Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Bí ẩn loạt lăng mộ cổ giữa khu dân cư Sài Gòn

21/02/2019 06:42

(Kiến Thức) - Lăng mộ đại gia Lý Tường Quan trong con hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, mộ nhà bác học Trương Vĩnh Ký ở số 520 Trần Hưng Đạo, lăng võ tướng Trương Tấn Bửu ở 41 Nguyễn Thị Huỳnh... là loạt lăng mộ cổ độc đáo nằm giữa các khu dân cư đông đúc ở TP HCM.

Quốc Lê
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
1. Trong con hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP HCM có một công trình kiến trúc cổ khá đặc biệt: Khu lăng mộ ông Lý Tường Quan (1842-1896), còn được gọi là Bá hộ Xường - vị đại gia người Hoa được xếp thứ ba trong Tứ đại Phú hộ Sài Gòn xưa.
1. Trong con hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP HCM có một công trình kiến trúc cổ khá đặc biệt: Khu lăng mộ ông Lý Tường Quan (1842-1896), còn được gọi là Bá hộ Xường - vị đại gia người Hoa được xếp thứ ba trong Tứ đại Phú hộ Sài Gòn xưa.
Khu lăng mộ cổ này được xây từ ngày Bá hộ Xường qua đời, nằm trên một diện tích rộng khoảng 200m2, gồm có cổng, tường bao, nhà mộ và mộ phần với những nét kiến trúc độc đáo, mang phong cách phương Tây kết hợp với trang trí họa tiết truyền thống của vùng đất Nam Bộ.
Khu lăng mộ cổ này được xây từ ngày Bá hộ Xường qua đời, nằm trên một diện tích rộng khoảng 200m2, gồm có cổng, tường bao, nhà mộ và mộ phần với những nét kiến trúc độc đáo, mang phong cách phương Tây kết hợp với trang trí họa tiết truyền thống của vùng đất Nam Bộ.
Trong nhà mộ là ngôi mộ bằng đá của Bá hộ Xường, có hình chữ nhật cao 0,77m; rộng 2,45m; dài 3,64m; trên cùng được phủ cát vàng, bốn góc có 4 cột trụ. Toàn bộ ngôi mộ là một tác phẩm điêu khắc đá rất đặc sắc.
Trong nhà mộ là ngôi mộ bằng đá của Bá hộ Xường, có hình chữ nhật cao 0,77m; rộng 2,45m; dài 3,64m; trên cùng được phủ cát vàng, bốn góc có 4 cột trụ. Toàn bộ ngôi mộ là một tác phẩm điêu khắc đá rất đặc sắc.
2. Nơi an nghỉ của cụ Trương Vĩnh Ký - người Việt được vinh danh là một trong 18 nhà thông thái thế giới tọa lạc ở số 520 Trần Hưng Đạo, thuộc quận 5 TP HCM. Lăng mộ được xây vào năm 1889 theo phong cách kiến trúc Pháp kết hợp với một số họa tiết phương Đông, có diện tích khoảng 50m2, nằm trong khuôn viên rộng hơn 2.000m2.
2. Nơi an nghỉ của cụ Trương Vĩnh Ký - người Việt được vinh danh là một trong 18 nhà thông thái thế giới tọa lạc ở số 520 Trần Hưng Đạo, thuộc quận 5 TP HCM. Lăng mộ được xây vào năm 1889 theo phong cách kiến trúc Pháp kết hợp với một số họa tiết phương Đông, có diện tích khoảng 50m2, nằm trong khuôn viên rộng hơn 2.000m2.
Trong lăng mộ có 3 mộ phần, gồm 3 bia đá khác màu có chiều rộng khoảng 1m, dài gần 2m, được lát bằng phẳng mà mới nhìn cứ tưởng là nền nhà mồ. Mộ cụ Trương Vĩnh Ký nằm ở giữa, hai bên là người vợ Vương Thị Thọ và con trai cả Trương Vĩnh Thế.
Trong lăng mộ có 3 mộ phần, gồm 3 bia đá khác màu có chiều rộng khoảng 1m, dài gần 2m, được lát bằng phẳng mà mới nhìn cứ tưởng là nền nhà mồ. Mộ cụ Trương Vĩnh Ký nằm ở giữa, hai bên là người vợ Vương Thị Thọ và con trai cả Trương Vĩnh Thế.
