Bí quyết phòng chống bạch hầu sau bệnh nhi tử vong ở Đắk Nông

(Kiến Thức) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Đắk Nông xác nhận tại huyện Đắk G'Long có 1 trường hợp tử vong vì bệnh bạch hầu. Hiện tỉnh đang tiến hành cách ly 355 người dân để tránh lây lan bệnh tật.

Bệnh nhi mắc bạch cầu tử vong ở Đắk Nông
Trước đó, vào tối 20/6, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Đắk Nông xác nhận thông tin về trường hợp mắc bệnh bạch hầu ở xã Quảng Hòa (huyện Đắk G’Long) đã tử vong là bé S.T.H. (9 tuổi, SN 2011, ngụ cụm 2, thôn 6).
Ngày 19/6, H. ho, đau họng, khó thở… nên được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Nông. Sau đó H. chuyển biến nặng và được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Ngày 20/6, bé tử vong do bạch hầu ác tính biến chứng tim. 
Bi quyet phong chong bach hau sau benh nhi tu vong o Dak Nong
 Gia đình và ngành y tế địa phương tiếp nhận thi thể bé H. Ảnh: T.T. (Zing)
Một hàng xóm thường xuyên tiếp xúc với H. là bé M.V.T (9 tuổi), hàng xóm, cũng mắc bệnh. Bệnh nhi đã được chuyển đến Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên (tỉnh Đắk Lắk) để điều trị, sức khỏe tương đối ổn định.
Ông Hà Văn Hùng - Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Nông cho biết, hiện đã khoanh vùng, cách ly toàn bộ cụm 2 với 355 người dân. Tất cả mọi giao dịch được thực hiện tại chốt cách ly, không được ai ra vào cụm số 2 để ngăn ngừa sự phát tán dịch bệnh ra ngoài.
Các cơ quan chức năng cũng nhanh chóng tiến hành điều trị dự phòng cho người dân cụm số 2, phun hóa chất khử trùng toàn bộ cụm dân cư và các địa điểm như trường học, trạm y tế xã. 
Ngoài ra, theo ông Hùng, "đối với trường hợp tử vong, ngành y tế đã xử lý theo đúng quy định, vận động người dân hạn chế tối đa tiếp xúc, những người đến thăm viếng đều được cho uống thuốc kháng sinh dự phòng. Bệnh nhân được chôn cất trong vòng 3 giờ đưa về nhà".

>>> Mời quý độc giả theo dõi video: Ăn uống thế nào để phòng chống ung thư? - Nguồn VTC 14

Bí quyết phòng chống bạch hầu thế nào?
Triệu chứng dễ nhận thấy và phổ biến nhất của bệnh bạch hầu là hình thành mảng màu xám, dày ở họng và amidan. Ngoài ra, bệnh còn có một số triệu phổ biến khác bao gồm: sốt, ớn lạnh, sưng các tuyến ở cổ, ho như chó sủa, viêm và sưng họn, da xanh tái, chảy nước dãi, có cảm giác lo lắng, sợ hãi.
Một số triệu chứng khác có thể sẽ xuất hiện thêm trong quá trình bệnh tiến triển, bao gồm: khó thở hoặc khó nuốt; thay đổi thị lực, nói lắp; các dấu hiệu sốc, ví dụ như da tái và lạnh, vã mồ hôi và tim đập nhanh...
Hiện đã có thuốc điều trị bạch hầu, tuy nhiên, trong giai đoạn tiến triển, bệnh có thể gây hại cho tim, thận và hệ thần kinh của người bệnh. Ngay cả khi điều trị, bạch hầu có thể gây tử vong với tỷ lệ 3% từ tổng số những người mắc bệnh. Theo thống kê, tỷ lệ này còn cao hơn ở trẻ em dưới 15 tuổi.
Bi quyet phong chong bach hau sau benh nhi tu vong o Dak Nong-Hinh-2
Ảnh minh hoạ. 
Bệnh bạch hầu có thể dự phòng hiệu quả bằng vắc-xin “5 trong 1”. Vắc-xin “5 trong 1” phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ (Hib) được tiêm miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi theo lịch: trẻ 2 tháng tuổi tiêm mũi 1; 3 tháng tuổi tiêm mũi 2 và 4 tháng tuổi tiêm mũi 3.
Để phòng bệnh bạch hầu cho các bé yêu và cả gia đình, đặc biệt khi có ổ dịch tại địa phương, các mẹ nên lưu ý:
1. Đảm bảo các bé được tiêm phòng bạch hầu. Tất cả các trẻ được tiêm đủ các mũi cơ bản và nhắc lại
2. Thường xuyên lau rửa sàn nhà, vật dụng bằng các hóa chất diệt khuẩn thông thường
3. Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh
4. Đưa các trường hợp có triệu chứng như sốt, đau họng đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
5. Theo dõi sức khỏe của trẻ em tại các trường mầm non, trường tiểu học và trung học cơ sở, thường xuyên vệ sinh nhà trẻ, lớp học, thực hiện cách ly kịp thời và thông báo cho các đơn vị y tế khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Các tổn thương nghiêm trọng của bệnh do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra. 
Bệnh bạch hầu rất dễ dàng lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp. Hoặc lây gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. 
Nếu không được điều trị, bệnh bạch hầu có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho thận, hệ thần kinh trung ương và tim. Tỷ lệ tử vong của bệnh bạch hầu là khoảng 3% trong tổng số ca mắc bạch hầu.

