Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà: Quét rác cũng làm phát tán nguồn thải ô nhiễm

Cán bộ môi trường và cả ô tô hiện đại quét rác nhưng quy trình chưa đúng và nhất là vào mua khô cũng là nguyên nhân tạo ra bụi, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Tại buổi họp bàn về nguyên nhân, giải pháp kiểm soát chất lượng môi trường, không khí tại các đô thị lớn giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với UBND TP Hà Nội, TP.HCM và đại diện các bộ, ngành chiều 19/12, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nêu ra 5 nhóm nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng hiện nay.

Trong đó, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, hoạt động quét rác, vệ sinh môi trường chưa đúng cách cũng là một trong tác nhân gây phát thải ô nhiễm.

"Cán bộ môi trường dùng chổi quét hoặc dùng ô tô rất hiện đại để quét rác nhưng quy trình hiện nay và vấn đề quan trọng là vào mùa khô, cũng là làm phát tán nguồn thải", ông Hà nói.

Về nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay, mặc dù chưa có đánh giá cuối cùng để nhận diện nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm, song cả Hà Nội và TP.HCM đều thống nhất, nguyên nhân số 1 gây ra tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng như hiện nay đến từ các phương tiện giao thông.

"Ở Hà Nội và TP.HCM, số lượng ô tô và xe máy đều tăng qua các năm. Hiện số lượng ô tô đang lưu hành ở Hà Nội là khoảng 7,5 triệu chiếc. Ở TP.HCM là 7,5 triệu xe máy và khoảng 700.000 ô tô. Chưa kể các phương tiện đi qua đi lại trong thành phố", Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết.

Bo truong TN-MT Tran Hong Ha: Quet rac cung lam phat tan nguon thai o nhiem
 Bộ trưởng Trần Hồng Hà

Nguyên nhân quan trọng tiếp theo được Bộ trưởng Trần Hồng Hà chỉ ra là do hiện trạng xây dựng ở Hà Nội và TP.HCM: "Hà Nội có trên 1000 công trình đang xây dựng, hay nói cách khác Hà Nội hiện nay là công trường và TP.HCM cũng là đại công trường". Theo Bộ trưởng Hà, đây là điều đáng mừng trong phát triển nhưng cũng là nguyên nhân lớn gây ra ô nhiễm.

Nhóm nguyên nhân ô nhiễm nữa theo Bộ trưởng Hà là do các cơ sở sản xuất công nghiệp. Nhóm nguyên nhân này ở TP.HCM chiếm tỷ lệ lớn hơn ở Hà Nội. Tuy nhiên, ở Hà Nội lại có một nguyên nhân khác liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, đó là tình trạng đốt rơm rạ của nông dân.

Một nhóm nguyên nhân khác theo Bộ trưởng Hà không chỉ gây ra ô nhiễm không khí mà còn còn phát thải rất nhiều chất nguy hại, đó là hoạt động đốt rác thải.

"Hoạt động này không chỉ gây ô nhiễm bụi PM2.5 mà còn rất nguy hại. Do vậy phải xem xét trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan đến vấn đề này, xem là chủ ý hay vô tình đề có biện pháp xử lý", ông Hà nhấn mạnh.

Từ các nguyên nhân trên, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề cập đến các giải pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng hiện nay. Trong đó có những nhóm giải pháp trước mắt như việc tập trung vào thông tin đầy đủ cho người dân về hiện trạng ô nhiễm, hạn chế các tác nhân đến từ phương tiện giao thông cũng như kiểm soát ô nhiễm từ các công trình xây dựng, đốt rơm rạ, rác thải.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng nêu các biện pháp căn cơ như áp dụng các tiêu chuẩn khí thải cao hơn với các phương tiện giao thông, thay thế sử dụng năng lượng hoá thạch bằng năng lượng tái tạo, trồng cây xanh...

Kinh hoàng con đường xương cốt trâu, bò

Bên cạnh khu vực chợ gần cầu Bắc Thăng Long ô nhiễm do giết mổ gia cầm thì dọc đường trong thôn Cổ Điển (xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội) là những bãi xương trâu, bò, nội tạng đổ tràn lan.

Theo Nhiều năm nay người dân thôn Cổ Điển (xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội) đang phải gồng mình sống trong cảnh ô nhiễm nặng nề. Bên cạnh khu vực chợ gần cầu Bắc Thăng Long ô nhiễm do giết mổ gia cầm thì dọc đường trong thôn là những bãi xương trâu, bò, nội tạng đổ tràn lan. Mặc dù người dân đã rất nhiều lần kêu cứu, nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có hướng giải quyết triệt để.

Bịt cửa, buông rèm ăn cơm giữa Bắc Ninh

Nhiều năm nay, dòng sông Ngũ Huyện Khê bị ô nhiễm, đặc quánh nước thải, bốc mùi hôi thối khiến đời sống người dân phường Phong Khê khốn khổ.

Sông Ngũ Huyện Khê, đoạn chảy qua thôn Ngô Khê (phường Phong Khê, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) hơn 10 năm nay nhuốm màu đen kịt, đặc quánh và bốc mùi hôi thối đến nghẹt thở.

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội: Rất nguy hiểm với trẻ em

(VietnamDaily) - Với trẻ nhỏ, nếu tính trên kg cân nặng thì nhu cầu hít thở oxy nhiều hơn người lớn, nhưng sức đề kháng và hệ miễn dịch lại yếu.

Tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội dường như đang ở mức báo động. Các chuyên gia y tế cảnh báo không khí ô nhiễm sẽ ảnh hưởng nặng nề tới hệ hô hấp đặc biệt là những người mắc các bệnh mạn tính và trẻ nhỏ.

Ô nhiễm không khí khiến trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với 1,7 triệu ca, tức là chiếm đến 1/4 tổng số trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi tử vong là do môi trường ô nhiễm như nước và không khí nhiễm bẩn, khói thuốc lá, thiếu vệ sinh gây ra.