Bệnh nhân tử vong sau khi nội soi phế quản ở Bệnh viện Bạch Mai

Ngày 14/6, một nữ bệnh nhân đã tử vong sau khi nội soi phế quản tại Bệnh viện Bạch Mai.

Benh nhan tu vong sau khi noi soi phe quan o Benh vien Bach Mai
Cấp cứu cho bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+).
Cụ thể, ngày 13/6, bà Nguyễn Thị Bích (sinh năm 1961, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội) được gia đình đưa đến Bệnh viện Bạch Mai do có dấu hiệu bất thường về hô hấp.
Sau khi chụp CT ngực cho bệnh nhân, các bác sỹ phát hiện có xẹp thùy giữa phổi phải - giãn phế quản thùy giữa nên đã được chỉ định nội soi phế quản tại Trung tâm Hô hấp để tìm nguyên nhân.
Bệnh nhân đã đươc làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết trước khi tiến hành thủ thuật nội soi theo quy định.
Trong quá trình tiến hành thủ thuật cho bệnh nhân Bích vào sáng 14/6, kíp nội soi phát hiện thấy có khối u phế quản nên đã tiến hành sinh thiết cho bệnh nhân và biến chứng chảy máu nặng trong lòng phế quản đã xảy ra trong khi đang tiến hành thủ thuật.
Bệnh nhân suy hô hấp nặng, ngừng tuần hoàn, đã được được xử trí cấp cứu ngừng tuần hoàn, đặt nội khí quản tích cực, sau đó tim đã đập trở lại.
Tiến sỹ Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch – Tổng hợp (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay, sau khi sự việc trên xảy ra, bệnh viện đã khẩn trương tổ chức hội chẩn toàn viện để đánh giá tình hình bệnh nhân và tiếp tục các kỹ thuật hồi sức tích cực cho bệnh nhân.
11h50 phút ngày 14/6, bệnh nhân Bích được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện. Lúc này bệnh nhân lại tiếp tục ngừng tuần hoàn.
Sau 2 giờ 45 phút được các bác sỹ, điều dưỡng khoa Hồi sức tích cực tiếp tục tiến hành cấp cứu hồi sức nhưng không có kết quả, sau đó bệnh nhân đã tử vong.
Liên quan đến trường hợp tử vong đáng tiếc của bệnh nhân Nguyễn Thị Bích, tiến sỹ Hùng cho hay, lãnh đạo bệnh viện sẽ tổ chức một cuộc họp hội đồng chuyên môn sớm nhất, để xem xét đánh giá việc thực hiện tuân thủ các quy trình chuyên môn, nguyên nhân tử vong của bệnh nhân Bích và nghiêm túc xử lý nếu phát hiện ra sai phạm.
Về trường hợp tử vong của bệnh nhân Bích, tiến sỹ Dương Đức Hùng chia sẻ, đây là một tai biến đáng tiếc có thể xảy ra khi thực hiện các thủ thuật xâm lấn. Trên thực tế, trước khi thực hiện thủ thuật, các bác sỹ đã thông báo rõ tới gia đình bệnh nhân về sự hiện diện của khối u, sự cần thiết tiến hành thủ thuật để xác định nguyên nhân và điều trị cũng như giải thích rõ những nguy cơ, tai biến, thậm chí có thể tử vong ngay trong quá trình thực hiện. Gia đình cũng đã hiểu và chấp nhận ký cam kết đồng ý trước khi thực hiện thủ thuật.

Tưởng con viêm phế quản, không ngờ hạt lạc nằm trong đường thở

Lúc đầu do thấy trẻ bị khản tiếng, sốt, ho thành cơn, khò khè… đi khám được chẩn đoán bị viêm phế quản, nhưng thực ra là dị vật là trong đường thở. 

Mới đây, Khoa Nội Nhi - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận bé Nguyễn Minh Tiến, 03 tuổi, thường trú tại Khu 4 Phường Hồng Hà, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Bé vào viện trong tình trạng ho, khò khè, quấy khóc, ho nhiều, uống thuốc không đỡ.

Bí ẩn bé gái ho ra máu suốt 10 năm chữa không khỏi

Dù thường xuyên thiếu máu nên phải truyền máu, ho ra máu, thở mệt... nhưng suốt gần 10 năm qua, không cơ sở y tế nào phát hiện chính xác bé gái 13 tuổi mắc căn bệnh gì.

Ngày 31/3, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho hay đang tiếp nhận và điều trị một bé gái mắc căn bệnh cực hiếm, bệnh phổi lắng đọng Hemosiderin (IPH) nên suốt 9 năm qua không cơ sở y tế nào phát hiện chính xác bệnh của bé.
Kết quả chụp phim cho thấy, bé T.N.A. (13 tuổi, ngụ ở Bình Phước) bị viêm phổi rất nặng
 Kết quả chụp phim cho thấy, bé T.N.A. (13 tuổi, ngụ ở Bình Phước) bị viêm phổi rất nặng

Ho suốt 3 năm mới phát hiện mắc hạt hồng xiêm trong phế quản

Bệnh nhân bị viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần chỉ vì dị vật là hạt hồng xiêm nằm ở phế quản bên phải suốt 3 năm khiến 

Bệnh nhân NTC, 57 tuổi ở Minh Trí, Sóc Sơn, Hà Nội đi khám tại Bệnh viện 74 TW với triệu chứng ho, đau ngực phải. Thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi tái phát nghi do dị vật và được nhập viện điều trị tại khoa Ngoại.
Sau khi nhập viện, bác sĩ điều trị Nguyễn Xuân Thông chỉ định cho bệnh nhân chụp CT phổi và nội soi phế quản do nghi ngờ bệnh nhân viêm phổi do dị vật. Ngày 5/10, bác sĩ Nguyễn Văn Tình, Khoa Hồi sức cấp cứu - người trực tiếp tiến hành nội soi phế quản bằng ống mềm và phát hiện ra niêm mạc phế quả bệnh nhân bị xung huyết, lòng phế quản có hình ảnh dị vật. Bác sĩ Tình đã lấy ra dị vật là một hạt hồng xiêm ở vị trí phế quản trung gian bên phải. Sau 1 ngày, bệnh nhân hoàn toàn ổn định.