Bệnh nhân Covid-19 có thể lây cho người khác sau bao lâu nhiễm virus?

Bệnh nhân mắc Covid-19 nếu không cách ly và điều trị kịp thời sẽ tiếp tục lây lan cho rất nhiều người khác, ngay cả trong thời gian ủ bệnh.

Cuối tháng 2, N.H.N. - bệnh nhân Covid-19 thứ 17 tại Việt Nam đã du lịch sang Anh, Italy và Pháp, sau đó trở lại Hà Nội ngày 2/3 không khai báo y tế. Tính đến sáng 7/3, khoảng 200 người trong các diện tiếp xúc với bệnh nhân phải cách ly.

Các đội điều tra dịch tễ đang tiếp tục rà soát, lập danh sách những người tiếp xúc gần với bệnh nhân và những người tiếp xúc thứ phát. Vấn đề khiến nhiều người quan tâm là người mắc Covid-19 có thể tiếp tục lây cho người khác sau bao lâu nhiễm SARS-CoV-2?

Bắt đầu lây lan khi lượng virus đủ lớn

TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, cho biết sau khi đi vào vùng hầu họng, virus sẽ xâm nhập vào các tế bào niêm mạc và nhân lên nhanh chóng.

Khi phát triển đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc, chúng sẽ phá vỡ tế bào để tràn lan ra ngoài và mỗi con lại tìm cách chui vào một tế bào mới. Cứ như thế, chu trình phát triển được lặp lại nhiều lần và ngày càng đi sâu hơn vào cơ thể. Đây gọi là giai đoạn ủ bệnh.

Đến một lúc nào đó, tuỳ thuộc vào sức khỏe mỗi người, số lượng virus đủ lớn sẽ phá vỡ cơ chế tự bảo vệ của con người, bệnh sẽ phát ra. Đây là giai đoạn phát bệnh. Như vậy, trong giai đoạn ủ bệnh, người mang virus không có triệu chứng nên người khác không thể biết. Do đó, họ có khả năng âm thầm lây truyền virus sang người khác.

“Bệnh nhân trong thời gian ủ bệnh có thể lây truyền virus cho người xung quanh và mẫu bệnh phẩm xét nghiệm PCR cho kết quả âm tính hay dương tính tuỳ theo lượng virus trong cơ thể. Do đó, khi nghi ngờ tiếp xúc gần với người có nguy cơ mắc bệnh hoặc đi về từ vùng dịch tễ, người dân cần khai báo y tế, cách ly đủ thời gian quy định để theo dõi sức khỏe, phát hiện bệnh và điều trị kịp thời”, bác sĩ Hùng nói.

Benh nhan Covid-19 co the lay cho nguoi khac sau bao lau nhiem virus?

Bệnh nhân Li ZiChao (trái) bị lây virus corona sau khi tiếp xúc với người cha. Ảnh: Trương Khởi.

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, cũng cho biết người mắc Covid-19 có thời gian ủ bệnh từ 1-14 ngày, thường là 5 ngày. Thời gian ủ bệnh được tính từ khi bị nhiễm virus cho tới khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh.

Đa số trường hợp mang virus sẽ lây cho người khác khi bắt đầu có triệu chứng hô hấp. Do đó, bác sĩ Châu cho rằng việc làm xét nghiệm PCR cho những trường hợp không có hoặc chưa có triệu chứng bất thường, dù là ca nghi ngờ có thể đã nhiễm virus (do có tiếp xúc nguồn bệnh), ít có ý nghĩa trong thực hành cách ly kiểm dịch.

TS Châu khuyến cáo trong thời gian từ lúc phát bệnh cho đến khi điều trị khỏi bệnh và có kết quả xét nghiệm âm tính, người bệnh vẫn có thể lây virus cho người khác nếu không áp dụng cách ly, phòng ngừa nghiêm ngặt.

Benh nhan Covid-19 co the lay cho nguoi khac sau bao lau nhiem virus?-Hinh-2

Phun thuốc khử khuẩn trong máy bay. Ảnh: HCDC.

