Bí ẩn bé gái ho ra máu suốt 10 năm chữa không khỏi

Dù thường xuyên thiếu máu nên phải truyền máu, ho ra máu, thở mệt... nhưng suốt gần 10 năm qua, không cơ sở y tế nào phát hiện chính xác bé gái 13 tuổi mắc căn bệnh gì.

Ngày 31/3, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho hay đang tiếp nhận và điều trị một bé gái mắc căn bệnh cực hiếm, bệnh phổi lắng đọng Hemosiderin (IPH) nên suốt 9 năm qua không cơ sở y tế nào phát hiện chính xác bệnh của bé.
Kết quả chụp phim cho thấy, bé T.N.A. (13 tuổi, ngụ ở Bình Phước) bị viêm phổi rất nặng
 Kết quả chụp phim cho thấy, bé T.N.A. (13 tuổi, ngụ ở Bình Phước) bị viêm phổi rất nặng
Bé gái trên là T.N.A. (13 tuổi, ngụ ở Bình Phước) được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng ho ra máu và khó thở.
Theo người nhà của bé A, từ năm 4 tuổi bé gái này thường xuyên thiếu máu phải truyền máu nhiều lần. Gia đình đưa đến cơ sở y tế khám, bác sĩ chẩn đoán bé bị thiếu máu, thiếu sắt và điều trị bổ sung sắt nhưng tình trạng trên vẫn không cải thiện. Sau đó, thỉnh thoảng bé ho ra máu bầm lượng ít đến bác sĩ khám thì chuẩn đoán cháu bị viêm họng, viêm phế quản nhưng vẫn không thể chữa trị được.
Tình trạng bệnh trên cứ kéo dài, mới đây bé A. bị sốt cao, ho ra máu nhiều lần, thở mệt, gia đình đưa em đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước nhưng sau đó được chuyển đến Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM).
Tại đây, bé phải hỗ trợ thở áp lực dương liên tục (NCPAP) và cho xét nghiệm AFB để tìm vi khuẩn lao nhưng không phát hiện nên đã chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Huyên, Khoa hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết sau khi làm các xét nghiệm thì phát hiện bé bị viêm phổi nặng với XQ ngực thâm nhiễm lan tỏa 2 phế trường. Bệnh nhân sau đó được chỉ định chụp CTscan ngực có cản quang và tiến hành nội soi phế quản bằng ống soi mềm.
Tuy nhiên, trong quá trình nội soi không thấy dấu hiệu xuất huyết trên niêm mạc khí - phế quản. Sau đó, các bác sĩ cho rửa phế quản - phế nang cho thấy dịch rửa có máu đỏ tươi từ lợt đến đậm, lợn cợn máu đông ít.
Dịch rửa được gởi xét nghiệm tế bào học ghi nhận hình ảnh viêm thực bào với nhiều thể Hemosiderin phù hợp xuất huyết phế nang lan tỏa.
Cuối cùng, bệnh nhân được tiến hành sinh thiết phổi bằng nội soi lồng ngực thì phát hiện xuất huyết trong các lòng phế nang. Lòng phế nang lấp đầy bởi Hemosiderin và thực bào Hemosiderin. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh lắng đọng Hemosiderin tại phổi.
“Sau một thời gian điều trị bằng liệu pháp Corticoid đơn độc với liều Methylprednisolone, 30 mg/kg truyền tĩnh mạch 3 ngày liên tiếp mỗi tháng. Hiện bệnh nhân không còn biểu hiện thiếu máu, không ho ra máu và XQ tổn thương phổi cải thiện. Tuy nhiên, chúng tôi đang tiếp tục theo dõi và đánh giá thêm bệnh nhân trong khoảng thời gian tiếp theo”, bác sĩ Huyên cho hay.
Theo bác sĩ Huyên, bệnh phổi lắng đọng Hemosiderin (IPH) thường có triệu chứng ho ra máu, XQ phổi thâm nhiễm phế nang và gây thiếu máu từng đợt. Đây là căn bệnh cực hiếm, tần suất bệnh là 1/1.000.000, hiếm gặp nhưng nguy cơ tử vong hơn 50%. Hiện nay trên thế giới chỉ mới ghi nhận được khoảng 500 ca mắc bệnh.
“Khi bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu thiếu sắt không đáp ứng điều trị, đặc biệt là có kèm ho ra máu cần nghĩ đến bệnh phổi lắng đọng Hemosiderin (IPH). Các bác sĩ phải tiến hành chụp Xquang ngực để tránh bỏ sót bệnh IPH, vì đây là căn bệnh có khả năng tử vong cao nhưng rất dễ bỏ sót”, bác sĩ Huyên khuyến cáo.