Đừng ăn sống những thực phẩm này kẻo rước bệnh hại thân

(Kiến Thức) - Không chỉ có thịt, trứng, có một số loại thực phẩm bạn không nên ăn sống mà hãy nấu chín trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khỏe.
 

Dung an song nhung thuc pham nay keo ruoc benh hai than
 Bạn không nên ăn khoai tây sống bởi ăn khoai tây sống có thể gây đầy hơi và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Dung an song nhung thuc pham nay keo ruoc benh hai than-Hinh-2
 Lá và rễ của cây sắn chứa glycoside cyanogen, hóa chất giải phóng xyanua khi ăn. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên ăn sắn sống.
Dung an song nhung thuc pham nay keo ruoc benh hai than-Hinh-3
 Đậu thận hay đậu tây chứa nhiều protein, chất xơ và chất chống oxy hóa, nhưng ăn sống có thể tàn phá dạ dày của bạn bởi có chứa độc tố phytohemagglutinin, có thể gây khó chịu đường tiêu hóa và các triệu chứng tương tự như ngộ độc thực phẩm.
Dung an song nhung thuc pham nay keo ruoc benh hai than-Hinh-4
 Thịt và thịt gia cầm phải được nấu chín trước khi ăn bởi các loại thịt sống chứa nhiều loại vi khuẩn, Salmonella, E. coli, Yersinia,...
Dung an song nhung thuc pham nay keo ruoc benh hai than-Hinh-5
 Xúc xích cũng không nên ăn sống bởi ngay cả khi được đóng gói thì xúc xích vẫn có thể bị nhiễm vi khuẩn Listeria.
Dung an song nhung thuc pham nay keo ruoc benh hai than-Hinh-6
 Sữa được vắt trực tiếp từ bò phải được đun sôi trước khi uống bởi nó có thể chứa vi khuẩn gây hại như E. coli và Salmonella.
Dung an song nhung thuc pham nay keo ruoc benh hai than-Hinh-7
 Rau mầm có thể chứa vi khuẩn có hại như E. coli, Salmonella và Listeria do được trồng trong điều kiện ẩm, ấm - nơi những vi khuẩn này phát triển mạnh. Vì vậy không nên ăn rau mầm sống.
Dung an song nhung thuc pham nay keo ruoc benh hai than-Hinh-8
 Trong hành trình từ cây lúa mì đến kệ siêu thị, các loại bột có thể đã tiếp xúc với mầm bệnh như E. coli, vì vậy không được ăn bột sống.
Dung an song nhung thuc pham nay keo ruoc benh hai than-Hinh-9
 Đậu Lima có chứa glycoside cyanogen, một hợp chất được tạo ra để bảo vệ cây bằng cách giải phóng hydro xyanua chết người khi nhai thô. Vì vậy, tuyệt đối không ăn đậu lima sống.
Dung an song nhung thuc pham nay keo ruoc benh hai than-Hinh-10
 Hạt táo, đào và mơ có chứa một hóa chất có thể biến thành xyanua hữu cơ, vì vậy tuyệt đối không được ăn. Ảnh: The Healthy.

Dấu hiệu bệnh bạch hầu sau vụ bé gái Đăk Lăk tử vong?

(Kiến Thức) - Bé gái 6 tuổi ở Đắk Lắk tử vong nghi do mắc bạch hầu, 11 người dự đám tang cũng phải nhập viện. Nếu phát hiện dấu hiệu bệnh bạch hầu, người dân cần kiểm tra điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

Trưa ngày 29/8, BV Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận bệnh nhân H’Si Yan (6 tuổi, trú buôn H’Ring, xã Ea H’Đinh, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) được đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng thở khò khè, họng có nhiều giả hạc trắng, bóc ra chảy máu. Đến chiều cùng ngày, bệnh nhân chuyển nặng, tiên lượng xấu, theo dõi bạch hầu. Bệnh nhân sau đó lên cơn khó thở, phản xạ kém, chẩn đoán bạch hầu thanh quản, suy hô hấp cấp độ 4. Rạng sáng ngày hôm sau, bệnh nhân tử vong nghi do bạch hầu.
Theo lãnh đạo UBND xã Ea H’Đinh, trong quá trình làm tang lễ cho bệnh nhân, có 11 người sau khi đến đám tang đã xuất hiện triệu chứng sốt.