"Bóc mẽ" thiên hà lùn kỳ quái có tên UGC 685

(Kiến Thức) - Hình ảnh từ Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA / ESA cho thấy một thiên hà lùn có tên UGC 685. Các thiên hà như vậy rất nhỏ và chỉ chứa một phần rất nhỏ số lượng sao trong thiên hà.

Các thiên hà lùn thường cho thấy có cấu trúc mờ ảo, hình dạng không rõ ràng và bề ngoài có phần giống với một đám mây sao và UGC 685 cũng không ngoại lệ.

Nguồn ảnh: Space.
 Nguồn ảnh: Space.

Được phân loại là một thiên hà SAm, nó là một loại thiên hà xoắn ốc không có giới hạn, nằm cách Trái đất khoảng 15 triệu năm ánh sáng. Còn được gọi là LEDA 3974 và UZC J010722.4 + 164102, thiên hà được nhìn thấy trong chòm sao Song Ngư.

Những dữ liệu này được thu thập theo chương trình khảo sát không gian LEGUS (Legacy ExtraGalactic UV Survey) của Hubble, cuộc khảo sát qua công nghệ thăm dò cực tím sắc nét.

Chương trình LEGUS đang chụp ảnh 50 thiên hà xoắn ốc và lùn trong khu vực vũ trụ của chúng ta bằng nhiều màu sắc, qua Camera trường ảnh rộng của Hubble 3.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

10 hành tinh tiềm năng thay thế Trái đất

Sự phát triển của hàng không vũ trụ đã biến giấc mơ khám phá không gian của con người thành sự thật. Trên thực tế, các phi hành gia đã khám phá được những hành tinh có cấu trúc gần giống với Trái Đất của chúng ta.

10 hanh tinh tiem nang thay the Trai dat
1. Sao Teegarden b: Hành tinh này quay quanh ngôi sao chủ Teegarden, một hành tinh có tiềm năng trở thành Trái Đất thứ 2 tính đến thời điểm này. Với chỉ số khoảng 60% bề mặt có khí hậu ôn đới, nhiệt độ khoảng 28 độ C, Teegarden giống Trái đất của chúng ta đến 95%. 

Choáng giải mã bí ẩn hệ thống khí hậu sao Kim

(Kiến Thức) - Sao Kim từ lâu được coi là hành tinh sinh đôi nóng hơn Trái đất, chứa đựng nhiều bí ẩn trong lớp mây dày bao quanh nó. Và chính những bí ẩn này cũng có thể là nguyên nhân gây ra những biến đổi khí hậu kịch tính trên sao Kim.

Một nghiên cứu mới quan sát tia cực tím của sao Kim suốt từ năm 2006 đến 2017 cho thấy, sự phản xạ ánh sáng cực tím của Kim tinh đã giảm một nửa so với nguyên thủy, các nhà nghiên cứu cho biết.

Sự thay đổi này có liên quan đến sự thay đổi lớn về lượng năng lượng mặt trời được hấp thụ bởi những đám mây của sao Kim và sự lưu thông trong bầu khí quyển.