Bên trong khách sạn siêu mỏng ở thành phố Nha Trang

Mới đây, tạp chí kiến trúc hàng đầu thế giới Dezeen trụ sở tại Anh đăng tải bài viết về khách sạn ở đường Dã Tượng, Nha Trang. 

Ben trong khach san sieu mong o thanh pho Nha Trang

Ben trong khach san sieu mong o thanh pho Nha Trang-Hinh-2
 Dezeen viết: "Nằm trong khu vực nổi tiếng với các hoạt động du lịch, khách sạn Sep'on Heartfulness Center được 324Praxis thiết kế nhằm giúp du khách có cảm giác “được bảo vệ và gần gũi”.
Ben trong khach san sieu mong o thanh pho Nha Trang-Hinh-3
 Dựa trên tiêu chí tối giản, tiết chế, triết lý của nhóm kiến trúc sư hướng tới việc tạo ra một không gian có thể đáp ứng được nhu cầu “đắm mình trong sự thanh thản, yên bình” của khách. 
Ben trong khach san sieu mong o thanh pho Nha Trang-Hinh-4
 Do đó, những cánh cửa được bố trí nhiều nhất có thể, giúp kết nối con người với con người, và con người với thiên nhiên. 
Ben trong khach san sieu mong o thanh pho Nha Trang-Hinh-5
Đặc điểm của Sep’on Heartfulness Centre có dạng nhà ống, chiều ngang hẹp.  
Ben trong khach san sieu mong o thanh pho Nha Trang-Hinh-6
 Khi lên ý tưởng thiết kế, kiến trúc sư tìm cách sáng tạo một mặt tiền linh hoạt, có thể thích ứng với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Cuối cùng, họ quyết định mở một phần mặt tiền hướng ra phía ngoài, tích hợp với quán cà phê và quầy bar.
Ben trong khach san sieu mong o thanh pho Nha Trang-Hinh-7
 Cách thiết kế này vừa là điểm nhấn, vừa đáp ứng đúng ý đồ hướng tới thiên nhiên, cũng là một cách để chào đón du khách.
Ben trong khach san sieu mong o thanh pho Nha Trang-Hinh-8
Khách sạn được bố trí các không gian công năng xen kẽ nhau theo chiều dọc. Tầng trệt là khu vực tiếp khách cafe, quầy bar 6 chỗ.  
Ben trong khach san sieu mong o thanh pho Nha Trang-Hinh-9
 Phía trên là tầng lửng dành riêng cho đọc sách, thư giãn, giúp khách hàng tận hưởng không khí thoáng đãng và kết nối với cảnh quan thiên nhiên trên cao. 
Ben trong khach san sieu mong o thanh pho Nha Trang-Hinh-10
 Tầng 3 được thiết kế thành khu vườn chung công cộng, có thể thư giãn và ngắm nhìn bầu trời.
Ben trong khach san sieu mong o thanh pho Nha Trang-Hinh-11
 Tầng 4 là khu vực thiền, yoga, có thể bao quát toàn cảnh công trình bên dưới. Các tầng trên khép kín hơn, được bố trí thành các phòng lưu trú.
Ben trong khach san sieu mong o thanh pho Nha Trang-Hinh-12
 Xung quanh phòng là không gian mở dùng chung, nhiều cây cối, được kết nối bằng lối đi bằng gỗ và thép.
Ben trong khach san sieu mong o thanh pho Nha Trang-Hinh-13
 Công trình ưu tiên sử dụng vật liệu khai thác từ địa phương, giá thành hợp lý, thi công nhanh. 
Ben trong khach san sieu mong o thanh pho Nha Trang-Hinh-14
 Cây xanh xuất hiện đan xen mọi không gian, giúp trung hòa màu sắc và thanh lọc không khí hiệu quả. Nguồn ảnh: Duy Nhat, Le Ba Loc

Biệt thự nhà chồng Hà Tăng từng lên sóng quốc tế xa hoa cỡ nào?

Hơn 11 tỷ USD tồn kho tại các ông lớn bất động sản

(Vietnamdaily) - 10 doanh nghiệp bất động sản nhà ở niêm yết tồn kho hơn 276.000 tỷ đồng (khoảng 11 tỷ USD), tăng hơn 3% so với đầu năm, chiếm phần lớn là Novaland.
 

