Bộ lạc ai cũng có đôi mắt xanh thăm thẳm như đại dương và bí ẩn phía sau

Không chỉ một vài người mà gần như tất cả những người của bộ lạc này đều có đôi mắt màu xanh nước biển, thậm chí có người có 2 màu mắt, một bên bình thường và một bên xanh.

Bộ tộc Buton sống trên hòn đảo Buton, hòn đảo lớn thứ 19 tại Indonesia, nằm ở khu vực phía đông nam đảo Sulawesi. Đảo Buton có kích thước khoảng 4.400 km2 với tổng dân số dưới 450.000 người và được chia thành nhiều bộ lạc nhỏ, sống biệt lập với nhau. Phần lớn hòn đảo này được bao phủ bởi rừng nhiệt đới, do đó đời sống của người dân còn khá đơn sơ, nghèo khó, sống phụ thuộc vào thiên nhiên và ít bị ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài.

Bộ lạc ai cũng có đôi mắt xanh thăm thẳm như đại dương và bí ẩn phía sau ảnh 1

Người Buton có lẽ sẽ không có quá nhiều điều khác biệt so với những bộ lạc khác trên thế giới cho đến khi những bức ảnh về họ được công bố và được thế giới biết đến. Những bức ảnh này được chụp bởi nhiếp ảnh gia Korchnoi Pasaribu, 38 tuổi, một nhà địa chất đến từ thủ đô Jakarta, Indonesia, trong chuyến thăm đến hòn đảo này vào ngày 17/9/2020.

Bộ lạc ai cũng có đôi mắt xanh thăm thẳm như đại dương và bí ẩn phía sau ảnh 2

Nhiếp ảnh gia Korchnoi đã dùng ống kính của mình để ghi lại cuộc sống của những người dân tại bộ lạc Buton, đặc biệt tập trung vào sự đa dạng bộ lạc và những di sản văn hóa của nó.

Korchnoi cho biết nhiếp ảnh không phải nghề nghiệp toàn thời gian của mình nhưng là sở thích và niềm đam mê lớn. "Công việc chính của tôi là một nhà địa chất, khai thác niken và chụp ảnh là sở thích của tôi", anhKorchnoi nói.

Bộ lạc ai cũng có đôi mắt xanh thăm thẳm như đại dương và bí ẩn phía sau ảnh 3

Nguồn cảm hứng bất tận và độc đáo khiến nhiếp ảnh gia Korchnoi tìm đến bộ lạc Buton là những đôi mắt màu xanh thăm thẳm như đại dương của người dân nơi đây. Hầu hết những người dân sống trong bộ lạc Buton, từ người già đến người trẻ, từ phụ nữ tới đàn ông, đều có đôi mắt màu xanh kỳ lạ. Một số người thậm chí còn có 2 màu mắt, một mắt bình thường và mắt còn lại màu xanh.

Bộ lạc ai cũng có đôi mắt xanh thăm thẳm như đại dương và bí ẩn phía sau ảnh 4

Hội chứng Waardenburg là một đột biến gen di truyền, được ước tính xảy raở một số dạng với tỷ lệ chỉ 1 trong 42.000 người trên thế giới. Ngoài tác động lên sắc tố mắt, bao gồm cả việc khiến mắt có màu sắc khác nhau, hội chứng này cũng có thể dẫn đến mất thính giác.

Qua tìm hiểu, nhiếp ảnh gia Korchnoi được biết rằng nguyên nhân bí ẩn dẫn đến việc những người thuộc bộ lạc Buton đều có màu mắt xanh là bởi họ nhiễm sán lá di truyền, từ đời này qua đời khác.

Bộ lạc ai cũng có đôi mắt xanh thăm thẳm như đại dương và bí ẩn phía sau ảnh 5

"Đôi mắt xanh rất độc đáo và đẹp đẽ và chúng là nguồn cảm hứng của tôi. Màu xanh là màu mắt yêu thích nhất đối với tôi", anh Korchnoi chia sẻ.

Bộ lạc không có đàn ông: Phụ nữ sinh sản theo cách này

Đó là một bộ lạc nguyên thủy ở Amazon, nơi duy nhất không có đàn ông và giới tính nam không được trọng dụng.

Đây là một bộ lạc Ấn Độ thuần túy sinh ra và phát triển trong khu rừng nhiệt đới Amazon. Phụ nữ ở đây rất mạnh mẽ, họ có thể săn bắn, hái lượm và tự lập cho cuộc sống của bản thân ngay từ khi còn nhỏ.

Bo lac khong co dan ong: Phu nu sinh san theo cach nay

Cuộc sống của họ không có bóng dáng đàn ông, nhưng vẫn rất hạnh phúc và no đủ.

Khi các cô gái trong bộ lạc đến tuổi trưởng thành, họ sẽ đến các bộ lạc khác để tìm kiếm những người đàn ông khỏe mạnh dẫn về bộ lạc của mình.

"Nhiệm vụ" duy nhất của người đàn ông đó là chỉ là giúp người phụ nữ sinh con. Một khi chưa hoàn thành "nghĩa vụ", không ai có thể rời khỏi mảnh đất ấy. Sau khi đứa trẻđược sinh ra, nếu là con gái sẽ được giữ lại bên cạnh mẹ để nuôi nấng.

Bo lac khong co dan ong: Phu nu sinh san theo cach nay-Hinh-2
Ngược lại, nếu họ chẳng may sinh được một bé trai, đứa trẻ sẽ bị bỏ ra một nơi hoang vu hẻo lánh, tự sinh tự diệt. Đối mặt với hàng trăm loại động vật nguy hiểm trong khu rừng già Amazon, khả năng đứa trẻ tội nghiệp sống sót gần như là không thể.
Bo lac khong co dan ong: Phu nu sinh san theo cach nay-Hinh-3

Tập tục sinh sống này quả thực không nhân đạo, nhưng không ai có thể phán xét hay cấm đoán họ. Chúng ta sống ở một môi trường hoàn toàn khác, bởi vậy cách chúng ta sinh sống cũng buộc phải khác.

Tương tự, ở mộ nơi tại Trung Quốc được gọi là "Vương quốc của phụ nữ". Taimột thung lũng biên giới giữa tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên, có khoảng40.000 người tộc Ma Thoa (Mosuo) sống trong các ngôi làng ven hồ.

Phụ nữ nơi đây mới là người "nắm quyền", đưa ra các quyết định quan trọng nhất.Họ kiểm soát tài chính gia đình, có quyền sở hữu với đất đai, nhà cửa, toàn quyền sinh con và nuôi nấng.

Ở đây, họ có thể thoải mái chọn cho mìnhvài tình nhân - những người đàn ông. Kết quả của những cuộc tình một đêm là những đứa trẻ, được gia đình người phụ nữ nuôi lớn. Cha của những người đàn ông trưởng thành được gọi là “bác”, hoàn toàn không có sự kỳ thị về việc không ai biết cha của đứa trẻ là ai.

Nền văn minh "vượt thời gian" 8.000 năm trước hiện ra giữa sa mạc

Một tác phẩm điêu khắc lạc đà ở Ả Rập Saudi bấy lâu bị cho là mới 2.000 năm tuổi đã được giám định niên đại lại, mở đường vào một nền văn minh "không thể tin nổi" ẩn giấu giữa sa mạc.

Nghiên cứu quốc tế từ Bộ Văn hóa Ả Rập Saudi, Viện Max Planck về Khoa học lịch sử nhân loại, Trung tâm Nghiên cứu khoa học Quốc gia Pháp và Đại học King Saud đã giúp hé mở sự thật về một nền văn minh từng ngự trị khi vùng sa mạc khô căn Bắc Ả Rập Saudi ngày nay còn là "một thảo nguyên rải rác các hồ nước và cây cối".

Nen van minh