Những người được hỗ trợ lãi suất 2% mua nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ

(Vietnamdaily) - Bộ Xây dựng có công văn số 2463 gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn đối tượng áp dụng hỗ trợ lãi suất 2% liên quan đến Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5 của Chính phủ quy định về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Theo Bộ, quy định khách hàng được vay vốn hỗ trợ lãi suất tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định số 31/2022/NĐ-CP được hiểu là chủ đầu tư hay nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội.

Tại điểm c khoản 1 Điều 58 Luật Nhà ở 2014 quy định chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội được vay vốn ưu đãi từ tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam. Tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội quy định đối tượng được vay vốn ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bao gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội không bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật Nhà ở để cho thuê, mua, bán.

Như vậy pháp luật về nhà ở đã quy định đối tượng được vay vốn ưu đãi là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và không có quy định nhà đầu tư được vay vốn ưu đãi.

Đối với quy định khách hàng vay vốn để thực hiện dự án phá dỡ toàn bộ, xây dựng lại chung cư cũ. Tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định số 69/2021/NĐ-CP quy định: dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư là dự án tái định cư với mục đích nâng cấp chất lượng, mở rộng diện tích, điều chỉnh cơ cấu diện tích hiện có của nhà chung cư hoặc phá dỡ để xây dựng mới nhà chung cư và các công trình xây dựng khác (nếu có). Dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư bao gồm dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư và dự án cải tạo, xây dựng lại khu chung cư.

Căn cứ quy định nêu trên thì dự án phá dỡ toàn bộ, xây dựng lại chung cư là dự án thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định số 31/2022/NĐ-CP.

Nhung nguoi duoc ho tro lai suat 2% mua nha o xa hoi, cai tao chung cu cu
 Phối cảnh 1 dự án nhà ở xã hội.

Được biết, Nghị định 31 này quy định về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay bằng đồng Việt Nam phát sinh từ hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.

Trong đó, điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định số 31/2022/NĐ-CP quy định đối tượng có mục đích sử dụng vốn vay để thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng tổng hợp, công bố. 

Thời hạn được hỗ trợ lãi suất tính từ ngày giải ngân khoản vay đến thời điểm khách hàng trả hết nợ gốc hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại với khách hàng, phù hợp với nguồn kinh phí hỗ trợ lãi suất được thông báo, nhưng không vượt quá ngày 31/12/2023. 

Các khoản vay được hỗ trợ lãi suất đáp ứng các điều kiện vay vốn thông thường, được ký kết thỏa thuận cho vay và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2022 đến ngày 31/12/2023, sử dụng vốn đúng mục đích, chưa được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo các chính sách khác

Trước đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng để nâng cao năng lực của hệ thống y tế, kiểm soát dịch bệnh, tạo điều kiện để phục hồi và phát triển kinh tế; giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội; hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông.

Trong đó, gói 40.000 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước để hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh 2% lãi suất khi vay vốn tại các ngân hàng thương mại, thực hiện trong 2 năm. Mức lãi suất hỗ trợ là 2%/năm.

Thời hạn được hỗ trợ lãi suất tính từ ngày giải ngân khoản vay đến thời điểm khách hàng trả hết nợ gốc và (hoặc) lãi tiền vay theo thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng, phù hợp với nguồn kinh phí hỗ trợ lãi suất được thông báo, nhưng không vượt quá ngày 31/12/2023.

Các khoản vay được hỗ trợ lãi suất đáp ứng các điều kiện vay vốn thông thường, được ký kết thỏa thuận cho vay và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2022 đến ngày 31/12/2023, sử dụng vốn đúng mục đích, chưa được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước theo các chính sách khác.

Kiến nghị cho hoán đổi quỹ đất để có nhiều nhà ở xã hội hơn

(Vietnamdaily) - Sở Quy hoạch Kiến trúc TP HCM vừa có báo cáo gửi Hội đồng nhân dân TP về việc giám sát Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2016 – 2025.

Theo Sở, nhu cầu nhà ở xã hội của TP rất lớn trong khi các dự án nhà ở xã hội hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu thực tế cũng như các cơ chế chính sách về nhà ở xã hội còn nhiêu bất cập.

Công tác phát triển nhà ở quản lý và quy hoạch về nhà ở vẫn còn những tồn tại, hạn chế như công tác quản lý sử dụng đất đai, vấn đề dân số và phân bố dân cư; nhu cầu về nhà ở cho người dân, nhất là nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp chưa được đáp ứng đầy đủ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông, hạ tầng xã hội... chưa hoàn chỉnh và đồng bộ.

Kiến nghị cho phép chủ đầu tư được hoán đổi quỹ đất nhà ở xã hội

(Vietnamdaily) -Đó là góp ý của Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng,

HoREA cho biết, Nghị định 49/2021/NĐ-CP chỉ quy định một phương thức chủ đầu tư phải xây dựng nhà ở xã hội trong dự án nhà ở thương mại có quy mô diện tích từ 2 ha trở lên, nhưng đã bãi bỏ phương thức “chuyển giao quỹ nhà ở tương đương giá trị quỹ đất 20%” mà trước đây đã được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP là không hợp lý, thiếu tính khả thi và không phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Bởi lẽ, các dự án nhà ở thương mại (khu đô thị, khu nhà ở) rất đa dạng về phân khúc thị trường từ cao cấp đến bình dân, về quy mô diện tích từ dưới 1 đến vài chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn ha. Vì thế, cần có cơ chế phù hợp để chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ dành một phần quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội.

TP HCM dự kiến thu hồi và bán đấu giá 2.000 ha dọc tuyến Vành đai 3

Lãnh đạo Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM đề xuất thu hồi quỹ đất 2.000 ha dọc Vành đai 3, làm lại quy hoạch, tổ chức bán đấu giá, tạo nguồn lực tái đầu tư.

Ngày 12/7, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã làm việc với TPHCM về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

TP HCM du kien thu hoi va ban dau gia 2.000 ha doc tuyen Vanh dai 3
Lãnh đạo Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM đề xuất thu hồi quỹ đất 2.000 ha dọc Vành đai 3, làm lại quy hoạch, tổ chức bán đấu giá, tạo nguồn lực tái đầu tư. 
Trong buổi làm việc, ông Võ Trung Trực, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM, đã nêu một số giải pháp để sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai.