WHO cảnh báo không uống giảm đau, chống dị ứng trước tiêm vắc xin Covid-19

WHO cảnh báo mọi người dân không nên uống thuốc giảm đau hay các thuốc kháng histamine trước khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiếp tục đưa ra lời khuyên sau khi có thêm nhiều thông tin lan truyền khuyến khích mọi người sử dụng paracetamol và các thuốc kháng histamine (chống dị ứng) trước khi tiêm vắc xin nhằm giảm tác dụng phụ tiềm ẩn sau tiêm.

"Sẽ rất hữu ích nếu uống thuốc kháng histamine trước khi tiêm vắc xin Covid-19", một người dân tại Italy đăng tải trên Twitter.

Tuy nhiên, WHO khẳng định, việc tự ý uống các loại thuốc giảm đau không được khuyến khích và có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin Covid-19.

WHO canh bao khong uong giam dau, chong di ung truoc tiem vac xin Covid-19
 WHO cho biết, các tác dụng phụ của vắc xin Covid-19 hầu hết là nhẹ và khuyến cáo không tự ý uống thuốc giảm đau trước tiêm.

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa rõ thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của vắc xin.

Tuy nhiên, bạn có thể dùng paracetamol hoặc các loại thuốc giảm đau khác sau tiêm nếu có biểu hiện đau, sốt, nhức đầu hoặc đau cơ.

WHO cho biết thêm, các tác dụng phụ phổ biến sau tiêm vắc xin như đau nhức cánh tay, nhức đầu hoặc mệt mỏi đều là các phản ứng thông thường và hầu hết là nhẹ, sẽ tự hết sau một hoặc vài ngày.

Với các thuốc kháng histamine, dù có tác dụng giảm một số phản ứng dị ứng nhất định nhưng không có nghĩa ngăn ngừa hoàn toàn.

“Không có lý do gì để dùng thử các thuốc kháng histamine để hạn chế các triệu chứng có thể mắc phải sau tiêm. Bạn chỉ nên dùng khi xuất hiện các triệu chứng”, GS Luke O'Neill, Chủ nhiệm khoa Hóa sinh tại ĐH Trinity, Ireland cho biết.

GS O'Neill khuyene cáo, nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn. Với một số trường hợp, bác sĩ có thể tiếp tục chỉ định dùng thuốc kháng histamine để điều trị phát ban và các phản ứng dị ứng khác.

Tôi bất ngờ phát hiện ra bí mật chấn động chồng giấu trong suốt 4 năm

Hôm sau tôi hỏi chồng tên cô gái anh gọi lúc say là ai. Chồng tôi bối rối giải thích chắc mơ nên nói linh tinh. Tôi không tra hỏi nữa bởi lòng tôi đã có dự tính riêng, X. tâm sự.

Người ta vẫn nói phụ nữ có giác quan thứ 6 nên đàn ông làm gì sai trái cũng khó mà qua mắt được họ. Câu chuyện của cô vợ tên X. thật sự khiến chúng ta suy ngẫm.

Phát hiện bí mật của chồng không hề đơn giản chỉ là ngoại tình

Tuột quai váy khi tập thể dục, hot girl bị mắng làm trò khoe thân

(Kiến Thức) - Khi thực hiện động tác nhảy dây, hot girl Hàn Quốc cố tình để dây váy tuột, tạo thành vẻ trễ nải. Hành động này của cô nàng bị chỉ trích là cố tình làm màu, khoe thân.

Tuot quai vay khi tap the duc, hot girl bi mang lam tro khoe than
Đại dịch Covid-19 đã khiến thế giới điêu đứng hơn một năm. Thực tế, tuy Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến mọi tầng lớp xã hội nhưng nó cũng khiến các dịch vụ và nền tảng trực tuyến phát triển cực mạnh. Ngay cả thể dục, thể thao, thể hình trực tuyến cũng được đón nhận và ủng hộ nhiệt liệt.  

Tuần này vắc-xin ngừa COVID-19 về Việt Nam: Ai được ưu tiên tiêm trước?

Tuần trước, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có văn bản gửi Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam, đồng ý cho công ty này nhập khẩu vắc-xin “COVID-19 vaccine AstraZeneca” số lượng 204.000 liều. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, dự kiến vắc-xin về Việt Nam vào tuần tới, đã xác định những người sẽ được tiêm vắc-xin COVID-19 đầu tiên.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho hay, đây là những liều vắc-xin AstraZeneca đầu tiên trong khoảng 110 triệu liều dự kiến sẽ được cung ứng cho Việt Nam trong năm 2021. Với sự hỗ trợ của các cơ quan, đặc biệt là sứ quán Việt Nam tại các quốc gia sản xuất vắc-xin COVID-19, Bộ Y tế đang nỗ lực tối đa để có đủ vắc-xin cho toàn dân trong thời gian sớm nhất.

“Theo Luật truyền nhiễm của Việt Nam và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, chúng ta sẽ ưu tiên tiêm phòng trước cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao, lực lượng bộ đội, công an, những người lao động thiết yếu phục vụ ở khu cách ly, tuyến đầu chống dịch, người dân vùng có dịch và nhóm người cao tuổi, bệnh nền, dễ bị tổn thương, phải chăm sóc kéo dài ở các cơ sở y tế. Trong các cuộc họp về phân phối vắc-xin, mặc dù có không ít tranh luận, nhưng cuối cùng chúng tôi đều đi đến đồng thuận”, Thứ trưởng Thuấn cho biết.