Bắt giam nhiều giám đốc, thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả

Cơ quan CSĐT tội phạm tham nhũng kinh tế buôn lậu Bộ công an vừa khởi tố vụ án sản xuất buôn bán 100 tấn thực phẩm chức năng giả. Nhiều thành phần trong sản phẩm chỉ đạt 20- 30% so với công bố.

Ngày 26/4, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam 5 bị can về hai tội danh: "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng". 
5 người bị khởi tố bị can và bắt tạm giam, gồm: Nguyễn Năng Mạnh (Giám đốc Công ty MegaPhaco, Chủ tịch HĐQT Công ty MediUSA); Đỗ Mạnh Hoàng (Giám đốc Công ty MediPhar); Khúc Minh Vũ (Giám đốc Công ty Việt Đức); Phạm Thị Hường (kế toán phụ trách 4 Công ty MediPhar, MediUSA, MegaLife, Hùng Phương); Lê Thị Toan (thủ quỹ 6 Công ty MediPhar, MediUSA, MegaLife, Hùng Phương, MegaPhaco, Việt Đức).
Đây là vụ sản xuất buôn bán thực phẩm chức năng giả có quy mô rất lớn. Số lượng thực phẩm chức năng thu giữ lên tới hơn 100 tấn.
Theo cơ quan cảnh sát điều tra, lực lượng công an đã phát hiện và thu giữ hàng chục tấn thực phẩm chức năng giả khi các đối tượng trong đường dây này đang tìm cách tẩu tán, tiêu thụ tại tỉnh Nam Định.
Không chỉ dừng lại ở đó, quá trình điều tra còn mở rộng tới Hà Nội, nơi công an phát hiện thêm hai kho chứa thành phẩm, với tổng cộng hơn 900 nhãn hiệu thực phẩm chức năng giả khác nhau.
Bat giam nhieu giam doc, thu giu 100 tan thuc pham chuc nang gia
 Lô thực phẩm chức năng giả tới 100 tấn hàng bị cơ quan công an thu giữ - Ảnh: CACC
Các đối tượng sản xuất và buôn bán thực phẩm chức năng giả này chủ yếu nhắm đến những nhóm người dễ tổn thương như người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai. Theo lời quảng cáo, nguyên liệu sản xuất được giới thiệu là nhập khẩu từ Mỹ và các nước châu Âu. Tuy nhiên, thực tế điều tra cho thấy phần lớn nguồn nguyên liệu lại có xuất xứ từ Trung Quốc.
Để tạo vỏ bọc hợp pháp cho quy trình sản xuất và tiêu thụ hàng giả trên quy mô toàn quốc, các đối tượng đã xây dựng hệ thống doanh nghiệp bài bản gồm: một công ty chuyên nhập khẩu nguyên liệu, hai công ty sản xuất, hai công ty phân phối sản phẩm và một công ty bao bì. Bằng cách này, chúng hợp thức hóa toàn bộ quy trình từ khâu nhập nguyên liệu đến sản xuất, đóng gói và đưa sản phẩm ra thị trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và làm nhiễu loạn thị trường thực phẩm chức năng.
Cũng theo cơ quan điều tra, đường dây sản xuất buôn bán thực phẩm chức năng giả này đã hoạt động từ cách đây gần 10 năm. Đường dây này do đối tượng Nguyễn Đăng Mạnh cầm đầu, với quy mô sản xuất cực lớn. Từ 2015 đến nay, các đối tượng đã thành lập ra sáu công ty và cả nhà máy gia công sản phẩm.
Tính riêng doanh thu của một công ty trong hệ thống sáu doanh nghiệp thuộc đường dây này từ năm 2021 đến nay đã lên tới hơn 800 tỷ đồng. Nhiều đối tượng cầm đầu trong đường dây đều xuất phát là trình dược viên. Phương thức tiêu thụ của các đối tượng chủ yếu là qua hệ thống hiệu thuốc hoặc đi gặp trực tiếp các trình dược viên ở tỉnh và các công ty dược phân phối ở tỉnh để chào hàng, giới thiệu sản phẩm. Nhằm hợp thức hóa về chất lượng sản phẩm, các đối tượng đã sử dụng phiếu kiểm nghiệm khống.
Làm việc với cơ quan điều tra, các đối tượng khai nhận chất lượng sản phẩm thực tế chỉ đạt một phần nhỏ so với công bố, đặc biệt ở những thành phần không nằm trong chất lượng chủ yếu chỉ đạt 20-30%. Chúng lợi dụng kẽ hở khi các đoàn kiểm tra trước đây chỉ tập trung kiểm định thành phần chính, từ đó qua mặt cơ quan chức năng trong thời gian dài.
Quá trình điều tra cũng cho thấy, nguyên liệu sản xuất chủ yếu được nhập từ Trung Quốc, nhưng khi quảng bá ra thị trường, các đối tượng cố tình công bố là nguyên liệu nhập khẩu từ Mỹ và châu Âu nhằm đánh lừa người tiêu dùng.
Ngoài ra, nhóm bị can sử dụng 2 hai hệ thống sổ sách kế toán (một sổ sách kế toán nội bộ và một sổ sách kê khai nộp thuế) để giảm số thuế phải nộp, gây thất thu thuế cho nhà nước.