Phát hiện sớm ung thư phổi nhờ xét nghiệm máu

Với xét nghiệm dấu ấn sinh học, khi có khối u ác tính các chỉ số sẽ tăng cao bất thường, có thể gấp tới hàng nghìn lần.

Tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội Phòng chống Ung thư quốc tế chọn ngày 4/2 hàng năm là ngày ung thư thế giới. Đây là căn bệnh ám ảnh với toàn cầu, mỗi năm có trên 14,1 triệu người mắc mới và trên 8,2 triệu người tử vong.

9 cách chăm sóc da sai lầm, chị em thực hiện hằng ngày mà không biết

(Kiến Thức) - Theo một số bác sĩ da liễu, rất nhiều phụ nữ làm sai các nguyên tắc chăm sóc da hàng ngày mà họ không hề hay biết, thậm chí họ còn không dưỡng ẩm da.

9 cach cham soc da sai lam, chi em thuc hien hang ngay ma khong biet

Bước đầu tiên trong việc chăm sóc da là làm sạch da để đảm bảo lỗ chân lông không bị tắc. Do vậy, đừng quên tẩy trang trước khi đi ngủ.

Công dụng bất ngờ của quả nhót

(Kiến Thức) - Mùa nhót đã đến, cùng tìm hiểu xem loại quả nhỏ nhắn này có những lợi ích đặc biệt gì đối với sức khỏe của chúng ta.
 

Cong dung bat ngo cua qua nhot
 Quả nhót không chỉ là một loại cây ăn quả mà còn được dùng như một loại gia vị để nấu canh chua. Ảnh: Khoahoc.
Cong dung bat ngo cua qua nhot-Hinh-2
 Không những vậy, quả nhót còn được làm thuốc chữa bệnh với rất nhiều tác dụng quý. Ảnh: Suckhoedoisong.
Cong dung bat ngo cua qua nhot-Hinh-3
 Theo các nghiên cứu khoa học, quả nhót chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, canxi, một số hợp chất chống oxy hóa,... Ảnh: Alobacsi.
Cong dung bat ngo cua qua nhot-Hinh-4

Quả nhót có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc tán bột để uống hàng ngày để chữa bệnh. Ảnh: Healthy-easy. 

Cong dung bat ngo cua qua nhot-Hinh-5
 Công dụng của quả nhót đầu tiên phải kể đến là chữa bệnh hô hấp như ho, ho ra máu, hen phế quản. Ảnh: Phunuvietnam.
Cong dung bat ngo cua qua nhot-Hinh-6
 Bên cạnh đó, quả nhót cũng được sử dụng để trị tiêu chảy. Ảnh: baophunu.
Cong dung bat ngo cua qua nhot-Hinh-7

Bạn chỉ cần sắc 10 quả nhót xanh với rễ cây nhót và rễ cây mơ lấy nước uống 3 lần/ngày, bệnh sẽ sớm khỏi. Ảnh: Drbacsi. 

Cong dung bat ngo cua qua nhot-Hinh-8
Quả nhót cũng rất hữu ích với những người bị khó thở. Ảnh: baophunu. 
Cong dung bat ngo cua qua nhot-Hinh-9
 Bạn chỉ cần sắc từ 6g - 12g quả nhót uống hằng ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm. Ảnh: teen1s.
Cong dung bat ngo cua qua nhot-Hinh-10
 Mặc dù quả nhót có nhiều công dụng nhưng bạn không nên ăn quá nhiều vì lớp phấn bên ngoài quả nhót cứng khiến bạn ngứa họng, viêm họng nếu ăn phải. Ảnh teen1s.