ thực sự, thậm chí ăn uống thứ gì là nôn vọt ra thứ ấy, có khi đã nôn hết thức ăn rồi mà vẫn tiếp tục nôn ra nước dãi, dịch mật hoặc nôn khan.

9 mẹo chống muỗi cho bé

(Kiến Thức) - Mùa hè là thời điểm bé có thể bị muỗi tấn công. Vì thế, để tránh cho bé bị muỗi đốt, mẹ có thể dùng một số cách như sau.

Sử dụng những loại dầu từ các loại thực vật, như chanh, sả, quế, hương thảo, bạc hà,.. cũng có tác dụng đuổi muỗi rất hiệu quả.
  Sử dụng những loại  dầu từ các loại thực vật, như chanh, sả, quế, hương thảo, bạc hà,.. cũng có tác dụng đuổi muỗi rất hiệu quả.

Soi thành phần gây vô sinh trong hoa quả Trung Quốc

(Kiến Thức) - Thiram và melarsoprol là hai thành phần tử có trong hoa quả Trung Quốc dấy lên nguy cơ vô sinh lan rộng ở người Việt.

Lượng hoa quả Trung Quốc nhiễm độc được tuồn vào thị trường Việt Nam quá lớn nên đến nay vẫn chưa có con số thống kê chính xác, dấy lên cảnh báo lớn về nguy cơ gây vô sinh cho người Việt từ những loại hoa quả này.
Lượng hoa quả Trung Quốc nhiễm độc được tuồn vào thị trường Việt Nam quá lớn nên đến nay vẫn chưa có con số thống kê chính xác, dấy lên cảnh báo lớn về nguy cơ gây vô sinh cho người Việt từ những loại hoa quả này. 

Thành phần đáng nói nhất làm tăng nguy cơ vô sinh khi ăn hoa quả Trung Quốc là chất bột trong các bọc nhựa có chứa thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen) dùng để ủ hoa quả từ khi còn non.
Thành phần đáng nói nhất làm tăng nguy cơ vô sinh khi ăn hoa quả Trung Quốc là chất bột trong các bọc nhựa có chứa thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen) dùng để ủ hoa quả từ khi còn non. 

Các chất gây hại này được sử dụng trong công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại, độc tính của nó đã được thử nghiệm trên loài chuột, cho thấy các ống sinh tinh trong tinh hoàn chuột bị sụt giảm và teo đi đáng kể, các dòng tế bào tinh trùng suy giảm đi một cách rõ rệt và lượng tế báo Leydig (tế bào sản sinh ra testosterone) bị teo đi rất nhiều. Ảnh: Loại túi bọc nhựa có chứa chất gây vô sinh được các trang trại trái cây địa phương Trung Quốc dùng rộng rãi.
Các chất gây hại này được sử dụng trong công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại, độc tính của nó đã được thử nghiệm trên loài chuột, cho thấy các ống sinh tinh trong tinh hoàn chuột bị sụt giảm và teo đi đáng kể, các dòng tế bào tinh trùng suy giảm đi một cách rõ rệt và lượng tế báo Leydig (tế bào sản sinh ra testosterone) bị teo đi rất nhiều. Ảnh: Loại túi bọc nhựa có chứa chất gây vô sinh được các trang trại trái cây địa phương Trung Quốc dùng rộng rãi. 

Về thiram, đó là một hợp chất hữu cơ diệt nấm chứa lưu huỳnh có độc tính trên hệ tiêu hóa, hô hấp thần kinh, và hệ sinh sản của người và động vật. Vốn thiram được sử dụng để ngăn chặn bệnh nấm trong hạt giống và cây trồng. Nó cũng được sử dụng như loại thuốc chống động vật để bảo vệ cây ăn quả và cây cảnh rất tốt nếu dùng đúng liều, đúng cách.
Về thiram, đó là một hợp chất hữu cơ diệt nấm chứa lưu huỳnh có độc tính trên hệ tiêu hóa, hô hấp thần kinh, và hệ sinh sản của người và động vật. Vốn thiram được sử dụng để ngăn chặn bệnh nấm trong hạt giống và cây trồng. Nó cũng được sử dụng như loại thuốc chống động vật để bảo vệ cây ăn quả và cây cảnh rất tốt nếu dùng đúng liều, đúng cách. 

Thiram gây ra tình trạng độc vừa nếu ăn phải, nhưng sẽ là cực độc nếu hít phải. Dấu hiệu nhiễm độc thiram cơ bản ở người là đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy. Thiram gây kích ứng mắt, da và đường hô hấp.
Thiram gây ra tình trạng độc vừa nếu ăn phải, nhưng sẽ là cực độc nếu hít phải. Dấu hiệu nhiễm độc thiram cơ bản ở người là đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy. Thiram gây kích ứng mắt, da và đường hô hấp. 

Các triệu chứng nhiễm thiram mãn tính ở người bao gồm buồn ngủ, lú lẫn, mất ham muốn tình dục, nói lắp và yếu. Tình trạng lặp đi lặp lại hoặc tiếp xúc kéo dài với thiram cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng như viêm da, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng và viêm kết mạc. Ảnh: Cây táo Trung Quốc với các túi bọc nhựa gây hại.
Các triệu chứng nhiễm thiram mãn tính ở người bao gồm buồn ngủ, lú lẫn, mất ham muốn tình dục, nói lắp và yếu. Tình trạng lặp đi lặp lại hoặc tiếp xúc kéo dài với thiram cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng như viêm da, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng và viêm kết mạc.  Ảnh: Cây táo Trung Quốc với các túi bọc nhựa gây hại. 

Một thành phần gây vô sinh nữa trong hoa quả Trung Quốc là melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen), được biết đến gây ra một loạt các tác dụng phụ bao gồm co giật, sốt, mất ý thức, phát ban, phân có máu, buồn nôn, và nôn mửa.
Một thành phần gây vô sinh nữa trong hoa quả Trung Quốc là melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen), được biết đến gây ra một loạt các tác dụng phụ bao gồm co giật, sốt, mất ý thức, phát ban, phân có máu, buồn nôn, và nôn mửa. 

Ngoài nguy cơ vô sinh, melarsoprol có trong những loại quả này còn gây ra bệnh não ở 5-10% các trường hợp.
Ngoài nguy cơ vô sinh, melarsoprol có trong những loại quả này còn gây ra bệnh não ở 5-10% các trường hợp. 

Nguy hiểm hơn, cả thiram và melarsoprol đều là chất không tan hoàn toàn trong nước, nên cho dù có rửa kỹ đến mấy, thậm chí ngâm lâu bằng nước muối, thì những chất này vẫn còn tồn dư trên hoa quả.
Nguy hiểm hơn, cả thiram và melarsoprol đều là chất không tan hoàn toàn trong nước, nên cho dù có rửa kỹ đến mấy, thậm chí ngâm lâu bằng nước muối, thì những chất này vẫn còn tồn dư trên hoa quả.