Người âm tính Covid-19 vẫn phải cách ly 14 ngày

TS Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết kết quả xét nghiệm âm tính chỉ khẳng định người được xét nghiệm chưa có bệnh và chưa có khả năng lây được cho người khác tại thời điểm lấy mẫu xét nghiệm.

“Trong vòng 14 ngày tính từ lần cuối tiếp xúc với nguồn lây, người đã có xét nghiệm âm tính vẫn có thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Khi đó, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm lại để xác định chẩn đoán bệnh. Nếu sau thời gian này mà không xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường thì họ không mắc bệnh”, TS Châu nói.

Để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 ra cộng đồng, những người tiếp xúc gần với ca dương tính cần cách ly 14 ngày. Một số trường hợp đặc biệt được chỉ định làm xét nghiệm khi bắt đầu đưa vào cách ly, dù có kết quả xét nghiệm âm tính vẫn phải tiếp tục cách ly đủ 14 ngày.

Theo các thông tin hiện có, bệnh nhân nhiễm bệnh thường sẽ âm tính sau khoảng 7-14 ngày. Như vậy, về lý thuyết thì khi bắt đầu triệu chứng (ngày 1) sẽ có thể lây bệnh cho người khác đến khoảng ngày thứ 14 là hết. Tùy từng cá thể mà diễn tiến bệnh sẽ thay đổi dài ngắn, do đó thời gian có thể lây nhiễm thay đổi trong khoảng 1-14 ngày, một số trường hợp có thể lâu hơn nữa. Vì vậy để bảo đảm an toàn cho cộng đồng, bệnh nhán chỉ có thể cho ra viện khi có ít nhất 2 lần xét nghiệm âm tính trong 2 ngày liên tiếp.

Diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới tới 6h sáng 9/3: 109.838 ca nhiễm bệnh, 3.805 người chết

Tính tới 6h ngày 9/3, có 109.838 người đã nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) và 3.805 người tử vong trên toàn thế giới. Pháp và Đức đều có số ca nhiễm đã vượt 1.000 người, số ca tử vong tại Italy cao kỷ lục, trong khi Mỹ có 512 ca nhiễm và 21 người tử vong.

