Bệnh nhân rung nhĩ đột quỵ vì tự ý dùng thuốc kháng đông

Ngại tái khám, người đàn ông 69 tuổi tự mua thuốc kháng đông theo toa cũ. Trước khi nhập viện, ông đang ngồi đọc sách đột nhiên thấy liệt tay phải và giọng nói đớ.

Ngay khi vào khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, ông L.A.N được can thiệp kịp thời và hồi phục. Đây là một trường hợp sử dụng thuốc kháng đông không theo dõi đúng cách dẫn đến biến chứng đột quy.

Trước đó, bệnh nhân được chẩn đoán rung nhĩ và được chỉ định điều trị bằng thuốc gần 1 năm nay.

Benh nhan rung nhi dot quy vi tu y dung thuoc khang dong

TS BS. Nguyễn Bá Thắng chăm sóc người bệnh tại Đơn vị Đột quỵ BV ĐHYD TP HCM (Ảnh minh họa)

GS.TS.BS Trương Quang Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, Giám đốc Trung tâm Tim mạch BV ĐHYD TP HCM cho biết, tình trạng tim đập nhanh do rung nhĩ về lâu dài có thể thúc đẩy suy tim tiềm tàng hoặc suy tim tăng nặng. Hậu quả nghiêm trọng nhất chính là hình thành cục máu đông (huyết khối) trong tâm nhĩ, dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là đột quỵ.

Các huyết khối có thể di chuyển theo dòng máu tới các động mạch trong cơ thể, gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu. Trường hợp huyết khối gây tắc động mạch nuôi não dẫn đến nhồi máu não hay còn gọi là đột quỵ.

Theo TS BS Nguyễn Bá Thắng - Trưởng Trung tâm Khoa học Thần kinh, Trưởng Đơn vị Đột quỵ BV ĐHYD TP HCM, người bệnh rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ tăng cao nếu xảy ra ở các người bệnh lớn tuổi, đi kèm cao huyết áp, đái tháo đường, suy tim, đã có các bệnh lý liên quan đến mạch máu, đặc biệt là người bệnh đã từng bị đột quỵ hoặc có những cơn thiếu máu não thoáng qua.

Bên cạnh đột quỵ, người bệnh rung nhĩ có thể mắc các biến chứng liên quan đến tim. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất chính là tình trạng tim đập nhanh, khó thở.

Nếu các cục máu đông di chuyển và làm tắc động mạch ở tim, người bệnh rung nhĩ sẽ có bệnh cảnh của nhồi máu cơ tim gồm đau ngực dữ dội và kéo dài kèm vã mồ hôi, tụt huyết áp, thậm chí là đột tử.       

Theo GS.TS.BS Trương Quang Bình, người bệnh rung nhĩ khi đã phát triển các biến chứng như suy tim, đột quỵ rất khó điều trị dứt điểm. Cách cải thiện tốt nhất chính là chấp nhận sống chung với bệnh và xây dựng kế hoạch phòng ngừa tối đa các biến chứng. Trong đó, sử dụng thuốc kháng đông là phương pháp phổ biến.

Bên cạnh đó, theo TS.BS Nguyễn Bá Thắng, thuốc kháng đông trên người bệnh rung nhĩ giúp ngăn ngừa sự hình thành huyết khối trong tim. Do đó, việc dùng thuốc cần được duy trì suốt thời gian điều trị và chỉ ngừng khi các yếu tố gây huyết khối ở tim được loại bỏ hoàn toàn.      

Để đạt được hiệu quả tối đa, người bệnh cần tuân thủ điều trị, dùng thuốc theo đúng liều lượng được yêu cầu hàng ngày và tái khám đầy đủ để được Bác sĩ theo dõi và điều chỉnh thích hợp. Bên cạnh đó, cần xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, thói quen sinh hoạt lành mạnh.

>>> Mời độc giả xem thêm video Những triệu chứng của bệnh tim mạch:

(Nguồn: THĐT)

Nuốt đá nano chữa bách bệnh, người phụ nữ phải nhập viện

Ngày 23-11, Bệnh viện E (TP Hà Nội) tiếp nhận một bệnh nhân nữ 67 tuổi, ở Hà Nội, nuốt phải dị vật hình tròn như đồng xu.

Trước đó vài ngày, bệnh nhân bị ho nhiều nên đã tự dùng thuốc viên ngậm không rõ nguồn gốc, có đường kính gần 2 cm. Bệnh nhân ho và vô tình nuốt phải viên thuốc đó khi ngủ. Tỉnh dậy, bệnh nhân thấy cổ họng nuốt vướng nên đã vào Bệnh viện khám và điều trị.

Thanh niên 27 tuổi nguy kịch do đột quỵ sau cơn đau đầu dữ dội

Nam thanh niên 27 tuổi và cụ bà 75 tuổi đột ngột đau đầu dữ dội, nguy kịch phải nhập viện cấp cứu do bị đột quỵ.

Bệnh nhân P.M.T (27 tuổi, quê Sóc Trăng) đột ngột lên cơn đau đầu dữ dội, rồi rơi vào hôn mê, được đưa vào bệnh viện ở địa phương cấp cứu.

Sau đó, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ với chẩn đoán xuất huyết nội sọ.

Dấu hiệu cảnh báo thường xuất hiện 30 ngày trước cơn đột quỵ

Theo thống kê, hơn một nửa số ca đột quỵ xảy ra ngoài bệnh viện, vì thế, việc nhận biết các dấu hiệu sẽ hạn chế thấp nhất nguy cơ căn bệnh nguy hiểm này tìm đến. Nếu để tâm đến các triệu chứng sau đây có thể giúp bạn đối phó với đột quỵ ngay từ khi nó chưa thực sự xảy ra.

Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Phúc - bác sĩ hồi sức cấp cứu, đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ.
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.