Bộ Y tế khẳng định Evusheld là thuốc, không phải “siêu vắc xin“

Theo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), Evusheld không chỉ định dùng thay thế cho vắc xin COVID-19 đối với những trường hợp có thể tiêm được vắc xin.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa thông tin về việc sử dụng hỗn hợp kháng thể đơn dòng Evusheld của AstraZeneca.
Theo đó, để đa dạng nguồn cung thuốc phòng và điều trị COVID-19, ngày 2/3/2022, Bộ Y tế đã căn cứ các quy định hiện hành để cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc Evusheld, đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt của cơ sở khám chữa bệnh.
Bo Y te khang dinh Evusheld la thuoc, khong phai “sieu vac xin“
 
Cho đến nay, Evusheld đã được cấp phép lưu hành trong tình trạng khẩn cấp tại một số quốc gia như: Mỹ, Pháp, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Bahrain...
Cụ thể, Evusheld là thuốc, không phải vắc xin. Evusheld không chỉ định dùng thay thế cho vắc xin COVID-19 đối với những trường hợp có thể tiêm được vắc xin.
Theo đó, Evusheld gồm 1 liều kháng thể đơn dòng Tixagevimab và 1 liều kháng thể đơn dòng Cilgavimab. Việc sử dụng thuốc cần phải được bác sỹ đánh giá thỏa đáng và sàng lọc chặt chẽ trước khi được xác định là đối tượng sử dụng phù hợp. Một liều thuốc được chỉ định để dự phòng mắc bệnh COVID-19 trong thời gian ít nhất 6 tháng (với các dữ liệu hiện có) cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi có cân nặng từ 40kg trở lên với điều kiện các đối tượng này không đang nhiễm SARS-CoV-2 và không có tiếp xúc với người nhiễm SARS-CoV-2 được xác định và phải thuộc một trong các trường hợp sau:
Người có suy giảm miễn dịch mức độ vừa đến nặng do một tình trạng bệnh lý hoặc sử dụng các thuốc hoặc phác đồ điều trị ức chế miễn dịch và có khả năng không tạo được đáp ứng miễn dịch thỏa đáng đối với vắc xin COVID-19.
Người không thể tiêm bất kỳ loại vắc xin COVID-19 nào hiện có vì có tiền sử xảy ra tác dụng ngoại ý nghiêm trọng (ví dụ như dị ứng nặng) với bất kỳ thành phần nào của vắc xin COVID-19.
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, các tình trạng y khoa hoặc phương pháp điều trị có thể dẫn tới suy giảm miễn dịch mức độ vừa đến nặng và đáp ứng miễn dịch không thỏa đáng đối với vắc xin  COVID-19 bao gồm nhưng không giới hạn như: Người đang điều trị đối với các khối u đặc và bệnh lý huyết học ác tính; cấy ghép nội tạng và đang điều trị với liệu pháp ức chế miễn dịch; tiếp nhận tế bào lympho T chứa thụ thể kháng nguyên dạng khảm (CAR)-T hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu (trong vòng 2 năm sau khi cấy ghép hoặc đang điều trị ức chế miễn dịch); suy giảm miễn dịch nguyên phát mức độ vừa đến nặng (ví dụ hội chứng DiGeorge, hội chứng Wiskott-Aldrich); nhiễm HIV giai đoạn tiến triển hoặc chưa được điều trị (những người nhiễm HIV với số lượng tế bào CD4 <200/mm3, tiền sử bệnh AIDS mà không được phục hồi miễn dịch, hoặc các biểu hiện lâm sàng của HIV có triệu chứng); điều trị tích cực bằng corticosteroid liều cao (nghĩa là ≥20 mg prednisone hoặc tương đương mỗi ngày khi dùng trong ≥ 2 tuần), tác nhân alkyl hóa, chất chống chuyển hóa, thuốc ức chế miễn dịch liên quan đến cấy ghép, tác nhân hóa trị ung thư được phân loại là ức chế miễn dịch mức độ nặng, thuốc ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF), và các tác nhân sinh học khác có tác dụng ức chế miễn dịch hoặc điều hòa miễn dịch (ví dụ, tác nhân ức chế tế bào B).
Theo Bộ Y tế, hiện nay, Evusheld chưa được cấp phép sử dụng ở đối tượng đang điều trị COVID-19, hoặc dự phòng sau phơi nhiễm COVID-19 ở những người đã tiếp xúc với người nhiễm SARS-CoV-2.
Tại Việt Nam, Evusheld được cấp giấy phép nhập khẩu để sử dụng trong cơ sở khám chữa bệnh. Người bệnh phải được cơ sở khám chữa bệnh thông tin về tình trạng hồ sơ cấp phép của thuốc và cơ sở chỉ được sử dụng thuốc khi có sự đồng ý của bệnh nhân hoặc người nhà của bệnh nhân.
Như vậy, Evusheld là thuốc, không phải là “siêu vắc xin”, không được phép sử dụng Evusheld để dự phòng COVID-19 cho các đối tượng có thể tiêm vắc xin.