Do có diện tích rộng lại nằm ở vị trí đắc địa giữa trung tâm thành phố nên khuôn viên nhà mồ Trương Vĩnh Ký đã được tận dụng làm nơi trông giữ xe cho người dân trong khu vực.
Do có diện tích rộng lại nằm ở vị trí đắc địa giữa trung tâm thành phố nên khuôn viên nhà mồ Trương Vĩnh Ký đã được tận dụng làm nơi trông giữ xe cho người dân trong khu vực.
3. Nằm ở số 41 Nguyễn Thị Huỳnh, phường 8, quận Phú Nhuận, TP.HCM, lăng Trương Tấn Bửu là nơi yên nghỉ của Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu, một trong Ngũ hổ tướng Gia Định xưa. Lăng nằm trong khuôn viên rộng hơn 2.300m2, có tường bao được xây bằng ô dước và gạch thức.
3. Nằm ở số 41 Nguyễn Thị Huỳnh, phường 8, quận Phú Nhuận, TP.HCM, lăng Trương Tấn Bửu là nơi yên nghỉ của Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu, một trong Ngũ hổ tướng Gia Định xưa. Lăng nằm trong khuôn viên rộng hơn 2.300m2, có tường bao được xây bằng ô dước và gạch thức.
Mộ phần tướng Trương Tấn Bửu có dạng như ngôi nhà, dài hơn 3m, chiều ngang khoảng 2m, cao hơn 2m, được xây bằng ô dước (hợp chất gồm vôi, cát giấy do, than hoạt tính, mật đường).
Mộ phần tướng Trương Tấn Bửu có dạng như ngôi nhà, dài hơn 3m, chiều ngang khoảng 2m, cao hơn 2m, được xây bằng ô dước (hợp chất gồm vôi, cát giấy do, than hoạt tính, mật đường).
Trên các công trình của lăng Trương Tấn Bửu từng được trang trí rất nhiều họa tiết tinh xảo như hình kỳ lân, búp sen, phù điêu hình cây tùng và chim hạc, các cặp liễn đối... Tiếc rằng phần nhiều các tác phẩm này đã bị hủy hoại theo thời gian.
Trên các công trình của lăng Trương Tấn Bửu từng được trang trí rất nhiều họa tiết tinh xảo như hình kỳ lân, búp sen, phù điêu hình cây tùng và chim hạc, các cặp liễn đối... Tiếc rằng phần nhiều các tác phẩm này đã bị hủy hoại theo thời gian.
4. Tọa lạc tại khu phố 4, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM, mộ Tiền hiền Tạ Dương Minh là nơi an nghỉ của người khai khẩn vùng đất Thủ Đức. Tên hiệu của ông được đặt tên huyện Thủ Đức, tỉnh Gia Định, nay là quận Thủ Đức.
4. Tọa lạc tại khu phố 4, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM, mộ Tiền hiền Tạ Dương Minh là nơi an nghỉ của người khai khẩn vùng đất Thủ Đức. Tên hiệu của ông được đặt tên huyện Thủ Đức, tỉnh Gia Định, nay là quận Thủ Đức.
Về kiến trúc, mộ có diện tích 112,6 mét vuông, được xây dựng theo cấu trúc mộ điển hình của các công thần nhà Nguyễn với hai vòng tường bao. Các trụ cổng có hình búp sen, góc tường bao có trang trí hoa văn.
Về kiến trúc, mộ có diện tích 112,6 mét vuông, được xây dựng theo cấu trúc mộ điển hình của các công thần nhà Nguyễn với hai vòng tường bao. Các trụ cổng có hình búp sen, góc tường bao có trang trí hoa văn.
Nấm mộ hình Ngưu miên (Trâu ngủ), dạng mộ dành cho những người thuộc giới quyền quý. Trong nhiều năm, mộ đã bị lấn chiếm làm chỗ để xe và xuống cấp nghiêm trọng. Công trình đã được đại trùng tu và khánh thành vào dịp giỗ Tiền hiền Tạ Dương Minh năm 2016..
Nấm mộ hình Ngưu miên (Trâu ngủ), dạng mộ dành cho những người thuộc giới quyền quý. Trong nhiều năm, mộ đã bị lấn chiếm làm chỗ để xe và xuống cấp nghiêm trọng. Công trình đã được đại trùng tu và khánh thành vào dịp giỗ Tiền hiền Tạ Dương Minh năm 2016..