Vụ án tiếp tục được điều tra mở rộng nhằm làm rõ toàn bộ đường dây sản xuất, tiêu thụ thực phẩm chức năng giả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.

TP HCM kiểm tra ATTP nhóm sữa, thực phẩm chức năng

Sở An toàn thực phẩm (ATTP) TPHCM sẽ lấy mẫu, gửi kiểm nghiệm sản phẩm có dấu hiệu vi phạm về chất lượng và ATTP trong thời gian kiểm tra từ ngày 21/4 đến 30/5.

Ngày 21/4, Sở An toàn thực phẩm TP HCM đã ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực ATTP.

Phát hiện nhóm thực phẩm hữu ích kéo dài tuổi thọ

Phân tích dựa trên bộ dữ liệu thu thập từ 101 quốc gia trong 60 năm, các nhà khoa học đã chỉ ra một nhóm thực phẩm hữu ích giúp kéo dài tuổi thọ.

Theo SciTech Daily, nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi Đại học Sydney (Úc) chỉ ra rằng, ở các quốc gia có tỷ lệ tiêu thụ đạm (protein) thực vật cao nhất, người dân có tuổi thọ cao hơn rõ rệt so với các quốc gia hầu như chỉ chuộng nguồn đạm động vật.

Theo tác giả chính Caitlin Andrews, tác động từ đạm động vật và thực vật tạo nên bức tranh hỗn hợp, khác biệt đối với các đối tượng khác nhau.

Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, một chế độ ăn cung cấp một lượng lớn đạm và chất béo từ động vật – chẳng hạn như thịt, trứng và sữa – đã làm giảm tỷ lệ tử vong đặc biệt là ở trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, điều này dường như đảo ngược ở người trưởng thành: Tăng tỷ lệ đạm thực vật so với đạm động vật sẽ làm tăng tuổi thọ.

Dữ liệu từ 101 quốc gia đã được tổng hợp và phân tích với thời gian thống kê trung bình là 60 năm.

Trong các quốc gia được xét đến, các nước có mức tiêu thụ đạm động vật cao nhất bao gồm Úc, Mỹ, Thụy Điển và Argentina.

Trong khi đó, tại một số nơi như Ấn Độ, Pakistan và Indonesia, thực phẩm chứa đạm thực vật cực kỳ phổ biến.

Theo bài công bố trên tạp chí Nature Communications, ăn quá nhiều đạm động vật, đặc biệt là thịt chế biến sẵn, từ lâu đã được xác định có liên quan đến nhiều tình trạng bệnh mạn tính và một số loại ung thư.

Trong khi đó, đạm thực vật – ví dụ đậu, hạt và cả một lượng đạm trong ngũ cốc nguyên cám - có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh mạn tính và tử vong sớm thấp hơn.

Chế độ ăn nhiều đạm thực vật so với đạm động vật thể hiện lợi ích rõ nhất ở những cộng đồng có tuổi thọ cao nhất trên hành tinh, bao gồm Okinawa ở Nhật Bản, Ikaria ở Hy Lạp và Loma Linda ở California - Mỹ.

Vì vậy, các tác giả khuyên mọi người hãy cố gắng thay thế một phần đạm động vật trong chế độ ăn bằng các loại đạm thực vật lành mạnh. Đối với đạm động vật, nên ưu tiên cá, thịt trắng.

Kết quả này cũng phù hợp với một nghiên cứu trước đó dẫn đầu bởi Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan (Mỹ).

Nhóm Havard lập luận rằng tỷ lệ đạm thực vật, đạm động vật mà người Mỹ tiêu thụ là khoảng 1:3, dẫn đến gia tăng các bệnh về tim mạch.

Để phòng ngừa bệnh tim mạch, tỷ lệ này cần đạt ít nhất 1:2; trong khi tỷ lệ 1:1,1:3 mới giúp ngừa hiệu quả bệnh động mạch vành - nguyên nhân lớn dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Phat hien nhom thuc pham huu ich keo dai tuoi tho
 Ảnh minh hoạ/Inbternet

Trước đó, nhằm tìm hiểu về tác động của chất phytoene đối với tuổi thọ và các vấn đề sức khỏe, các nhà nghiên cứu tại Khoa dược, Đại học Seville (Tây Ban Nha), hợp tác với nhóm của tiến sĩ Marina Ezcurra tại Đại học Kent (Anh), tiến hành thử nghiệm chất này trên loài giun tròn caenorhabditis elegans.

Phytoene là chất trung gian trong quá trình tổng hợp carotenoid ở thực vật, nó có trong các thành phần thực phẩm như cà chua, cà rốt, mơ, ớt đỏ, dưa hấu, cam, quýt và chanh dây…

Caenorhabditis elegans là một sinh vật mô hình thường được sử dụng trong nghiên cứu y sinh học. Đây là một loài giun tròn có chung đặc điểm di truyền với con người, thường sống trong khoảng 3 - 4 tuần. Cơ chế tế bào của nó tương tự như cơ chế tế bào của con người, khiến nó trở thành đối tượng tuyệt vời cho các nghiên cứu về lão hóa và bệnh tật.

Kết quả đã phát hiện chất phytoene có thể kéo dài tuổi thọ và làm giảm đáng kể tác động của một số vấn đề phổ biến liên quan đến bệnh Alzheimer. Từ đó, mang lại hy vọng cho việc phòng ngừa bệnh tật và quá trình lão hóa lành mạnh hơn.

Cụ thể, chất phytoene có thể kéo dài tuổi thọ của giun caenorhabditis elegans lên đến 18,6%, làm giảm 30-40% tác động gây độc của các mảng bám amyloid có liên quan đến bệnh Alzheimer. Kết quả này mang lại bước tiến quan trọng trong việc điều trị bệnh Alzheimer vì các mảng bám này thường gây mất tế bào thần kinh ở các đối tượng mắc bệnh, theo chuyên trang khoa học Scitech Daily.

Mặc dù đây là những phát hiện ban đầu, nhóm nghiên cứu hy vọng có thể mở ra cánh cửa cho các loại thuốc mới nhằm làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer ở người.

Ngoài ra, phytoene còn được nghiên cứu về khả năng chống lại bức xạ UV. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác nhận tác dụng của nó đối với con người, nhưng vai trò đầy hứa hẹn của phytoene trong việc kéo dài tuổi thọ và chống lại các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer có thể dẫn đến những tiến bộ đáng kể trong phòng ngừa bệnh tật, theo Scitech Daily.