Hành trình phá án: 3 bà cháu bị nữ hàng xóm giết rồi chôn xác

Sau khi chém chết 3 bà cháu, nữ hung thủ đào hố chôn các nạn nhân. Toàn bộ vụ án được ANTV dựng lại trong Chương trình Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: 3 ba chau bi nu hang xom giet roi chon xac

Theo hồ sơ vụ án, tối 24/5/2019, cơ quan chức năng nhận được trình báo của gia đình anh Đàm Văn Quyết (35 tuổi, ngụ tại thôn 9, xã Tân Thanh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) về sự mất tích của 3 người trong gia đình, gồm bà Hoàng Thị Vượng (71 tuổi, mẹ ruột anh Quyết), cùng 2 con là Đàm Tiến Đức (4 tuổi) và Đàm Thị Nguyên Thảo (3 tuổi).

Hanh trinh pha an: 3 ba chau bi nu hang xom giet roi chon xac-Hinh-2

Ngay khi nhận được trình báo, Công an huyện Lâm Hà đã phối hợp với Công an xã Tân Thanh tiến hành tìm kiếm các nạn nhân.

Hành trình phá án: Bí ẩn xác người phụ nữ không đầu, không tay

Do nợ tiền chị Hằng, đang lúc túng quẫn nên hung thủ đã sát hại nạn nhân rồi phân xác phi tang. Toàn bộ vụ án được ANTV dựng lại trong Hành Trình Phá Án.

Hanh trinh pha an: Bi an xac nguoi phu nu khong dau, khong tay
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 13h30 ngày 7/11/2011, tại khu đất trống giữa nhà số 64 và 68 đường Đầm Triều (phường Quán Trữ, quận Kiến An, TP Hải Phòng), một người công nhân phát hiện một thi thể người phụ nữ bị mất đầu và hai tay phủ lên một tấm chiếu. Quá sợ hãi, người công nhân này đã bỏ chạy và tri hô những người xung quanh biết.
Hanh trinh pha an: Bi an xac nguoi phu nu khong dau, khong tay-Hinh-2

Ngay sau khi nhận được thông tin, Công an phường Quán Trữ đã lập tức báo cáo lên cấp trên, Công an TP Hải Phòng đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với Công an địa phương nhanh chóng vào cuộc điều tra, khám nghiệm hiện trường. Nạn nhân là một phụ nữ khoảng 40 tuổi, thi thể không còn nguyên vẹn, nằm sấp. Hiện trường vụ án nằm giữa khu đất trống, muốn vào phải qua một con ngõ nhỏ sâu hút.

Bị bỏ rơi ở trạm y tế, cô gái người Pháp tìm mẹ Việt sau 20 năm

Hơn 20 năm qua, Solène Martel - cô gái người Pháp gốc Việt luôn mong mỏi được tìm lại người mẹ đã bỏ rơi mình.

5 tiếng ngắn ngủi ở bên mẹ