Bến Tre: Bé 2 tuổi tử vong do mắc bệnh tay chân miệng

Bé gái 2 tuổi bị bệnh tay chân miệng (TCM) với các triệu chứng sốt cao liên tục, ho, sổ mũi, ói, có nốt loét ở đầu lưỡi...

Ngày 27/9, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bến Tre, cho biết trên địa bàn vừa xảy ra trường hợp tử vong do bệnh TCM. Bệnh nhân là bé gái H.T.D (2 tuổi, xã Bình Phú, TP Bến Tre).
Ben Tre: Be 2 tuoi tu vong do mac benh tay chan mieng
Ảnh minh họa. 
Bé D. phát bệnh vào chiều 19/9 với các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi và ói. Người nhà đưa bé đến khám tại bác sĩ tư nhưng bệnh không giảm. Đến sáng 20/9, người nhà đưa bé đến khám tại khoa nhi bệnh viện (BV) Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre).
Tại đây, các bác sĩ không phát hiện có dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, chẩn đoán viêm hô hấp trên và rối loạn tiêu hóa, cho điều trị ngoại trú. Hẹn tái khám sau một ngày.
Khoảng 22 giờ đêm cùng ngày, tình trạng bệnh của bé D. vẫn không giảm, người nhà tiếp tục đưa bé trở lại nhập viện. Tại đây các bác sĩ chẩn đoán bé bị bệnh tay chân miệng độ 4, ngày thứ 3. Đến 23 giờ, bé bị ói, cơ thể tím tái, thở nấc, run giật tay chân, miệng có nốt loét nơi đầu lưỡi…
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh đã rất nặng và điều trị tích cực, đồng thời phối hợp với bác sĩ chuyên môn BV Nhi đồng 1 TP.HCM trong tiến trình điều trị. Tuy nhiên sau nhiều giờ nằm viện, tình trạng bệnh của bé D. không cải thiện, bé bị biến chứng phù phổi cấp, sốc, viêm não. Đến 12 giờ 20 ngày 21/9 thì tử vong.
Được biết, trước lúc bị bệnh bé D. học tại một trường mầm non ở địa phương sau đó về nhà, không đi đâu. Sau khi xảy ra sự việc, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, diệt khuẩn tại nhà và trường nơi bé D. từng học. Đến nay Trung tâm y tế dự phòng tỉnh chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh TCM nào khác tại khu vực nhà bệnh nhân và khu vực trường học.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, thường do siêu virus cấp tính gây ra và rất dễ lây nếu vệ sinh không đảm bảo. Biểu hiện chính là nổi mụn nước ở các vị trí đặc biệt như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân….
Bệnh TCM ở trẻ thường xuất hiện ở những khu vực đông người như trường học, nhà trẻ… và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Sốt xuất huyết chưa hạ nhiệt, bệnh chân tay miệng vào mùa

Mỗi ngày bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận điều trị cho khoảng 50-60 bé bệnh chân tay miệng, so với cùng kì năm trước chỉ 20-30 bé.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh BV Nhi Đồng 1 (TP.HCM), cho biết khoảng thời gian 1-2 tháng tới dịch chân tay miệng đang vào mùa cao điểm. Hiện tại, khoa bắt đầu nhận rải rác các ca bệnh nặng, một số bé phải thở máy.
Sot xuat huyet chua ha nhiet, benh chan tay mieng vao mua
Mỗi tuần Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận điều trị cho khoảng 50-60 trẻ mắc chân tay miệng. Ảnh: Phú Mỹ. 

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, khoảng 160 bệnh nhi mắc tay chân miệng nhập viện mỗi tuần, đang có chiều hướng gia tăng.

Bác sĩ Khanh khuyên các phụ huynh cần phát hiện bệnh sớm để đưa vào viện khám kịp thời. Biểu hiện bệnh tay chân miệng là bóng nước có kích thước 2-10 mm, trẻ có thể sốt nhẹ, quấy do đau miệng, bỏ ăn….

Đa số bóng nước tự xẹp và tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho tim mạch, đường hô hấp, thần kinh như viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não.

Các bé bị biến chứng não thường có dấu hiệu như khó ngủ, quấy khóc liên tục, hoảng hốt, nói nhảm, run tay và co giật. Những biến chứng do tay chân miệng nếu không điều trị đúng và kịp thời có thể khiến trẻ tử vong trong vài giờ.

Cha mẹ cần chăm sóc kỹ bé khi mắc bệnh, cho ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định, giữ vệ sinh sạch sẽ, tắm ở phòng kín gió.

Để phòng bệnh, phụ huynh phải rửa sạch bàn tay của trẻ và người chăm sóc bằng nước, xà phòng. Trẻ đang trong giai đoạn nghi ngờ bệnh không nên đến trường, nếu mắc bệnh phải nghỉ học 7-10 ngày để thực hiện khử khuẩn.


Biểu hiện và phòng tránh bệnh chân tay miệng

(Kiến Thức) - Cùng xem video dưới đây để bạn có thể tìm hiểu những biểu hiện và cách phòng tránh bệnh tay chân miệng.
 

Video: Biểu hiện và phòng tránh bệnh chân tay miệng: