Bị đột quỵ, người trẻ dễ xuất huyết não

(Kiến Thức) - Đột quỵ ở người trẻ bao gồm triệu chứng: tê, yếu nửa người, nói khó, nói ngọng, méo miệng, hôn mê... 

Thực tế, đột quỵ có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đột quỵ ở những người dưới 45 tuổi được gọi là đột quỵ người trẻ. 
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Đột quỵ (ĐQ) thiếu máu não. Bệnh lí tim mạch (bệnh van tim, loạn nhịp tim, viêm nội tâm mạc...); bóc tách động mạch (tự phát hoặc do chấn thương); vữa xơ động mạch; huyết khối tĩnh mạch; nhiễm trùng; viêm mạch, loạn sản xơ sợi; bệnh moyamoya; các bệnh về máu như bệnh hồng cầu hình liềm; tình trạng tăng đông; dùng thuốc ngừa thai, migraine...
ĐQ do xuất huyết não: Xuất huyết dưới nhện do vỡ phình mạch; xuất huyết trong nhu mô não như dị dạng động tĩnh mạch, khối tân sinh...
Giống như ĐQ ở người lớn tuổi, ĐQ ở người trẻ cũng bao gồm một hoặc nhiều triệu chứng trong số các triệu chứng như tê, yếu nửa người, nói khó, nói ngọng, méo miệng, hôn mê... Các triệu chứng trên có thể thoáng qua hoặc tồn tại và tiến triển trong vài ngày. 
Một điểm khác biệt giữa ĐQ người trẻ với ĐQ người lớn tuổi là ở người lớn tuổi tỷ lệ ĐQ thiếu máu não lên tới 83 - 85% thì ở người trẻ tỷ lệ này chỉ khoảng 55%. 
Xuất huyết não trong ĐQ người trẻ chiếm tỷ lệ khá cao tới 45%, phần lớn là do vỡ dị dạng động tĩnh mạch hoặc vỡ phình mạch. Những bất thường mạch máu này thường là bẩm sinh và có thể có một số dấu hiệu cảnh báo như đau đầu dai dẳng, cơn vắng ý thức thoáng qua, cơn co giật...
ĐQ người trẻ có thể do rất nhiều nguyên nhân nhưng nếu phát hiện được sớm các bất thường mạch máu (trước khi bị ĐQ) thì có thể điều trị dứt điểm, ngăn chặn được ĐQ. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt để các bác sĩ kết hợp điều trị và làm các xét nghiệm tầm soát các bệnh lý kết hợp, tránh để ở nhà cạo gió, xoa bóp... 

Những người sống sót từ những thai nhi bị phá

(Kiến Thức) - Dưới đây là danh sách những người sống sót và vượt lên số phận dù cha mẹ họ cố gắng bỏ họ trong thời kỳ mang thai.

Melissa Ohden được sinh ra tại Ấn Độ năm 1977, khi mang thai cô mẹ cô là cô gái 15 tuổi không chồng và chỉ có 1 sự lựa chọn là phải phá thai. Mẹ cô ăn một vài loại trái cây để phá thai, rồi cố gắng nhảy ra khỏi cửa sổ để mong thai nhi chết đi. Khi mẹ lên cơn đau đẻ, bà muốn giữ bí mật để giết thai nhi khi vừa được sinh ra. Cô đã sống sót khi một y tá tìm thấy cô khóc trong một thùng rác mà mẹ cô bỏ lại.
 Melissa Ohden được sinh ra tại Ấn Độ năm 1977, khi mang thai cô mẹ cô là cô gái 15 tuổi không chồng và chỉ có 1 sự lựa chọn là phải phá thai. Mẹ cô ăn một vài loại trái cây để phá thai, rồi cố gắng nhảy ra khỏi cửa sổ để mong thai nhi chết đi. Khi mẹ lên cơn đau đẻ, bà muốn  giữ bí mật để giết thai nhi khi vừa được sinh ra. Cô đã sống sót khi một y tá tìm thấy cô khóc trong một thùng rác mà mẹ cô bỏ lại.
Gianna Jessen. Khi mang thai cô được 7 tháng tuổi, mẹ cô đã quyết định từ chối quyền làm mẹ, bà đã tìm đến trung tâm phá thai lớn nhất thế giới, người ta khuyên bà tiêm muối vào tử cung, nó sẽ ăn mòn dần làm thai nhi bị bỏng và chết trong vòng 24 giờ sau đó, điều kỳ diệu là Jessen vẫn còn sống, nhưng bác sĩ phá thai đã không còn làm việc, bà buộc phải sinh con. Hiện tại Jessen là một trong những diễn giả nổi tiếng.
Gianna Jessen. Khi mang thai cô được 7 tháng tuổi, mẹ cô đã quyết định từ chối quyền làm mẹ, bà đã tìm đến trung tâm phá thai lớn nhất thế giới, người ta khuyên bà tiêm muối vào tử cung, nó sẽ ăn mòn dần làm thai nhi bị bỏng và chết trong vòng 24 giờ sau đó, điều kỳ diệu là Jessen vẫn còn sống, nhưng bác sĩ phá thai đã không còn làm việc, bà buộc phải sinh con. Hiện tại Jessen là một trong những diễn giả nổi tiếng. 

Bí quyết siêu khỏe của cụ ông 89 tuổi

(Kiến Thức) - Để duy trì sức khoẻ, vực người từ yếu sang khoẻ, theo ông Viễn là "phải có kiến thức". Vì thế, hơn 30 năm nay, những cách giữ sức khoẻ của ông được điều chỉnh và cập nhật thường xuyên.

Hiểu biết, nói chuyện lôi cuốn nhưng khiêm tốn... là những gì tôi nhận thấy từ ông Trần Hữu Viễn (số 15, ngách 41/66 phố Đông Tác, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội). Càng phục hơn khi biết ông đã 89 tuổi mà vẫn khoẻ mạnh, minh mẫn, có thể tự chăm sóc cho bản thân và cho người vợ bị tiểu đường nay đã 86 tuổi.
Ông Viễn đang đạp xe tại chỗ để giữ sức khoẻ.
Ông Viễn đang đạp xe tại chỗ để giữ sức khoẻ. 
Ông Viễn sinh năm 1925, nguyên cán bộ của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội. Ông nghỉ hưu từ năm 1981, khi mới 56 tuổi với lý do không đủ sức khoẻ để làm việc. Thời điểm ấy người ông rất yếu, người xanh xao - di chứng của các đợt sốt rét khi ở chiến khu và những năm tháng điều kiện sống vất vả, không biết chăm sóc sức khoẻ...