5. Trong con hẻm 472 Trần Hưng Đạo ở quận 5, TP HCM có một công trình kiến trúc cổ khá đặc biệt. Đó là lăng mộ ông Trịnh Khánh Tấn (1856 - 1913), một quan chức cao cấp trong chính quyền thuộc địa, đồng thời là một tín đồ Công giáo với tên Thánh là Dominique-Thomas.
5. Trong con hẻm 472 Trần Hưng Đạo ở quận 5, TP HCM có một công trình kiến trúc cổ khá đặc biệt. Đó là lăng mộ ông Trịnh Khánh Tấn (1856 - 1913), một quan chức cao cấp trong chính quyền thuộc địa, đồng thời là một tín đồ Công giáo với tên Thánh là Dominique-Thomas.
Khu mộ được xây năm 1914 trên một khoảng đất hình vuông rộng khoảng 40m2, theo kiến trúc phương Tây cổ điển. Các chi tiết kiến trúc rất cầu kỳ cho thấy đây là khu mộ của một người có thế lực trong xã hội thời đó.
Khu mộ được xây năm 1914 trên một khoảng đất hình vuông rộng khoảng 40m2, theo kiến trúc phương Tây cổ điển. Các chi tiết kiến trúc rất cầu kỳ cho thấy đây là khu mộ của một người có thế lực trong xã hội thời đó.
Bên trong khu mộ có 3 phần mộ đá nằm song song với nhau. Bên phải là mộ ông Dominique-Thomas Trịnh Khánh Tấn. Mộ vợ ông Trịnh Khánh Tấn là bà Lê Thị Gương nằm bên trái. Giữa hai ngôi mộ trên là mộ bà Trịnh Thị Thiết, con gái của hai ông bà.
Bên trong khu mộ có 3 phần mộ đá nằm song song với nhau. Bên phải là mộ ông Dominique-Thomas Trịnh Khánh Tấn. Mộ vợ ông Trịnh Khánh Tấn là bà Lê Thị Gương nằm bên trái. Giữa hai ngôi mộ trên là mộ bà Trịnh Thị Thiết, con gái của hai ông bà.
6. Ở phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM có một ngôi mộ cổ sở hữu đến hai mặt tiền ở khu vực kinh doanh sầm uất. Ngôi mộ này có mặt trước quay ra đường Nguyễn Thái Bình, mặt sau giáp với đường Trương Hoàng Thanh.
6. Ở phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM có một ngôi mộ cổ sở hữu đến hai mặt tiền ở khu vực kinh doanh sầm uất. Ngôi mộ này có mặt trước quay ra đường Nguyễn Thái Bình, mặt sau giáp với đường Trương Hoàng Thanh.
Mộ được xây bằng hợp chất, có chiều dài khoảng 10 m, rộng chừng 7 m, xung quanh có tường thành bao quanh. Mặt tiền công trình được xây dạng một cái am nhỏ có mái giả bằng xi măng. 4 góc mộ có 4 trụ cột hình búp sen.
Mộ được xây bằng hợp chất, có chiều dài khoảng 10 m, rộng chừng 7 m, xung quanh có tường thành bao quanh. Mặt tiền công trình được xây dạng một cái am nhỏ có mái giả bằng xi măng. 4 góc mộ có 4 trụ cột hình búp sen.
Bia mộ ghi chữ quốc ngữ dựa trên bia chữ Hán cũ: “Đại Nam quốc. Phần mộ Võ Tánh. Mất ngày 27/7/1801 năm Tân Dậu”. Theo đó, người nằm dưới mộ là tướng Võ Tánh của nhà Nguyễn. Điều này khiến giới nghiên cứu bối rối vì Võ Tánh đã có một ngôi mộ chính ở Bình Định và một mộ gió ở Phú Nhuận, TP.HCM. Không có sử liệu nào nhắc đến "mộ thứ ba".
Bia mộ ghi chữ quốc ngữ dựa trên bia chữ Hán cũ: “Đại Nam quốc. Phần mộ Võ Tánh. Mất ngày 27/7/1801 năm Tân Dậu”. Theo đó, người nằm dưới mộ là tướng Võ Tánh của nhà Nguyễn. Điều này khiến giới nghiên cứu bối rối vì Võ Tánh đã có một ngôi mộ chính ở Bình Định và một mộ gió ở Phú Nhuận, TP.HCM. Không có sử liệu nào nhắc đến "mộ thứ ba".
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