Dien bien dich COVID-19 tren the gioi toi 6h sang 9/3: 109.838 ca nhiem benh, 3.805 nguoi chet
Nhân viên cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân trong vụ sập khách sạn cách ly người nhiễm COVID-19 ở Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, ngày 8/3. Ảnh: THX/TTXVN. 
Trung Quốc
Tại Trung Quốc đại lục, nơi dịch bệnh COVID-19 khởi phát, số người mắc mới và tử vong đang tiếp tục đà giảm. Theo cập nhật mới nhất của trang web thống kê dữ liệu trực tiếp toàn cầu Worldometers, đã có 80.703 ca nhiễm COVID-19 và 3.098 trường hợp tử vong tại Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, 57.333 bệnh nhân đã hồi phục và trong số 20.272 trường hợp đang được điều trị có 5.264 bệnh nhân nặng.
Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) ghi nhận ca tử vong thứ ba do COVID-19 trong ngày 8/3 là một nữ bệnh nhân 76 tuổi, sinh sống tại vùng lãnh thổ này, nâng tổng số ca tử vong lên 3 người. Hong Kong cũng có thêm 7 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 tại đây lên 115 người (59 người đã hồi phục). .
Trong khi đó, tại Đài Loan (Trung Quốc) ghi nhận 45 ca nhiễm bệnh, trong đó 7 người đã hồi phục và một trường hợp tử vong.
Các nước châu Á khác
Dien bien dich COVID-19 tren the gioi toi 6h sang 9/3: 109.838 ca nhiem benh, 3.805 nguoi chet-Hinh-2
Binh sĩ Hàn Quốc phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại một bệnh viện ở Seoul, ngày 4/3. Ảnh: THX/TTXVN. 
Tại Hàn Quốc, tính trong cả ngày 8/3, nước này ghi nhận thêm 367 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 lên 7.313 trường hợp. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ ngày 26/2 và cũng là lần đầu tiên trong 11 ngày qua, số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc dưới mức 400 người. Số ca tử vong tại Hàn Quốc hiện là 50 người.
Tại Nhật Bản, tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đã lên thành 1.198 ca, trong đó có 696 ca trên du thuyền Diamond Princess đang bị cách ly tại cảng Yokohama. 7 bệnh nhân trên du thuyền đã tử vong, trong khi tại Nhật Bản cũng đã ghi nhận 7 ca tử vong. 
Tại Iran, Bộ Y tế thông báo nước này vừa ghi nhận thêm 49 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 194 người. Trong khi đó, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Iran đã tăng mạnh thêm 743 người, lên 6.566 người. Hãng thông tấn IRNA của Iran cùng ngày đưa tin hãng hàng không IranAir đã dừng mọi chuyến bay tới châu Âu. IRNA dẫn thông báo của Tổ chức Hàng không Dân dụng Iran nêu rõ: "Do châu Âu đã áp đặt các giới hạn đối với các chuyến bay (của IranAir) vì những lý do không rõ ràng, nên toàn bộ các chuyến bay tới các điểm đến ở châu Âu đã bị hoãn lại cho đến khi có thông báo tiếp theo".
Tại Saudi Arabia, các trường học trên toàn quốc bắt đầu đóng cửa kể từ ngày hôm nay, 9/3 nhằm ngăn ngừa dịch lây lan.
Châu Âu
Tại Italy, số ca nhiễm bệnh trong 24 giờ qua tiếp tục tăng mạnh thêm 1.492 người, nâng tổng số ca lên 7.375 người. Như vậy Italy đã vượt qua Hàn Quốc (7313 ca) trở thành nước có ca nhiễm COVID-19 cao thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc đại lục. Nước này cũng ghi nhận số ca tử vong mới cao kỷ lục, 133 người, nâng tổng số bệnh nhân tử vong lên 366 người.
Hãng thông tấn Adnkronos của Italy dẫn nguồn từ thông báo của Bộ Tham mưu quân đội Italy, Tham mưu trưởng quân đội Italy, tướng Salvatore Farina, đã được xác định dương tính với chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Hiện ông Salvatore Farina có tình trạng sức khỏe ổn định và đang được cách ly.
Trước đó, ngày 8/3 Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã ký sắc lệnh hạn chế ra vào khu vực tâm dịch, gồm toàn bộ vùng Lombardia và 14 tỉnh. Trong thời gian này, cảnh sát có quyền ngăn chặn công dân ra vào khu vực tâm dịch, nơi các ca nhiễm COVID-19 vẫn đang tiếp tục gia tăng.
Dien bien dich COVID-19 tren the gioi toi 6h sang 9/3: 109.838 ca nhiem benh, 3.805 nguoi chet-Hinh-3
Khu vực cách ly điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện Agostino Gemelli, ở Roma, Italy, ngày 3/3. Ảnh: THX/TTXVN. 
Trong khi đó tại Đức, số trường hợp nhiễm chủng mới của virus Corona đã vượt qua ngưỡng 1.000 người, với cập nhật mới nhất là 1.040 ca, tăng 240 ca so với một ngày trước đó. Ngày 8/3, Bộ trưởng Y tế liên bang Đức Jens Spahn đã yêu cầu hủy tất cả các sự kiện có trên 1.000 người tham dự. Theo đó các hội nghị, hội thảo quy mô lớn; các hội chợ và cả các trận bóng trong khuôn khổ giải bóng đá Bundesliga cũng sẽ bị hủy. Ngoại trừ bang Sachsen-Anhalt, tất cả các bang ở Đức đã có trường hợp lây nhiễm, trong đó nặng nhất là bang Nordrhein-Westfalen có tới gần 500 trường hợp lây nhiễm. Tuy chưa có trường hợp công dân nào tại Đức tử vong, song một người Đức ở Ai Cập, 60 tuổi, đã tử vong vì virus chết người này.

Ca nhiễm Covid-19 thứ 21 ở Việt Nam ngồi gần bệnh nhân thứ 17 Nguyễn Hồng Nhung

(Kiến Thức) - Bộ Y tế vừa xác nhận và thông báo Việt Nam ghi nhận thêm trường hợp thứ 21 dương tính với Covid-19. Đó là ông N.Q.T, 61 tuổi, ở Trúc Bạch - Ba Đình - Hà Nội là người ngồi gần hàng ghế máy bay với bệnh nhân Nguyễn Hồng Nhung.