Thống kê từ BCTC của 10 doanh nghiệp bất động sản niêm yết có tồn kho lớn trên thị trường cho thấy, tổng giá trị tại thời điểm cuối năm 2023 hơn 276.000 tỷ đồng (tương đương hơn 11 tỷ USD), tăng hơn 3% so với cuối năm 2022 (hơn 267.000 tỷ đồng).

Lương thưởng sếp BĐS teo tóp, Chủ tịch Phát Đạt giảm đến 83%

(Vietnamdaily) - Thị trường bất động còn khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm nhân sự, giảm lương nhân viên và thu nhập của các sếp lớn cũng không ngoại lệ.
 

Ông Nguyễn Văn Đạt - Chủ tịch HĐQT Phát Đạt - trong năm vừa qua nhận mức thù lao gần 2 tỷ đồng, giảm tới 83% so với mức thu nhập gần 12 tỷ đồng nhận được ở năm 2022.

Hình tượng rồng trong lịch sử, văn hóa Việt Nam

Kể từ thời sơ sử cho đến nay, hình tượng rồng luôn gắn bó, hiện diện trong đời sống văn hóa, là biểu tượng của những phẩm chất cao đẹp và niềm tự hào dân tộc của người Việt...

Rồng trong quan niệm dân gian của người Việt
Mỗi người dân Việt Nam từ thuở ấu thơ đều được học bài học vỡ lòng về truyền thống dòng giống Rồng Tiên, với huyền sử Lạc Long Quân - Âu Cơ. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: Lạc Long Quân tên húy là Sùng Lãm, con trai Kinh Dương Vương. Vua lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con trai (tục truyền sinh ra trăm trứng), là tổ của Bách Việt. Vua đã bảo Âu Cơ rằng: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên"...
Từ đó trải qua mấy nghìn năm lịch sử, các thế hệ người Việt truyền tụng rằng tổ tiên của chúng ta là dòng giống Tiên Rồng, tượng trưng cho những phẩm chất cao đẹp, tính nhân văn, tinh thần cao thượng, sức mạnh và lòng quả cảm của dân tộc Việt Nam.
Vào thời nhà Lý, kinh đô mới của nước Đại Việt được đặt tên là Thăng Long, nghĩa là "Rồng bay lên", nêu bật tư thế vươn lên của dân tộc. Khí thế Rồng ấy vẫn đồng hành cùng đất nước Việt Nam cho đến ngày hôm nay.
Tan man ve hinh tuong rong trong lich su, van hoa Viet Nam
Rồng trang trí trên lá đề có niên đại từ thời Lý, năm 1057, được tìm thấy tại chùa Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh. Hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Vào thời Hậu lê, xuất hiện quan niệm Tứ linh (bốn con vật thiêng), trong đó Rồng là linh vật đứng đầu trong tứ linh, tượng trưng cho uy quyền của vương triều. Ba vật thiêng kia là Lân (tượng trưng cho sự thái bình và minh chúa), Quy (tượng trưng sự bền vững của xã tắc) và Phượng (tượng trưng cho sự thịnh vượng của triều đại).
Các triều đại phong kiến Việt đã đưa múa rồng trở thành loại hình múa nghệ thuật truyền thống không thể thiếu trong các lễ trọng của cung đình. Trong đời sống dân gian, rồng được thể hiện rất phong phú: múa rồng trên sân đình vào các dịp hội hè, lễ Tết; trò chơi rồng rắn lên mây của trẻ con; rồng trong tranh dân gian Đông Hồ, rồng trên giấy điệp...
Ngày nay, bước vào thời đại công nghiệp, kỹ thuật số, người Việt không quên kết nối giữa truyền thống và hiện đại, hình tượng con rồng Việt vẫn được ngưỡng mộ đưa vào các lĩnh vực của đời sống xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau.
Hình tượng rồng được trang trí cho các công trình kiến trúc, hội họa, điêu khắc, chạm trổ. Hình rồng được thêu trên áo dài của các nhân vật nổi tiếng, múa rồng chào mừng các sự kiện trọng đại của quốc gia và cả trong lễ khai trương trang trọng của doanh nghiệp...
Khắp cả ba miền đất nước đều có những công trình, địa danh gắn với rồng, như: Hoàng thành Thăng Long, vịnh Hạ Long, đảo Bạch Long Vĩ, cầu Long Biên, cầu Thăng Long, cầu Hàm Rồng, tỉnh Vĩnh Long, thành phố Long Xuyên, sông Cửu Long...
Các Bảo vật quốc gia nổi tiếng có hình tượng rồng