BIDV rao bán khoản nợ gần 1.300 tỷ của Vinaxuki với loạt tài sản đảm bảo

(Vietnamdaily) - Bốn tài sản gồm bất động sản, nhà máy và mỏ quặng của Vinaxuki được thế chấp cho khoản nợ gốc và lãi tính đến tháng 9/2019 là 1.265 tỷ đồng sẽ được BIDV đưa ra đấu giá trong thời gian sắp tới.

Ngày 20/2, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, BID) cho biết đang lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản là khoản nợ như sau của CTCP Ô tô Xuân Kiên Vinaxuki và Công ty TNHH MTV Ô tô Xuân Kiên Vinaxuki Thái Nguyên.

Theo đó, tài sản bảo đảm cho khoản nợ của Công ty Xuân Kiên Vinaxuki và Vinaxuki Thái Nguyên là 4 tài sản gồm bất động sản, máy móc thiết bị và mỏ quặng.

Cụ thể, tài sản thứ nhất là 138.814,7m2 đất tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội. Thứ hai là máy móc thiết bị tại Nhà máy Vinaxuki Mê Linh. Thứ ba là quyền khai thác mỏ quặng Antimon và dây chuyền tuyển quặng tại Thôn 15, xã Đắk Drông, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Cuối cùng là tài sản gắn liền với đất của Nhà máy Vinaxuki Thái Nguyên tại Khu B-KCN Nam Phổ Yên, Thái Nguyên.

Giá khởi điểm của khoản nợ này bằng gốc cộng lãi vay tính đến thời điểm BIDV thông báo cho công ty dịch vụ đấu giá triển khai phiên đấu giá đầu tiên. Tổng dư nợ gốc và lãi tính đến hết ngày 15/9/2019 là 1.265 tỷ đồng.

BIDV rao ban khoan no gan 1.300 ty cua Vinaxuki voi loat tai san dam bao
Ô tô Xuân Kiên Vinaxuki  

Năm 2015, Công ty Ô tô Xuân Kiên Vinaxuki bất ngờ gửi văn bản tới một số ngân hàng và các chủ nợ, về việc công ty sẽ phải bán nhà máy sản xuất ôtô tại Mê Linh (Hà Nội) để trả nợ. Trong khi tất cả các tài sản thuộc nhà máy đã thế chấp hết cho các ngân hàng và tổ chức, cá nhân. Tính đến cuối năm 2014, tổng nợ của Vinaxuki đã lên tới hơn 1.600 tỷ đồng

Vinaxuki từng được một số ngân hàng đánh giá cao hiệu quả hoạt động của công ty trong lĩnh vực sản xuất xe tải nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn 2003-2010. 

Tuy nhiên, lý do khiến hàng loạt ngân hàng từ chối rót vốn tiếp cho Vinaxuki là doanh nghiệp này tiến hành đầu tư sang sản xuất xe tải nặng và khai thác mỏ. Vốn đầu tư lớn, trong khi nguồn lực không đủ nên Vinaxuki bị mất cân đối tài chính.

Bị bộ Tài chính từ chối, chủ tịch Vinaxuki cầu viện ngân hàng

Chủ tịch công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) – ông Bùi Ngọc Huyên vừa có văn bản gửi ngân hàng Nhà nước Việt Nam và 4 ngân hàng thương mại, đề nghị được cơ cấu nợ để tiếp tục giấc mơ sản xuất ô tô Việt.

Theo đó, tại công văn số 20/2017 ngày 16/10/2017 gửi ngân hàng Nhà nước (NHNN) cùng các ngân hàng TMCP: Vietcombank, BIDV, Vietinbank, ngân hàng Quốc tế (VIB) và công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Vinaxuki đã đề nghị được “tái cơ cấu và mua nợ xấu” để phục hồi sản xuất.

Bộ hình xót xa thương hiệu Việt gây bão mạng

Những bức hình vui nhộn thể hiện sự "hụt hơi" của nhiều thương hiệu Việt Nam trên chính sân nhà đang nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng.

Mới đây, blogger Nguyễn Ngọc Long đã đăng tải bộ hình vẽ với chủ đề chính là tình trạng các thương hiệu Việt Nam đang chật vật cạnh tranh với các công ty nước ngoài trên thị trường nội địa.

Dòng tiền âm 1.300 tỷ, vay nợ ngắn hạn lên 13.000 tỷ: Những con số đáng ngại của TGDĐ

(Vietnamdaily) - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm gần 1.300 tỷ, vay nợ ngắn hạn tăng hơn gấp đôi lên 13.000 tỷ... là những con số đáng ngại tại Thế giới di động trong năm 2019.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2019, tổng doanh thu của CTCP Thế giới Di động (HoSE: MWG) trong năm 2019 đạt 103.485 tỷ đồng, tăng 18% so mức 87.738 tỷ đồng.