Vào hồi 19h ngày 06/03/2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội qua điều tra dịch tễ bệnh nhân Nguyễn Hồng Nhung (sau đây gọi là BN17) tại phường Trúc Bạch - Ba Đình - Hà Nội ghi nhận 01 trường hợp ngồi gần hàng ghế trên chuyến bay với BN17 đang có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh đã lấy mẫu và chuyển bệnh nhân sang bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Thông tin chung về trường hợp thứ 21 dương tính với Covid-19: Bệnh nhân N. Q.T, nam, 61 tuổi, ở Trúc Bạch - Ba Đình - Hà Nội là người ngồi gần hàng ghế với bệnh nhân Nguyễn Hồng Nhung. Xét nghiệm cho thấy bệnh nhân đã dương tính với SARS-CoV - 2.
Ca nhiem Covid-19 thu 21 o Viet Nam ngoi gan benh nhan thu 17 Nguyen Hong Nhung
 Ảnh minh họa.
Như vậy, đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 21 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có 16 trường hợp đã được chữa khỏi.
Hiện nay, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 đang triển khai các biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa dịch bệnh.
Trước đó, tài xế riêng và bác ruột của Nhung cũng có kết quả dương tính với Covid-19.

Cùng chung tay chặn đứng dịch bệnh COVID-19!

Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn; che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khủy tay áo; tránh đưa tay lên mắt, mũi miệng; hạn chế tiếp xúc gần trong khoảng cách 1m với người có biểu hiện sốt, ho, khó thở; thường xuyên lau chùi vật dụng bằng chất tẩy rửa thông thường; đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông. Người dân không đi du lịch đến các nước, khu vực đang có dịch COVID-19.

Lộ trình từ Hà Nội lên Sa Pa của 2 vợ chồng người Anh nhiễm Covid-19

Tỉnh Lào Cai xác định lộ trình từ ngày 4 - 7/3 của 2 du khách người Anh nhiễm virus corona đi từ Hà Nội lên Sa Pa.

Cổng TTĐT Lào Cai vừa đăng tải, chiều nay, tỉnh đã nhận được kết quả xét nghiệm 2 trường hợp vợ chồng người Anh nhiễm Covid-19 đi chuyến bay VN00054 (cùng chuyến bay với N.H.N. - ca nhiễm virus corona thứ 17) đang được cách ly tại BV tỉnh có kết quả dương tính với Covid-19.

Lo trinh tu Ha Noi len Sa Pa cua 2 vo chong nguoi Anh nhiem Covid-19
Khu cách ly tại BV Đa khoa tỉnh Lào Cai. 

Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Xuân Phong, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh đã chủ trì họp.

Cách ly 180 người

17h30, Ban chỉ đạo nhận được thông tin từ Bộ Y tế về 2 mẫu xét nghiệm gửi từ Lào Cai.

2 du khách nhiễm virus là bà Claddock Mary Irene Catherine, SN 1950 và ông Claddock Graham Arthur Aleck, SN 1951.

22h ngày 4/3, 2 vợ chồng người Anh đi tàu hỏa Livitras từ Hà Nội đến Lào Cai. Ngày 5 - 6/3, 2 ông bà ở tại Sa Pa.

Đến 15h ngày 7/3, 2 người được xe BV Đa khoa tỉnh đón về cách ly.

Bệnh nhân nam hiện sốt 38,3 độ C, không ho, không khó thở. Bệnh nhân nữ không sốt.

Tỉnh Lào Cai đã xác định được 180 người có tiếp xúc với bệnh nhân, trong đó 54 người tiếp xúc gần, 51 người tiếp xúc gián tiếp và 75 người tiếp xúc vòng 3. Tất cả 180 người đều đã được cách ly theo dõi theo quy định.

Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương, quyết liệt triển khai các phương án, kịch bản sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.

UBND tỉnh khuyến cáo người dân bình tĩnh, không hoang mang, tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng, thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh.