Binh sĩ Trung Quốc có thể được huấn luyện ở Australia

(Kiến Thức) - Các binh sĩ Trung Quốc sẽ được huấn luyện ở Australia khi 2 nước tổ chức các cuộc tập trận chung, có thể có sự tham gia của Mỹ.

Thủ tướng Australia Tony Abbott vừa báo trước về việc Australia và Trung Quốc sẽ hợp tác quân sự gần gũi cũng như tổ chức tập trận chung. Ngoài ra, ông này cũng tiết lộ thêm, Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhận lời mời tới thăm Australia vào cuối năm 2014.
Phát biểu tại Bắc Kinh, ông Abbott cho biết, mối quan hệ cá nhân giữa các quan chức cấp cao của Australia và Trung Quốc đã được “cải thiện rất nhiều”.
“Chúng tôi đã có cuộc thảo luận thân tình và mang tính xây dựng”, ông Abbott cho hay trong ngày cuối cùng trong chuyến thăm tới Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Ông Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm tới Australia vào tháng 11/2014 trước thềm hội nghị G20 tại Brisbane.
Thủ tướng Australia Tony Abbott bắt tay bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm tới Trung Quốc.
 Thủ tướng Australia Tony Abbott bắt tay bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm tới Trung Quốc.
Ông Abbott cho hay, ông rất tự tin về việc xây dựng mối quan hệ với Quân đội Trung Quốc thông qua các cuộc tập trận chung trong thời gian tới.
Theo ông Abbott, các binh sĩ Trung Quốc có thể tập trận tại phía bắc Australia, thậm chí có thể kết hợp với Lính thủy Đánh bộ Mỹ: “Mỹ có thể có mặt trong cuộc tập trận chung của Australia và Trung Quốc".
Ông Abbott không tiết lộ cụ thể về những lực lượng có thể tham gia tập trận với Quân đội Trung Quốc
Trước đó, Trung Quốc đã bày tỏ sự lo ngại khi Australia và Mỹ công bố chương trình huấn luyện binh sĩ Mỹ tại phía bắc Australia vào năm 2011. Tuy nhiên, theo ông Abbott, sự lo ngại này đã được giải tỏa sau chuyến thăm vừa rồi của ông.
Từ những bước khiêm tốn ban đầu, mối quan hệ quốc phòng giữa Australia và Trung Quốc đã có những bước tiến đáng kể trong những năm gần đây.
Những nhà lãnh đạo quốc phòng của Australia và Trung Quốc đã có các cuộc đối thoại thường niên cũng như việc tàu chiến Australia và Trung Quốc đã có các chuyên thăm lẫn nhau.
Australia đã từng hợp tác với New Zealand, Trung Quốc trong việc huấn luyện về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai. Thủ tướng Australia cho rằng, đây sẽ là tiền để để 2 nước cùng tiến tới các cuộc huấn luyện chung sau này.
Trước đó, hãng thông tấn Fairfax Media từng tiết lộ về việc Quân đội Trung Quốc gửi lời yêu cầu được tham gia với vai trò quan sát viên tại cuộc tập trận RIMPAC – cuộc tập trận có sự tham gia của Hải quân Australia, Mỹ và 20 nước quanh quần đảo Hawaii diễn ra vào tháng 7/2014.
Ông Abbott cho biết, Australia hoan nghênh sự tham gia của Trung Quốc và bày tỏ hi vọng nước này sẽ có sự tham gia sâu hơn trong thời gian tới.
Bước đột phá về hợp tác quân sự giữa Australia và Trung Quốc đạt được sau khi 2 nước hợp tác chặt chẽ trong việc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370.
Ông Abbott cho rằng, việc thúc đẩy trao đổi quan hệ quân sự với Trung Quốc sẽ làm giảm bớt sự nghi ngờ và căng thẳng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi Australia có quan hệ gần gũi với Nhật và Mỹ. Nhật và Australia vào tuần đầu tháng 4/2014 đã đồng ý tăng cường liên minh an ninh và chia sẻ công nghệ quân sự.

Người biểu tình thân Nga của Ukraine ra tối hậu thư

(Kiến Thức) - Những người biểu tình có tư tưởng ủng hộ điện Kremlin ở thành phố miền đông Ukraine là Donetsk đã ra tối hậu thư cho các chính quyền địa phương.

Theo yêu cầu của nhóm người này, nếu các nghị sĩ không triệu tập cuộc họp khẩn trước 23h59 ngày 6/4 (theo giờ địa phương) và không thông qua nghị quyết tổ chức cuộc trưng cầu dân ý, cư dân của vùng Donbass sẽ không công nhận tính hợp pháp của đội ngũ lãnh đạo địa phương đó.
Cùng với đó, những người dân còn yêu cầu các nghị sĩ khu vực quay trở lại văn phòng hợp để thảo luận vấn đề tiến hành cuộc trưng cầu ly khai.

Nghị sĩ Nga: Tình hình miền đông Ukraine không giống Crimea

(Kiến Thức) - Trước tuyên bố độc lập của Donetsk, Phó Chủ tịch Thượng viện Nga Ilyas Ukhmanov hôm nay bày tỏ, tình hình khu vực miền đông Ukraine này không giống với kịch bản Crimea.

“Do khác biệt về chính trị và văn hóa nên tình hình ở khu vực Donetsk cần phải xem xét riêng biệt một cách kĩ lưỡng. Nó không hoàn toàn giống với những gì đã xảy ra ở Crimea hay ở thành phố cảng Sevastopol”, thành viên Hội đồng Liên bang (tức Thượng viên Nga) Ilyas Ukhmanov cho biết.
Trước đó cùng ngày, hội đồng nhân dân khu vực Donetsk (được thành lập bởi những người biểu tình ủng hộ liên bang hóa) tuyên bố kế hoạch tiến hành cuộc trưng cầu dân ý vào giữa tháng 5. Thông qua cuộc trưng cầu này, họ kêu gọi thành lập nước Cộng hòa Donetsk ly khai và sau đó có thể nộp đơn xin sáp nhập vào Liên bang Nga.

Nga sẽ đưa quân tới Donetsk nếu LHQ chấp thuận

(Kiến Thức) - Trước yêu cầu gửi của vùng miền đông Donetsk của Ukraine, Nga khẳng định sẽ chỉ gửi binh sĩ gìn giữ hòa bình nếu được Liên Hợp Quốc (LHQ) đồng ý.

Theo đó, trong cuộc trao đổi phỏng vấn với tờ Interfax hôm thứ Hai (7/4), Chủ tịch Ủy ban An ninh và Quốc phòng trực thuộc Thượng viện Nga, ông Viktor Ozerov cho hay, lực lượng gìn giữ hòa bình của họ sẽ chỉ được điều sang quốc gia khác theo đúng khuôn khổ của luật pháp quốc tế. Nga sẽ không thực hiện theo yêu cầu của những chính quyền địa phương. Đây là lời tuyên bố từ Moscow để trả lời trước yêu cầu từ Hội đồng nhân dân vùng Donetsk.