Bạn có thể quan tâm

Nấm ký sinh trong hổ phách 99 triệu năm tuổi

Nấm ký sinh trong hổ phách 99 triệu năm tuổi

Phát hiện thêm cách chôn cất kỳ lạ của người Ai Cập cổ đại

Phát hiện thêm cách chôn cất kỳ lạ của người Ai Cập cổ đại

Bí ẩn nghi lễ cổ dùng cây hướng thần ở Nam Mỹ

Bí ẩn nghi lễ cổ dùng cây hướng thần ở Nam Mỹ

Sự thật giật mình về quái vật hồ Loch Ness

Sự thật giật mình về quái vật hồ Loch Ness

Trận chiến định mệnh giữa Carthage với đế quốc La Mã

Trận chiến định mệnh giữa Carthage với đế quốc La Mã

Nhân vật tài giỏi giúp Tần Thuỷ Hoàng diệt 6 nước là ai?

Nhân vật tài giỏi giúp Tần Thuỷ Hoàng diệt 6 nước là ai?

Vì sao Trư Bát Giới lại đầu thai thành lợn?

Vì sao Trư Bát Giới lại đầu thai thành lợn?

4 loại hoa dễ phật ý bề trên, tuyệt đối không đặt bàn thờ

4 loại hoa dễ phật ý bề trên, tuyệt đối không đặt bàn thờ

Chuyện băng đảng mô tô trở thành tổ chức tội phạm quốc tế

Chuyện băng đảng mô tô trở thành tổ chức tội phạm quốc tế

Hé lộ nhạc cụ làm từ mai rùa của người Mỹ cổ xưa

Hé lộ nhạc cụ làm từ mai rùa của người Mỹ cổ xưa

 Sửng sốt hộp sọ người lạ 700 năm tuổi ở Argentina

Sửng sốt hộp sọ người lạ 700 năm tuổi ở Argentina

Hé lộ nền văn minh bí ẩn có trước cả đế chế Inca

Hé lộ nền văn minh bí ẩn có trước cả đế chế Inca

Top tin bài hot nhất

Trận chiến định mệnh giữa Carthage với đế quốc La Mã

Trận chiến định mệnh giữa Carthage với đế quốc La Mã

08/07/2025 12:25
Hé lộ nhạc cụ làm từ mai rùa của người Mỹ cổ xưa

Hé lộ nhạc cụ làm từ mai rùa của người Mỹ cổ xưa

08/07/2025 07:12
Sự thật giật mình về quái vật hồ Loch Ness

Sự thật giật mình về quái vật hồ Loch Ness

08/07/2025 12:50
4 loại hoa dễ phật ý bề trên, tuyệt đối không đặt bàn thờ

4 loại hoa dễ phật ý bề trên, tuyệt đối không đặt bàn thờ

08/07/2025 08:12
Bí ẩn nghi lễ cổ dùng cây hướng thần ở Nam Mỹ

Bí ẩn nghi lễ cổ dùng cây hướng thần ở Nam Mỹ

08/07/2025 14:42

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status