Bé gái 1 tuổi đột nhiên bại não, tất cả là do bà nội làm điều này

(Kiến Thức) - Nghe lời mẹ chồng, cho rằng vàng da ở trẻ sơ sinh là chuyện bình thường, người phụ nữ hối hận muôn phần khi không đưa con đi kiểm tra, khiến con bại não. 

Bé Nam Nam, 1 tuổi, người Trung Quốc không thể đứng hoặc nói chuyện nhưng đôi chân khá cứng cáp. Thông thường mẹ Nam Nam thường đỡ bé đi những mãi Nam Nam không thể tự đứng được. Nghe hàng xóm nói có bé biết đi muộn, có bé biết đi sớm nên người mẹ chưa bao giờ để tâm.
Mãi đến khi Nam Nam được 1 tuổi 5 tháng, khi các em bé khác đã biết đi, Nam Nam vẫn không thể đứng dậy được, người mẹ mới thực sự lo lắng và đưa con đi khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ có hỏi: "Cháu sinh ở đâu? Lúc mới sinh như thế nào? Có bị vàng da không?, Có bị chuột rút không?"
Be gai 1 tuoi dot nhien bai nao, tat ca la do ba noi lam dieu nay
Bé Nam Nam không thể đi, đứng hay nói chuyện. - Ảnh minh họa.
Người mẹ cho biết, Nam Nam sinh đủ tháng tại bệnh viện quận. Mọi thứ đều ổn khi sinh, cô được xuất viện cùng con vào ngày hôm sau. Khi xuất viện, bác sĩ yêu cầu cô theo dõi sức khỏe của con mình. Quả thực khi mới sinh được vài ngày, da của Nam Nam ngày càng vàng hơn, không bú được sữa, hay cáu kỉnh, la hét.
Lúc đó, cô có nhờ mẹ chồng đưa Nam Nam đi viện nhưng bà lại bảo đứa trẻ nào bú sữa mẹ cũng bị vàng da sơ sinh. Bà đã đẻ 5 người con, ai cũng như vậy, không việc gì phải đến viện cho phiền. Nghe vậy, cô không đưa con đi bệnh viện nữa, về sau da của Nam Nam cũng bớt vàng hơn.
Bác sĩ kiểm tra Nam Nam từ đầu đến chân một lần nữa và nói: "Gót chân của em bé không thể chạm đất. Tôi lo rằng bé bị bại não. Hãy đi kiểm tra ngay".
Mẹ Nam Nam nghe xong vội vàng đưa con đi chụp MRI. Sau khi có kết quả khám, bác sĩ khẳng định Nam Nam quả thực bị bại não. Kết luận này khiến mẹ bé khóc lớn vì hối hận.
Be gai 1 tuoi dot nhien bai nao, tat ca la do ba noi lam dieu nay-Hinh-2
Không thể coi thường bệnh vàng da ở trẻ em. 
Bác sĩ giải thích, da của Nam Nam đã rất vàng sau vài ngày đẻ ra nhưng không một ai để ý. Thực tế lúc đó, bilirubin trong máu cực kỳ cao mới có thể khiến em bé nhăn nhó khó chịu. Đó là biểu hiện co giật. Giờ bé kiễng chân suốt, không đi lại hay nói được, đó chính là di chứng của bilirubin xâm nhập vào não, gây bại não.
Qua trường hợp của Nam Nam, bác sĩ đưa ra lời cảnh báo, nếu bé bị vàng da, trước tiên cha mẹ có thể đưa bé đến bệnh viện để làm xét nghiệm đo bilirubin đơn giản qua da. Nếu kết quả bất thường thì sẽ tiến hành kiểm tra chức năng gan và xét nghiệm thêm chẳng hạn như xác định bilirubin huyết thanh, v.v.. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ tùy vào tình hình mà đưa ra phương hướng chữa trị.

Những bước đi kỳ tích của cậu bé bại não liệt tứ chi

Louie Ebourne, cậu bé 5 tuổi người Anh từng bị cho rằng sẽ không thể tự đi lại được vì căn bệnh bại não dẫn đến liệt tứ chi.

 Kỳ tích đã xảy ra, sau khi được phẫu thuật và bằng những nỗ lực của mình, Louie đã có thể bước những bước đầu tiên.  
Theo trang Mirror online đưa tin, bố mẹ của Louie Ebourne đã nỗ lực kêu gọi mọi người quyên góp 70.000 bảng để có một khoản tiền chi trả cho ca phẫu thuật bại não liệt tứ chi của cậu bé. Những độc giả hảo tâm của tờ báo này đã giúp cho ca phẫu thuật của Louie thành công.

Bé 4 ngày tuổi hồi phục thần kỳ sau phẫu thuật thay máu

Bệnh nhi được phát hiện vàng da mức độ nặng khi mới 4 ngày tuổi. Sau quá trình thay máu kéo dài 4 giờ và chăm sóc hậu phẫu, tình trạng vàng da của bé đã giảm.

Bệnh nhi Tống Duy Khánh (xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang) được phát hiện vàng da mức độ nặng khi mới 4 ngày tuổi. Bé trai bỏ bú, vàng da đậm toàn thân, vàng mắt, có cơn ngừng thở. Gia đình đã đưa bé cấp cứu tại bệnh viện Bé 4 ngày tuổi hồi phục thần kỳ sau phẫu thuật thay máu Sản nhi Bắc Giang.

Sau quá trình thăm khám, các bác sĩ xác định, chỉ số bilirubin trong máu quá cao, gan không đào thải kịp có thể gây nhiễm độc thần kinh dẫn tới hôn mê, vì vậy các bác sĩ quyết định thay máu toàn phần cấp cứu cho bệnh nhi kết hợp chiếu đèn điều trị vàng da tích cực.

WHO cảnh báo không uống giảm đau, chống dị ứng trước tiêm vắc xin Covid-19

WHO cảnh báo mọi người dân không nên uống thuốc giảm đau hay các thuốc kháng histamine trước khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiếp tục đưa ra lời khuyên sau khi có thêm nhiều thông tin lan truyền khuyến khích mọi người sử dụng paracetamol và các thuốc kháng histamine (chống dị ứng) trước khi tiêm vắc xin nhằm giảm tác dụng phụ tiềm ẩn sau tiêm.

"Sẽ rất hữu ích nếu uống thuốc kháng histamine trước khi tiêm vắc xin Covid-19", một người dân tại Italy đăng tải trên Twitter.